Văn khấn lễ bao sái, xin tỉa chân hương trước Tết Nguyên đán

Bình An |

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, theo dân gian, việc dọn bát hương thường tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp hằng năm.

Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép. Tất cả chân hương cả một năm nên được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.

Tuy nhiên, tùy điều kiện, gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên vào một ngày khác, miễn là trước 30 Tết.

Trước khi thực hiện công việc này, theo quan niệm dân gian, con cháu thường thắp hương, đọc văn khấn để xin phép các cụ, tổ tiên.

Trước Tết Nguyên đán, các gia đình người Việt thường làm lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang. Ảnh: Tin tức Việt Nam.
Trước Tết Nguyên đán, các gia đình người Việt thường làm lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang. Ảnh: Tin tức Việt Nam.

Dưới đây là bài văn khấn xin phép bao sái, tỉa chân hương được dân gian lưu truyền (trích từ Văn khấn cổ truyền - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin):

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ tên là:

Cư ngụ tại địa chỉ:

Hôm nay ngày .. tháng .. năm... xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh giám hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Xong vái 3 vái).

Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn dẹp bàn thờ. Khi lau dọn bàn thờ nên dùng nước ấm, rượu hoặc nước gừng để lau chùi đồ thờ cúng.

Trước tiên, hạ các đồ muốn lau dọn xuống (lưu ý: Tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương. Theo dân gian, nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, thậm chí có thể gây ra xui xẻo cho gia chủ).

Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước... xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau. Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.

Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không để đồ thờ cúng lăn lóc, mà phải xếp ngay ngắn, trang nghiêm.

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương. Khi lau dọn bát hương chỉ nên để lại 3 chân hương. Với những bát hương của người đã mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.

Sau khi lau dọn, tỉa chân hương xong, gia chủ đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài, ông bà, tổ tiên về.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Văn khấn chuẩn nhất lễ Chạp mộ cuối năm mời gia tiên về ăn Tết

Bình An |

Tục tảo mộ ngày cuối năm (lễ Chạp) là một nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên khi tết đến xuân về. Bài văn khấn trong nghi lễ tảo mộ vẫn được dân gian quan niệm là cách để con cháu tưởng nhớ, giao tiếp và mời gia tiên về ăn Tết cổ truyền.

Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết chuẩn nhất

Bình An |

Vào ngày 30 Tết hằng năm, gác lại mọi lo toan bộn bề, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến.

Cách lau dọn bàn thờ đón Tết Mậu Tuất để không bị “tán lộc”

B. H |

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương, theo Phật giáo gọi là lễ bao sái. Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đón năm mới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Văn khấn chuẩn nhất lễ Chạp mộ cuối năm mời gia tiên về ăn Tết

Bình An |

Tục tảo mộ ngày cuối năm (lễ Chạp) là một nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên khi tết đến xuân về. Bài văn khấn trong nghi lễ tảo mộ vẫn được dân gian quan niệm là cách để con cháu tưởng nhớ, giao tiếp và mời gia tiên về ăn Tết cổ truyền.

Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết chuẩn nhất

Bình An |

Vào ngày 30 Tết hằng năm, gác lại mọi lo toan bộn bề, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến.

Cách lau dọn bàn thờ đón Tết Mậu Tuất để không bị “tán lộc”

B. H |

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương, theo Phật giáo gọi là lễ bao sái. Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đón năm mới.