Vì sao Tết Nguyên đán lại dựng cây nêu, treo câu đối đỏ?

Bảo Trang (TH) |

Dựng cây nêu, treo câu đối đỏ ngày tết đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán tự bao đời nay. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn nguồn gốc, ý nghĩa của những phong tục này.

Từ bao đời nay, trong số những phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam ngày Tết Nguyên đán, việc dựng cây nêu trước nhà đã trở thành một nét đẹp đối với con người, dân tộc Việt.

Cổ tích Việt Nam có cả một câu chuyện hấp dẫn về “Sự tích cây nêu ngày Tết” và nhiều khảo dị. Chuyện kể rằng:

“Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, tuyệt đường sinh nhai của người nên Người cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Nhờ Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển.

Vì mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại, nhưng vẫn bị thua. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vào đất liền một ngày viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, theo phong tục cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ.

Trên cây nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa... để cho quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ”.

Vì vậy, mỗi dịp Tết mọi nhà sẽ dựng cây nêu, trên cây nêu sẽ treo đèn lồng vào buổi tối để soi đường cho hương linh ông bà tổ tiên về đón tết cùng con cháu. Qua đó, nói lên ý nghĩa cao quý của dân tộc Việt – đó là tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Ngoài việc dựng cây nêu thì dịp Tết, người Việt còn có truyền thống treo câu đối. Trong dân gian, câu đối đã có hàng nghìn năm lịch sử.

 

Ngày xưa, vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, hầu như mọi nhà, dù giàu hay nghèo cũng đều treo một đôi câu đối đỏ trước bàn thờ tổ tiên, hay nơi cột nhà, cổng ngõ.

Ngoài chức năng trang trí, câu đối còn nói lên mong ước của gia chủ về một năm mới bình an, thịnh vượng, phát tài. Đây là một phong tục đẹp, một nghi lễ độc đáo và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Với bài viết trên đây hi vọng sẽ cho các bạn cái nhìn đầy đủ hơn về tục trồng cây nêu và treo cây đối vào ngày tết.

Bảo Trang (TH)
TIN LIÊN QUAN

Dựng nêu đón Tết Nguyên đán 2019 ở Lý Sơn

NGUYỄN NGHĨA |

Sáng sớm 29.1 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Tuất), các đền chùa miếu mạo và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tổ chức nghi thức dựng nêu hay còn gọi là trồng đu lên phướn để đón Tết cổ truyền dân tộc.

Văn khấn lễ bao sái, xin tỉa chân hương trước Tết Nguyên đán

Bình An |

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

Lý do phải cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán

Lê Thị Trang |

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng dịp Tết mỗi năm của người Việt từ xưa đến nay. Lễ Giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý tức vào 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Dựng nêu đón Tết Nguyên đán 2019 ở Lý Sơn

NGUYỄN NGHĨA |

Sáng sớm 29.1 (tức ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Tuất), các đền chùa miếu mạo và các tộc họ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tổ chức nghi thức dựng nêu hay còn gọi là trồng đu lên phướn để đón Tết cổ truyền dân tộc.

Văn khấn lễ bao sái, xin tỉa chân hương trước Tết Nguyên đán

Bình An |

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

Lý do phải cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán

Lê Thị Trang |

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng dịp Tết mỗi năm của người Việt từ xưa đến nay. Lễ Giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý tức vào 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.