Về bức tranh thật hay giả của cố hoạ sĩ Vũ Giáng Hương: Cần một hội đồng thẩm định hay sự có mặt của nhân vật?

VIỆT VĂN |

Cuộc đối thoại giữa nhà sưu tập tranh, họa sĩ có ý kiến trên facebook, nhà đấu giá Chọn trước sự chứng kiến và trực tiếp hỏi của truyền thông chiều 5.9 không đi đến kết luận cuối cùng, rằng liệu tác phẩm tranh lụa được Chọn bán đấu giá vào ngày 29.7 có phải là tranh thật của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương không?...

Sự lên tiếng của một họa sĩ

Ngày 3.9, họa sĩ trẻ Nguyễn Văn Đông (tài khoản facebook Nguyễn Đông Đông) đã đăng tải lên trang cá nhân khẳng định bức tranh lụa mang tên “Con gái nhà văn Dương Thu Hương” được đấu giá ở lot 21 phiên đấu giá số 15 tại nhà đấu giá Chọn không phải tranh của cố họa sĩ Vũ Giáng Hương mà là tranh chép từ tác phẩm của anh.

Theo đó, cách đây khoảng 8 tháng, Đông được chị Phạm Quỳnh (Hà Nội) thuê vẽ chân dung bằng sơn dầu từ ảnh cho con gái nhỏ tên là Bảo Khánh. Bức tranh hoàn thành, người thuê hài lòng và trả đầy đủ kinh phí. 3 tháng sau, vào tháng 4.2018, một người bạn với Đông là Hằng (nick facebook là Surry Hằng) xin phép được chuyển thể sang lụa làm bài chuyên khoa ở trường Yết Kiêu và được họa sĩ đồng ý.

Cách đây khoảng hơn 1 tháng, họa sĩ Đông thấy trên trang của Nhà đấu giá Chọn đưa hình ảnh bức tranh lụa của Hằng lên, đề tên cố hoạ sĩ Vũ Giáng Hương - nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam và Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, đề giá khởi điểm là 3.000USD, thuộc bộ sưu tập của ông Phạm Việt Phương.

Và họa sĩ Đông trước ý kiến của dư luận đã quyết định lên tiếng, khẳng định bức tranh sơn dầu vẽ bé Bảo Khánh là của anh, bức lụa được chuyển thể lại là do Hằng thực hiện. Họa sĩ khẳng định có đầy đủ các chứng cớ về việc được thuê vẽ cũng như cho phép chuyển thể sang tranh lụa.

Trách nhiệm của nhà đấu giá

Điều đáng tiếc nhất là sự vắng mặt không rõ lý do của gia đình cố họa sĩ Vũ Giáng Hương và tác giả vẽ lại trên lụa. Tuy nhiên, họa sĩ Đông đã cho nhà báo xem tin nhắn của con gái bà Vũ Giáng Hương ủng hộ việc làm của anh để làm rõ sự thật. Còn bức tranh lụa mà Hằng chép lại, theo họa sĩ biết thì đã được bán cho một người khách.

Nhà sưu tập Phạm Việt Phương, chủ sở hữu bức tranh lụa, nói rằng mua tranh từ một người bạn cách đây mấy năm và mua cũng chỉ vì đẹp chứ không biết đến tên tuổi nữ họa sĩ Vũ Giáng Hương, cũng không có giấy tờ mua bán chứng nhận tác giả bức tranh, năm sáng tác… Ông Phương bảo rằng, ông cũng ngỡ ngàng khi có thông tin tranh chép và cũng muốn tìm ra sự thật.

Khi các nhà báo chất vấn hỏi về trách nhiệm và phương thức thẩm định tranh của nhà đấu giá Chọn, ông Trần Quốc Hùng - đại diện Chọn luôn nhấn mạnh nhà đấu giá chỉ là đại diện thương mại, không phải cơ quan thẩm quyền, cơ quan điều tra mà khẳng định 100% bức tranh lụa kia là thật hay giả.

Không nêu rõ danh tính thành viên Hội đồng thẩm định tranh vì sợ ảnh hưởng đến sự an toàn của họ, còn phương thức thẩm định chỉ là mắt thường, câu trả lời của ông Hùng không thuyết phục được số đông.

Cũng như cách đặt câu hỏi kiểu chất vấn họa sỹ Đông, kể cả về mối quan hệ cá nhân của họa sĩ với bạn Hằng là không nên. Dù ông Hùng nói rằng sẽ cố gắng kết nối với gia đình cố họa sĩ Vũ Giáng Hương, tập hợp những thông tin về câu chuyện của họa sĩ Đông, bạn Hằng... nỗ lực tìm ra sự thật.

Câu hỏi đặt ra ở đây là trách nhiệm của nhà đấu giá ở đâu nếu bức tranh kia đã được bán và sau này thực tế chứng minh nó là giả? Dù về luật chung, nhà đấu giá không thể chịu trách nhiệm 100% về tranh thật hay tranh giả nhưng phải có trách nhiệm và uy tín khi thẩm định tác phẩm.

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Xót xa bức tranh kỷ lục Việt Nam bị vẽ bậy chằng chịt ở Đà Nẵng

HOÀNG VINH |

Tại hầm đi bộ cầu Rồng, TP Đà Nẵng, có hai bức tranh đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận kỷ lục “Cặp tranh phong cảnh chủ đề về biển vẽ bằng sơn acrylic trên toan lớn nhất”. Tuy nhiên, hai bức tranh này đang bị viết vẽ bậy không thương tiếc. 

Bức tranh cá chép có gì đặc biệt khiến tay chơi đợi 9 tháng, mất hơn 1 tỷ mua?

Theo Vietnamnet |

Để sở hữu bức tranh cá 3D dài hơn 1 mét, nặng gần 1 tạ, vẽ 108 con cá chép trên nền gỗ sơn huyết, một doanh nhân trẻ không những phải bỏ ra số tiền 50.000 USD (khoảng hơn 1,1 tỷ đồng) mà còn phải đợi suốt 9 tháng ròng mới được đưa bức tranh hoàn thiện về nhà.

Về hai bức tranh hơn 300 năm

Nguyễn Văn Xuân |

Trong cuốn A Voyage to Cochinchina in the year 1792 and 1793 (Hành trình đến Đàng Trong năm 1792-1793) in tại London, Anh, năm 1806, John Barrow có in vài bức tranh mà Cố học giả Nguyễn Văn Xuân nhận định rằng đó là hình ảnh của một buổi hát bộ thời Tây Sơn và Vịnh Đà Nẵng. Từ các bức ảnh, ông viết một khảo luận lý thú về sinh hoạt xã hội của Đà Nẵng cách đây hơn 300 năm...

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Xót xa bức tranh kỷ lục Việt Nam bị vẽ bậy chằng chịt ở Đà Nẵng

HOÀNG VINH |

Tại hầm đi bộ cầu Rồng, TP Đà Nẵng, có hai bức tranh đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận kỷ lục “Cặp tranh phong cảnh chủ đề về biển vẽ bằng sơn acrylic trên toan lớn nhất”. Tuy nhiên, hai bức tranh này đang bị viết vẽ bậy không thương tiếc. 

Bức tranh cá chép có gì đặc biệt khiến tay chơi đợi 9 tháng, mất hơn 1 tỷ mua?

Theo Vietnamnet |

Để sở hữu bức tranh cá 3D dài hơn 1 mét, nặng gần 1 tạ, vẽ 108 con cá chép trên nền gỗ sơn huyết, một doanh nhân trẻ không những phải bỏ ra số tiền 50.000 USD (khoảng hơn 1,1 tỷ đồng) mà còn phải đợi suốt 9 tháng ròng mới được đưa bức tranh hoàn thiện về nhà.

Về hai bức tranh hơn 300 năm

Nguyễn Văn Xuân |

Trong cuốn A Voyage to Cochinchina in the year 1792 and 1793 (Hành trình đến Đàng Trong năm 1792-1793) in tại London, Anh, năm 1806, John Barrow có in vài bức tranh mà Cố học giả Nguyễn Văn Xuân nhận định rằng đó là hình ảnh của một buổi hát bộ thời Tây Sơn và Vịnh Đà Nẵng. Từ các bức ảnh, ông viết một khảo luận lý thú về sinh hoạt xã hội của Đà Nẵng cách đây hơn 300 năm...