Văn hóa - Xã hội: Từ hoa đến mặt trời

ĐỖ QUANG HẠNH |

(Đọc Trường ca “Mỗi loài hoa một mặt trời” của Trần Anh Thái, NXB Hội Nhà văn 2015, 114 trang)

Người làm thơ ở nước mình rất đông, thật đông, để đến nỗi có một vài nhà thơ mắc bệnh thích kỷ lục như đồng bào gần như cả nước say mê với việc phong tặng di sản cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp bậc cao quý nhất là di sản thế giới của UNESCO, đã hồ hởi tự hào Việt Nam là “cường quốc thơ ca”.

Thế nhưng, trong cái “cường quốc” ấy, rất hiếm người viết trường ca. Tất nhiên, thơ lẻ rồi thành tập vẫn là “binh chủng” chủ lực của hầu hết các nền thơ ca lớn của thế giới xưa nay. Thơ hay chẳng cứ ngắn dài, không ai định giá bằng số lượng câu chữ, thể loại hay phong cách, trào lưu. Nói vậy nhưng trường ca vẫn có thế mạnh. Ở trong nghề, trong nghiệp mới thấy, làm thơ (lẻ) cho hay đã quá khó, huống hồ viết trường ca. Chí ít, viết trường ca giờ phải là nhà thơ chuyên nghiệp.

Nhà thơ Trần Anh Thái. Ảnh: TGCC.

Đôi khi tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, những người viết trường ca hiện nay phải là người tầm tuổi không còn trẻ, từng trải và thường là đã đi qua chiến tranh và thêm điều này nữa, sống mạnh mẽ, đôi khi ồn ào hơi quá lại hay “bức xúc” trước cuộc đời, trước bức tranh toàn cảnh xã hội còn rất, rất nhiều mảng u buồn, tăm tối, bi thảm.

Có lẽ đó cũng là chân dung Trần Anh Thái chăng?

Trần Anh Thái đã có một vài tập thơ, anh còn viết văn – và theo tôi đây là thế mạnh, cho việc viết trường ca, bởi nhà thơ từng viết văn sẽ có thêm khả năng cho giọng thơ có phức điệu, cấu tứ, tầm khái quát… Đó là thế mạnh của Trần Anh Thái, ngoài tài năng, ngoài khát vọng của anh. Trong khoảng gần hai mươi năm qua, anh đã cho ra đời 3 tập trường ca “Đổ bóng xuống mặt trời”, “Trên đường”, “Ngày đang mở sáng”. Trường ca mới nhất là “Mỗi loài hoa một mặt trời”. Vậy đã có thể nói Trần Anh Thái là nhà thơ “chuyên trị” trường ca?

Các cuộc chiến tranh và nỗi ám ảnh về nó có thể nói là dấu ấn  xuyên suốt hầu hết các tập trường ca đương đại của chúng ta. Trường ca của Trần Anh Thái cũng vậy. Nhưng, nếu tôi nhớ không nhầm thì “Mỗi loài hoa một mặt trời” là trường ca viết về phía sau cuộc chiến với thân phận những kiếp người nhỏ bé, lam lũ và đau thương.

Trần Anh Thái đưa vào trường ca nhân vật chính là một người đàn bà “sinh ra trong đêm giông bão {…}. Bầy cá bỏ đi biệt tích ít biển xanh”. Từ vùng quê nghèo bên biển, chị nói “Tuổi mười bảy mộng mơ trích máu cổ tay dạt dào vào cuộc chiến/ Giấc mơ đi làm người”. Chị vào chiến trường “Đường đi xa cái chết đến gần”, đã từng chứng kiến bao cảnh nơi tạm kháng. “ Người chết ở chốt về chưa kịp chôn ngủ cùng người sống” và người lính yêu thương của chị cũng không thể trở về: “Em thấy máu trên đầu anh tràn xuống mặt ròng ròng/ Gương mặt anh lẫn trong bia mộ…”. Trong những cánh rừng ấy không chỉ đẹp “Rừng như thể bước ra từ nguyên khởi/ Chiếc lá rơi vàng cả mùa thu” mà còn đấy máu xương, có biết bao người nằm xuống: “ Mỗi cánh rừng/ mỗi thân cây/ một vùng rừng bia mộ”. Chỉ một vài câu thôi, Trần Anh Thái đã cho bạn đọc thấy sự bi thảm của cuộc chiến không chỉ với những người lính, thanh niên xung phong… ngoài mặt trận mà còn ở khắp nơi. Nhưng theo ý riêng tôi, phần Trần Anh Thái viết về phía sau cuộc chiến mới là phần tâm huyết, thể hiện tài năng và giọng điệu đầy ấn tượng của anh. Vẫn là người phụ nữ trở về từ chiến trường, rồi chị có con, không chồng, đành rời bỏ quê nghèo ra thành phố.


Trần Anh Thái gọi những tháng ngày ấy cho nhân vật của mình là “Tha hương” về nơi “chốn hoang”. Người đàn bà làm nghề đồng nát, qua những dòng thơ đầy ấn tượng với những khám phá bất ngờ, táo bạo: “Chiến tranh qua đi/ Chị lặng lẽ bới từng túi nilon trong thùng rác cũ/ Những lon bia bẹp dí, những tờ báo nát nhàu in hình lãnh tụ/Ngột ngạt/ ẩm ướt…”. Ở giữa nơi chốn ấy, chị phải kiếm sống nhọc nhằn để nuôi đứa con luôn thiếu ăn thiếu mặc, Và đương nhiên cái thành phố lớn lao ồn ào, hỗn tạp ấy bên sông Hồng cũng đổ về quê người đàn bà ấy cho tác giả mạnh tay kêu tướng, so sánh để soi đến tận cùng mấy người dưới đáy, một người dọn rác để “con đường tinh tươm sạch sẽ/ sạch hơn mọi quyền uy dối trá lọc lừa”. Người đàn bà ấy cũng đã từng vọng tưởng, mơ hồ khao khát về tương lai cho đời mình, đời đứa con. Bên những câu, những trích đoạn thơ đau nhói, bi thảm về cuộc sống bao kiếp người, từ già đến bé sơ sinh thì vẫn có những tình người: “Chú bé đánh giày đưa chị vào bệnh viện/ Những đồng tiền rách rưới tựa vào nhau…”. Còn có những câu thơ thật đẹp, trong trẻo và ấm áp “Chị rẽ tinh sương qua ban mai đi vào thành phố/ Túi rác xếp đầy đôi quang gánh thô sơ/ Khi chiều xuống gió về mặt sông xao nắng/ Chị gánh hoàng hôn về phía chân trời…”. Nếu cuộc đời không còn hy vọng, làm sao người ta biết đau đớn, hết u mê, vọng tưởng, làm sao có thể
“Thức”? 

Khởi thủy của những thân phận như thế khá tiêu biểu. Từ làng quê nghèo vùng châu thổ sông Hồng – sông Thái Bình nơi ven biển Đồng Châu trôi dạt về thành phố lớn nhất bên sông Hồng rồi trở về quê, về với biển lớn đầy khát khao mới cho một thế hệ mới dường như là trục lộ quen thuộc của trường ca Trần Anh Thái, bởi nó cũng là quê hương của tác giả. Ngay cả một số hình ảnh, biểu tượng và chương kết (nhất là “Ngày đang mở sáng” và “Mỗi loài hoa một mặt trời”) cũng khá quen thuộc trong trường ca của Trần Anh Thái. Ánh sáng – Đêm tối – Hoa – Mặt trời… là những dụng công mà tác giả gửi gắm và muốn gây ấn tượng với bạn đọc. Phải nói thật rằng, có những hình ảnh, những câu, những chi tiết của anh có thể còn “thật thà”, đôi chỗ còn hơi vụng , nhưng không phải là những cặp Sáng – Tối, Hoa – Mặt trời của anh. Nếu đọc, hẳn bạn đọc sẽ còn nhớ các câu thơ như: “Bông hoa nở trong đêm người ngắm hoa đã chết/ Những con chim không được hót giọng mình...”. Giọng trường ca của Trần Anh Thái khá phức điệu, anh hết kể chuyện với ngôn ngữ thơ biểu cảm, giàu cảm xúc… và điều dễ nhận thấy là anh kiên định với lối viết, kể cả từ khi mở đến khi kết thúc trường ca (Những câu thơ cuối cùng ở “Ngày đang mở sáng” là những lời kêu gọi: “Đừng e ngại em ơi/ Con đường nhọc nhằn gai bụi/… Nâng bước chân qua u tối đau buồn/ Không có mặt trời cho một mặt trời…” thì ở “Mỗi loài hoa một mặt trời” là “Sao vược giữa bầu trời vằng vặc/ Mỗi loài hoa có một mặt trời!/… Hãy bước đi/… bởi tác giả luôn hy vọng: “Ánh sáng nơi nơi tỏa rạng” (Ngày đang mở sáng” hay “Lửa ở nơi chưa dấu chân người…” ( Mỗi loài hoa một mặt trời). 

Nhận xét về Trần Anh Thái, lời giới thiệu tuyển trường ca của NXB Hội Nhà văn có viết: “Trần Anh Thái được một số nhà nghiên cứu đánh giá là tác giả làm hồi sinh thể loại trường ca đầu thế kỷ 21”. Tôi thường nghi ngại các nhà nghiên cứu văn học nước nhà, nhiều người trong số họ thích vu khoát, kết luận, khái quát thích “đóng khung” khá là “nhập nhằng”, chệch choạng, Quả là không còn mấy người viết trường ca thời buổi này và dù cho người Việt không có truyền thống trường ca, ít nhất là so sánh với một số dân tộc thiểu số nước ta, mà chỉ có truyện thơ, thì cũng vẫn hy vọng là trường ca không chết, nên đâu cần sự hồi sinh vào đó (Năm 2014, Giải thưởng Hội Nhà văn VN đã trao trặng cho nhà thơ Nguyễn Thụy Kha với tuyển tập gồm 1kịch thơ và 7 trường ca mà tác giả gọi là trường ca ngắn), tuy nhiên có thể cho rằng Trần Anh Thái hiện nay là một “người tình chung thủy” với thể loại trường ca!

Với riêng tôi, dù quý mến trường ca của Trần Anh Thái, tôi vẫn nghĩ anh có tài năng, còn sức viết, anh hãy cứ viết trường ca, nhưng có thể không cần tuyệt đối chung thủy với nó, mà thỉnh thoảng tạt ngang các thể loại khác, bởi tôi hy vọng ở anh, một nhà thơ đã từng viết: “Tôi đã viết như tôi đã chết/ Nước mắt tạc vào gió thổi ngàn sau…”.

ĐỖ QUANG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.