Vài ký ức về Lao Động Cuối tuần

Đỗ Quang Hạnh - Nguyên Trưởng ban Văn hóa - Thể thao Báo Lao Động, phụ trách Lao Động Cuối tuần từ 2006 - 2017 |

“Chúng tôi thật sự ngạc nhiên, những cây bút cộng tác viên ấy, ngoài năng lực, trách nhiệm cao, họ thật sự chuyên nghiệp. Hầu như họ không bỏ viết số nào, không sai hẹn, trừ vào trường hợp bất khả kháng”.

1. Một tờ báo lớn, có uy tín cao trong đời sống xã hội và trong giới công luận phải có đội ngũ những người làm báo, viết báo, có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp; nhưng tôi còn nghĩ tờ báo không thể có chỗ đứng và tầm vóc nếu như không “dành chỗ”, thu nạp được một lực lượng cộng tác viên hùng hậu.

Khi chọn lựa, mời gọi những cộng tác viên - có báo dùng các cộng tác viên chỉ để cung cấp lượng thông tin nào đó, hoặc giả chỉ vì những mối quan hệ nhiều khi không liên quan đến nội dung tờ báo, nhưng các tờ báo có đẳng cấp sẽ lựa chọn và mời những cây bút, tay máy có đẳng cấp. Đó là những cộng tác viên thường xuyên, dù có phụ cấp hằng tháng hay không. Điều quan trọng là các cộng tác viên ấy phải có tầm, có trình độ chuyên môn.

Những cộng tác viên ấy có nhiều sáng tạo, không bị “câu thúc” như một số phóng viên của bản báo. Cộng tác viên giúp cho báo đa dạng hơn về phong cách, thêm nhiều giọng nói, giọng viết hấp dẫn, có sức thuyết phục với những giá trị phổ quát cao mà thường thì, hơn hẳn phần lớn những phóng viên bản báo. Đó là chưa kể việc tận dụng được trí tuệ, năng lực mà không phải đào tạo, nuôi dưỡng tốn kém…

Tôi cho rằng, Báo Lao Động trải qua suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt là từ đầu những năm 1990 của thế kỷ trước, đã làm được việc này khá tốt, nếu như không nói là có những thời kỳ xuất sắc.

Nhân Báo Lao Động kỷ niệm ngày sinh, thiếu 10 năm tròn một thế kỷ, tôi nhẩm tính rằng, mình chỉ có hơn 22 năm chính thức là người của báo, nhưng thật sự thì tôi “dính dáng” đến Báo Lao Động khá lâu trước đó.

Tôi đến với báo chí bằng con đường cộng tác. Nhờ thế tôi tự do hơn, được đi, được viết cho nhiều tờ báo với nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau này, khi làm ở Báo Lao Động rồi tôi vẫn phụ trách Thư ký Toà soạn Báo Thanh Niên Thời đại giai đoạn báo phải làm ở Hà Nội cho đến khi kết thúc và sau đó giúp người bạn học Phạm Việt Dũng - sau này là Tổng GĐ Cổng Thông tin Chính phủ - khởi dựng tờ Công Nghiệp Việt Nam với bao gian nan vất vả.

Tôi còn nhớ, khi Lao Động ra tờ Lao Động Chủ nhật năm 1990 - mở ra một cuộc “cách mạng” cho báo chí Việt Nam, tôi được người bạn thân thiết, nhà báo Bùi Việt Phong tiến cử với nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng. Chúng tôi đã quen biết nhau, nên anh Hoàng Hưng - khi đó là Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ đồng ý nhận. Anh Nguyễn Thuỵ Kha và tôi trở thành cộng tác viên “đặc biệt”, có phụ cấp 500.000 đồng một tháng, nghĩa là hơn cả lương bổng của tôi ở Trường Viết văn Nguyễn Du…

 

2. Sau một thời gian đỉnh cao, tờ Lao Động Chủ nhật không còn. Năm 1997, Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn lập nhóm dựng tờ báo Lao Động Thứ Bảy, gồm Hoàng Hưng, Vĩnh Quyền và tôi. Anh Hoàng Hưng và tôi gặp nhau nhiều hơn dù chủ yếu anh vẫn ở Sài Gòn. Vĩnh Quyền mở ra chuyên mục “Chuyện dọc đường”, tôi làm mục “Gặp gỡ cuối tuần” và dành 1 đến 2 trang cho văn chương, mỗi lần đăng đều có viết lời giới thiệu, minh hoạ màu và khổ to…

Anh Hoàng Hưng luôn tìm tòi cái mới và mong mỏi lưu lại những thành quả “vang bóng một thời” của Lao Động Chủ nhật. Tôi trực tiếp làm Thư ký Tòa soạn hơn 3 tháng. Sau đó vài năm, Lao Động Thứ Bảy chuyển thành số hằng ngày.

Cứ long đong như thế đến năm 2001, Tổng Biên tập Phạm Huy Hoàn và Phó Tổng Biên tập Bùi Việt Phong cho ra tờ Lao Động Chủ nhật nhưng khác nhiều so với Lao Động Chủ nhật nửa đầu những năm 1990. Nhà báo Trần Trung Chính - bút danh Hân Hương - phụ trách. Dăm năm sau, nhà báo Hân Hương đi làm tờ báo khác, Ban Biên tập quyết định chuyển đổi, bỏ Lao Động Chủ nhật, lập ra tờ Lao Động Cuối tuần.

Cái số của tôi không thoát khỏi việc phải dính đến tờ Weekend. Tháng 8.2006, Lao Động Cuối tuần ra mắt bạn đọc trong khi nhiều tờ báo đã ra cuối tuần từ lâu. Tôi được lãnh đạo báo cho mọi điều kiện dù trong hoàn cảnh không chỉ Báo Lao Động mà cả làng báo đang gặp nhiều khó khăn.

Khi tôi nhận lời làm tờ Lao Động Cuối tuần, tôi đã nói với Tổng biên tập Vương Văn Việt là phải tạo dựng lực lượng chủ chốt là cộng tác viên. Khi ấy tôi vẫn đang phụ trách Ban Văn hóa - Văn nghệ và đã có nhiều từng trải trong việc này và điều thuận lợi cơ bản là từ trẻ, tôi đã thích giao du, tụ bạ, thích chơi với các bậc đàn anh trong nhiều lĩnh vực. Cũng phải nói cho rõ hơn vì tôi từng tham gia trong vai trò “liên lạc”, “tư vấn” cho báo với những người viết sử Báo Lao Động - về những tờ không phải là dạng báo ngày của Lao Động.

May thay chúng tôi được các bậc lão làng, anh em bè bạn tận lòng giúp đỡ. Nhà báo Lê Thanh Phong có sáng kiến lập ra mục “Khung cửa tư pháp” với cây bút vốn là nhà báo, luật sư có danh tiếng Phan Trung Hoài (tiếc rằng đến giờ này tôi vẫn chưa một lần gặp anh) và nói tôi mời nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu Xuân Cang, bậc đàn anh của chúng tôi, cựu Tổng Biên tập báo Lao Động nhận lời giúp cho mục “Góc nhìn Bát Quái” mà sau này có những ý kiến nói là tuyên truyền “mê tín”. Thế nhưng rất nhiều bạn đọc thích và có một vị lãnh đạo ở Nghệ An nói với chúng tôi rằng, bao giờ cũng phải xem mục ấy trước tiên, cuối cùng thì cắt bài ấy ra để vào trong một tập.

Cũng ngay từ số ra mắt, chúng tôi đã mời được nhà sử học, một vị Đại biểu Quốc hội được đánh giá cao - Dương Trung Quốc - giúp cho mục “Nghĩ ngợi cuối tuần”, thời gian sau, anh bảo, cuối tuần mà phải “nghĩ ngợi” mệt lắm, nên “nghỉ ngơi” thôi. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng nhà phê bình, hoạ sĩ Nguyễn Quân (anh ký tên thật là Nguyễn Bỉnh Quân) giúp cho một mục có tính thời sự và đời sống xã hội nói chung do anh lấy câu thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ở chốn lao xao” làm tên chuyên mục. PGS-TS. Phạm Văn Tình gần như viết chính cho mục “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, còn một PGS-TS. nữa, một người cộng tác viên thân thiết từ lâu của Lao Động, Nguyễn Thị Minh Thái chọn một câu trong Kiều “Tính cuộc vuông tròn” để bạn đọc có thể trải bày về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình…

Chúng tôi thật sự ngạc nhiên, những cây bút cộng tác viên ấy, ngoài năng lực, trách nhiệm cao, họ thật sự chuyên nghiệp. Hầu như họ không bỏ viết số nào, không sai hẹn, trừ vào trường hợp bất khả kháng. Ngay cả khi vào viện nhà báo Xuân Cang vẫn cố viết, dù đi công tác những nơi - không chỉ trong nước - mạng kém, hoặc không có, vẫn tìm cách vượt qua mọi trở ngại không để chúng tôi phải bỏ chuyên mục hay lấp các bài khác thiếu chất lượng của những cây bút khác.

Ngoài những cộng tác viên ấy, chúng tôi không quên những đóng góp của anh Nguyễn Thuỵ Kha, rồi Hoàng Nhật, Nguyễn Nguyên (viết thể thao) và rất nhiều cộng tác viên không thường xuyên nữa…

3. Trong số những người có công và để lại dấu ấn thời kỳ làm Lao Động Cuối tuần (từ đầu cho đến hết tháng 4.2017) đã đi xa, tôi luôn nhớ tới hoạ sĩ Nguyễn Khánh Toàn. Nói anh là người của báo cũng được mà xem anh như một cộng tác viên đặc biệt cũng không sai. Tôi mời anh về sau khi trục trặc về một số hoạ sĩ thử việc. Toàn không ký hợp đồng dài hạn và rồi anh xin nghỉ trước khi mất khoảng hơn một năm. Sự đóng góp về mặt trình bày của anh - đặc biệt là phần minh hoạ và là cầu nối với các hoạ sĩ vẽ minh hoạ cho sáng tác văn chương là rất đáng trân trọng.

Làm sao tôi có thể quên các cộng tác viên đã ra đi? Mỗi lần như thế tôi đều nói với anh Nguyễn Thuỵ Kha: “Tết này Báo Lao Động Cuối tuần lại vắng thêm người rồi”. Nay thì nhà văn Tô Hoài, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, nhà văn - dịch giả - nhà giáo dục đích thực Phạm Toàn (Châu Diên)…, những người thân thiết một thuở của Báo Lao Động, của Lao Động Cuối tuần đã mãi mãi chia tay chúng ta, chia tay bạn đọc Báo Lao Động.

Sau khi nhà thơ Phan Vũ vĩnh biệt cõi thế - người mà tôi đã “liều” in một số bài thơ thật hay, nhưng dễ bị “soi xét” - tôi lại buồn khi nhớ đến những cây bút dường như không còn viết nữa. Đào Trọng Khánh giờ tuổi đã cao, tôi còn nhớ, khi chúng tôi giục ông như “đòi nợ”, ông đang trải qua những bi kịch mà tôi nghĩ, phải là người có “thần kinh thép” mới vượt qua được. Vậy mà ông dịp Tết nào cũng góp mặt trên Lao Động Cuối tuần. Nay Đào Trọng Khánh có lẽ như thơ của chính ông: “Xưa tôi trôi như một cánh buồm/ Giờ tôi đã là bến cũ…”. Cũng như ông, bao người, trong đó có tôi giờ cũng đã là “bến cũ”…

Và như thế, mỗi khi nhớ đến Báo Lao Động, tôi lại nhớ đến các đồng nghiệp Lý Quí Chung, Nguyễn An Định, Bùi Việt Phong… và các cộng tác viên của báo đã vĩnh viễn chia tay chúng ta. Tôi vẫn muốn tin rằng, bạn đọc Báo Lao Động sẽ còn nhớ đến họ…

Đỗ Quang Hạnh - Nguyên Trưởng ban Văn hóa - Thể thao Báo Lao Động, phụ trách Lao Động Cuối tuần từ 2006 - 2017
TIN LIÊN QUAN

Lịch sử Báo Lao Động tái hiện hoành tráng qua màn biểu diễn nghệ thuật

PV |

Xuất bản số báo đầu tiên ngày 14.8.1929, Lao Động là một trong hai tờ báo có tuổi đời lâu nhất trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam – 90 năm. Lao Động cũng là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam xuất bản báo điện tử, vào ngày 19.5.1999. Lịch sử 90 năm của Báo Lao Động được thể hiện qua màn biểu diễn nghệ thuật hoành tráng do nhà biên kịch Việt Tú làm đạo diễn.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói về 90 năm Báo Lao Động

Nhóm PV |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, Báo Lao Động là một trong những cơ quan báo chí tuyên truyền tích cực các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam, góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

“Báo Lao Động xứng đáng là kênh thông tin chính thống, tích cực của tổ chức Công đoàn”

THU TRÀ - VIỆT LÂM thực hiện |

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 4 (khóa XII) diễn ra chiều 28.7.2019, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành đã tiến hành bầu chức danh Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Kết quả 100% các Ủy viên Ban Chấp hành đã nhất trí, bầu đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

“Người vận chuyển” những chuyến xe miễn phí đón công nhân về quê ăn Tết

Trần Tuấn |

Để việc đón công nhân về quê ăn Tết diễn ra thuận tiện nhất, lái xe của các doanh nghiệp vận tải đã đưa xe đến khu công nghiệp Thăng Long từ tối hôm trước và ngủ qua đêm chờ công nhân tới.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Lịch sử Báo Lao Động tái hiện hoành tráng qua màn biểu diễn nghệ thuật

PV |

Xuất bản số báo đầu tiên ngày 14.8.1929, Lao Động là một trong hai tờ báo có tuổi đời lâu nhất trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam – 90 năm. Lao Động cũng là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam xuất bản báo điện tử, vào ngày 19.5.1999. Lịch sử 90 năm của Báo Lao Động được thể hiện qua màn biểu diễn nghệ thuật hoành tráng do nhà biên kịch Việt Tú làm đạo diễn.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói về 90 năm Báo Lao Động

Nhóm PV |

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định, Báo Lao Động là một trong những cơ quan báo chí tuyên truyền tích cực các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam, góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

“Báo Lao Động xứng đáng là kênh thông tin chính thống, tích cực của tổ chức Công đoàn”

THU TRÀ - VIỆT LÂM thực hiện |

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 4 (khóa XII) diễn ra chiều 28.7.2019, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành đã tiến hành bầu chức danh Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Kết quả 100% các Ủy viên Ban Chấp hành đã nhất trí, bầu đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá XII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.