Văn khấn cúng giao thừa trong nhà Tết Kỷ Hợi 2019

Hoài An |

Vào thời khắc giao thừa (giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp), các gia đình làm 2 mâm cúng - cúng quan thần và gia tiên để tiễn những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

Sau khi sửa soạn mâm cỗ cúng (gồm gà luộc, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa, quả, nước hoặc rượu và vàng mã), gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng giao thừa để mời ông bà, tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Dưới đây là bài văn khấn cúng Giao thừa trong nhà do TS Lê Xuân Phương (chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á) sưu tầm, các gia đình có thể tham khảo:

Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Kính Lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

Kính lạy Phật, Trời, Hoàng Thiên, Hậu Thổ

Kính lạy chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mùng một tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân giải trừ đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Gia chủ chúng con là:..........................................................

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng thiên địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi sao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ sự nghiệp hành thông, sở cầu như ý.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn Cáo!

Dưới đây là bài văn khấn cúng Giao thừa trong nhà theo sách Văn khấn nôm truyền thống:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy các cụ tổ tiên nội - ngoại chư vị tiên linh

Nay là phút Giao thừa năm Mậu Tuất và năm Kỷ Hợi

Chúng con là:…

Ngụ tại:….

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Phục duy cẩn cáo!

Hoài An
TIN LIÊN QUAN

Văn khấn chuẩn nhất lễ Chạp mộ cuối năm mời gia tiên về ăn Tết

Bình An |

Tục tảo mộ ngày cuối năm (lễ Chạp) là một nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên khi tết đến xuân về. Bài văn khấn trong nghi lễ tảo mộ vẫn được dân gian quan niệm là cách để con cháu tưởng nhớ, giao tiếp và mời gia tiên về ăn Tết cổ truyền.

Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời chuẩn nhất cho Tết Kỷ Hợi 2019

Hoài An |

Vào thời khắc giao thừa (giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp), theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng Giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

Văn khấn lễ bao sái, xin tỉa chân hương trước Tết Nguyên đán

Bình An |

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết chuẩn nhất

Bình An |

Vào ngày 30 Tết hằng năm, gác lại mọi lo toan bộn bề, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến.

Lý do phải cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán

Lê Thị Trang |

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng dịp Tết mỗi năm của người Việt từ xưa đến nay. Lễ Giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý tức vào 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.

Bài trí bàn thờ và mâm ngũ quả theo văn hóa 3 miền Bắc - Trung - Nam

TẠ QUANG (T/H) |

Trước thềm Xuân Kỷ Hợi, hãy cùng tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam.

Hà Nội: Đêm giao thừa của những công nhân môi trường tận tâm với nghề

PHẠM ĐÔNG - VŨ TUẤN |

Trong khi mọi người đang quây quần bên tổ ấm gia đình cùng nhau chờ đón giao thừa thì hàng chục công nhân vệ sinh môi trường tại Hà Nội vẫn miệt mài xuyên đêm dọn sạch phố phường làm nên mùa xuân tươi mới, sạch đẹp.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Văn khấn chuẩn nhất lễ Chạp mộ cuối năm mời gia tiên về ăn Tết

Bình An |

Tục tảo mộ ngày cuối năm (lễ Chạp) là một nét văn hóa nhắc nhở con cháu phải nghĩ đến ông bà gia tiên khi tết đến xuân về. Bài văn khấn trong nghi lễ tảo mộ vẫn được dân gian quan niệm là cách để con cháu tưởng nhớ, giao tiếp và mời gia tiên về ăn Tết cổ truyền.

Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời chuẩn nhất cho Tết Kỷ Hợi 2019

Hoài An |

Vào thời khắc giao thừa (giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm 30 tháng Chạp), theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng Giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp trong năm mới.

Văn khấn lễ bao sái, xin tỉa chân hương trước Tết Nguyên đán

Bình An |

Dịp cuối năm, các gia đình Việt thường có một nghi thức rất quan trọng đó là lễ sửa bát hương (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Đây là dịp để gia chủ lau dọn bàn thờ, tỉa chân nhang để chuẩn bị đón năm mới.

Văn khấn Tất niên chiều 30 Tết chuẩn nhất

Bình An |

Vào ngày 30 Tết hằng năm, gác lại mọi lo toan bộn bề, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng tất niên để tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến.

Lý do phải cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán

Lê Thị Trang |

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng dịp Tết mỗi năm của người Việt từ xưa đến nay. Lễ Giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý tức vào 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.

Bài trí bàn thờ và mâm ngũ quả theo văn hóa 3 miền Bắc - Trung - Nam

TẠ QUANG (T/H) |

Trước thềm Xuân Kỷ Hợi, hãy cùng tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam.