Tương lai điện ảnh Việt không phụ thuộc vào kết quả liên hoan phim

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Kết thúc Liên hoan phim (LHP) XXI, các giải thưởng đã có chủ nhân, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn gợi mở nhiều vấn đề của điện ảnh Việt. Phóng viên Lao Động đã phỏng vấn đạo diễn, NSƯT Bùi Tuấn Dũng, từng đoạt nhiều giải thưởng quốc gia như Bông sen Vàng, Cánh diều Vàng - thành viên Ban giám khảo phim truyện điện ảnh không chỉ về giải thưởng, chất lượng phim năm nay mà xa hơn về tương lai của điện ảnh Việt Nam.

LHP XXI đánh dấu sự trở lại của phim Nhà nước. Sự trở lại này có tạo ra cuộc cạnh tranh sòng phẳng với phim tư nhân?

- Phim Nhà nước đầu tư 100% thì chỉ có Hãng phim Giải phóng, còn lại các phim khác là có tư nhân hợp tác. So sánh với các phim khác với các phim tư nhân bỏ vốn 100%, vì họ chưa phát hành ra rạp (trừ phim “Thạch thảo) nên chưa thể đánh giá hết giá trị của phim. Chắc phải chờ đợi doanh thu phòng vé trả lời.

Khi chấm phim, anh đặt mình vào vị trí của nhà phê bình hay của một đạo diễn có tên tuổi?

- Tôi thường đặt mình vào vị trí của một người làm nghề để đánh giá trên cơ sở học thuật. Ngoài ra vẫn phải đặt mình vào vị trí của một khán giả để “phiêu” cùng mạch phim và cảm nhận nó mặc dù số phim mà mình có thể sống cùng nó, “phiêu” cùng nó là rất ít ỏi.

Xưa nay, khâu dựng phim luôn là điểm yếu của nhiều phim Việt. Còn LHP XXI?

- Hầu hết các phim đều đã được cắt dựng gọn ghẽ, chặt chẽ, nhuần nhuyễn hơn, đấy là những kỹ thuật cắt - nối sơ đẳng. Quan trọng nhất của phần dựng phim là lối kể chuyện, nó phải bắt đầu tư trên kịch bản chứ không phải trên bàn dựng. Nó phụ thuộc vào tài năng đạo diễn, nhiều phim phần này còn ngây ngô; cả những phim ăn khách và không ăn khách.

Xu hướng làm phim nghệ thuật, phim tác giả của các đạo diễn trẻ Việt gần đây có phần chững lại. Anh có nhận xét gì?

- Đơn giản là việc xin tài trợ cho những kiểu phim này ngày một khó khăn hơn.

Như vậy nguyên nhân chỉ vì thiếu tiền?

- Không hẳn. Trước đây, người ta hào hứng để tìm cơ hội thể hiện mình, nhất là những người trẻ. Giờ họ có nhiều cơ hội thể hiện mình bằng những phim ngắn, clip chiếu trên network.

Anh nhận xét gì về phim “Song Lang” đoạt Bông sen Vàng và đạo diễn Leon Nguyễn - giải Đạo diễn xuất sắc nhất?

- Dưới góc độ một khán giả, tôi không thích phim này. Tôi thích “Cua lại vợ bầu” hơn, tuy nhiên góc độ của người làm nghề thì “Song Lang” có nhiều điểm mạnh và tính nghề nghiệp cao hơn, đẳng cấp hơn, từ đạo diễn với cách xử lý không gian, thời gian, xử lý diễn viên, cầm giữ mạch phim, mạch tâm lý và thể hiện một thứ ngôn ngữ điện ảnh đậm đặc chất nghệ thuật. Tuy nhiên, phim “Cua lại vợ bầu” có một kết cấu kịch bản chặt chẽ, tiệm cận với lối kể chuyện hiện đại, xử lý đối thoại, tính cách nhân vật giàu tính giải trí, hấp dẫn, đây cũng là giá trị quan trọng nhất của bộ phim.

Liệu ban giám khảo có bỏ sót một phim khá ấn tượng với khán giả là “Thưa mẹ con đi” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh?.

- Dưới góc độ của một người làm nghề, tôi cũng thích phim này, nhưng mỗi một LHP đều có những tiêu chí khác nhau và ngay cả những phim chưa đoạt giải ở LHP này có nhiều cơ hội đoạt giải ở LHP khác, nhất là những LHP mang chủ đề xã hội mà bộ phim đề cập. Tôi nghĩ đạo diễn và êkíp làm phim này hoàn toàn có thể tự hào với bộ phim của mình.

Anh đánh giá gì về giải diễn viên nam chính cho Trấn Thành và nữ chính cho Hoàng Yến Chibi?

- Hoàng Yến Chibi bộc lộ những cảm xúc xuất thần của nhân vật trong “Tháng năm rực rỡ”. Với một đạo diễn gặp được những diễn viên như thế này ở trong những thời điểm diễn xuất tốt nhất trong cuộc đời họ là một điều may mắn. Còn Trấn Thành, đây là một phim hiếm hoi, Trấn Thành là nhân vật không phải là Trấn Thành.

Nhìn vào những phim truyện đoạt giải tại LHP này, anh có lạc quan về tương lai của điện ảnh Việt?

- Tương lai điện ảnh Việt không phụ thuộc vào kết quả đánh giá của BGK, nó phụ thuộc vào những chính sách Nhà nước liên quan điện ảnh, tác động lên số phận của những người làm nghề trên cả nước. Hiện nay những người giỏi nhất là những người ít việc làm nhất. Những phim hay nhất, được đánh giá cao nhất chưa chắc đã thu hồi đủ vốn trong cuộc chiến phòng vé. 13 phim thua lỗ trong mùa hè qua, đánh giá sự bấp bênh số phận của những nhà đầu tư, nhà sản xuất và những nhà làm phim. Đây là một vấn đề lớn liên quan đến chính sách nhập khẩu phim ngoại mà chưa có chế độ bảo hộ phim Việt. Tôi nghĩ Cục điện ảnh, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên đề xuất với Chính phủ có những chính sách cụ thể để bảo hộ phim Việt.

-Xin cảm ơn!

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Khai mạc liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 tại Vũng Tàu

Lê Ngân Anh |

Chiều 22.11, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức buổi họp báo Khai mạc liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: Cần một Ban giám khảo thực sự bản lĩnh

VIỆT VĂN |

Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ XXI diễn ra từ ngày 23 đến 27.11 tại TP.Bà Rịa - Vũng Tàu, với khẩu hiệu: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập”. 2 yếu tố quyết định chất lượng LHP là khâu tổ chức và thẩm định tác phẩm.

Liên hoan phim Việt Nam XXI: Không có chuyện "thiên vị" phim nhà nước

Linh Chi |

Chiều 14.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI với chủ đề "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập". 

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Khai mạc liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 tại Vũng Tàu

Lê Ngân Anh |

Chiều 22.11, tại thành phố Vũng Tàu, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức buổi họp báo Khai mạc liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI: Cần một Ban giám khảo thực sự bản lĩnh

VIỆT VĂN |

Liên hoan phim Việt Nam (LHPVN) lần thứ XXI diễn ra từ ngày 23 đến 27.11 tại TP.Bà Rịa - Vũng Tàu, với khẩu hiệu: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập”. 2 yếu tố quyết định chất lượng LHP là khâu tổ chức và thẩm định tác phẩm.

Liên hoan phim Việt Nam XXI: Không có chuyện "thiên vị" phim nhà nước

Linh Chi |

Chiều 14.11, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI với chủ đề "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập".