Từ những bức ảnh đoạt giải quốc tế: Giây phút của sáng tạo

Việt Văn |

Nhiếp ảnh là một con đường dài mà không ai có thể đoán định, bởi “đường dài mới biết ngựa hay” hay nói như huấn luyện viên bóng đá nổi tiếng Alex Ferguson “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là vĩnh viễn”. Năm 2020, tôi đã may mắn đoạt nhiều giải thưởng ảnh quốc tế từ Áo đến Australia, từ Malaysia đến Pháp, Mỹ và Anh. Đằng sau mỗi bức ảnh đoạt giải là một câu chuyện.

Ngày lễ Hindu khó quên

Tháng 5.2019, tôi đến thành địa Sri Mahamariamman một ngôi đền cổ nhất và lâu đời nhất dành cho người theo đạo Hindu ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Ở Malaysia, 8% người dân theo đạo Hindu. Lễ của người Hindu bao giờ cũng mang vẻ thành kính, thiêng liêng khó tả. Tiếng trống, tiếng kèn âm vang hòa cùng những lời cầu khấn râm ran. Mùi hương, mùi nến và mùi của một số vật phẩm thờ cúng đặc trưng trộn vào nhau xộc thẳng vào khứu giác. Và tôi bất giác bị chìm đắm vào trong không khí của buổi lễ.

Trong tín ngưỡng của người Ấn, ngọn lửa bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng: lửa là thần thánh, lửa là lực lượng siêu nhiên. Người Ấn Độ có tục thờ thần Lửa đó chính là Thần Agni, một trong những vị thần quan trọng nhất trong kinh Veda (1500 - 500 TCN). Trong đám cưới của người Hindu giáo, cô dâu và chú rể sẽ phải đi quanh ngọn lửa thiêng bảy lần và gọi tên thần Agni. Người Ấn Độ coi lửa là thứ để duy trì sự sống và nó là một phần của quá trình tiến hóa. Và người Hindu không thích bị chụp ảnh nhất là khi họ đang hành lễ. Vì thế, tôi phải để máy ở chế độ chụp im lặng và di chuyển cũng rất nhẹ nhàng.

“Thực hành nghi lễ” được chụp vào gần 12h trưa khi vị đạo sĩ đi khắp các gian thờ tự để làm lễ vẩy nước (có thể coi như lễ mộc dục- tắm tượng). Các đạo sĩ Ấn thường có gương mặt khá dữ tợn, giọng nói ấm vang và ngoại hình to lớn tạo cho người đối thoại cảm giác kiêng nể.

“Niềm tin” được chụp vào buổi lễ hôm sau khoảng hơn 1h30 trưa khi khóa lễ kết thúc, các đạo sỹ đi xung quanh ban phước cho tín đồ. Tình cờ thấy một cậu bé trong đám đông đang hơ tay lấy phước từ ngọn lửa thiêng, tôi len vào mặc cho một vài tiếng phàn nàn, miệng “I am sorry” tay bấm máy vội. Khi đó, tôi chụp nhanh theo phản xạ không kịp tính toán bố cục (sau về làm hậu kỳ, có cắt cúp lại một xíu để bố cục mạnh hơn). Hình ảnh đọng lại là ánh mắt mở to vừa tò mò vừa thành kính của cậu bé.

Khi gửi tác phẩm “Thực hành nghi lễ” (Practising Ritual) và “Niềm tin” (Belief) đi dự cuộc thi ảnh quốc tế Bugis Photo Cup (Malaysia), không ngờ tôi giành được 3 Huy chương Vàng (riêng tác phẩm sau đoạt 2 vàng ở 2 salon khác nhau) trong cuộc thi Bugis Cup do Hiệp hội nhiếp ảnh gia Châu Á tổ chức với sự bảo trợ của Hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ; và được đề cử cho Giải Rồng vàng Châu Á (APU Golden Dragon) 2021.

Về lại Việt Nam, vào TP.Hồ Chí Minh, tôi có tới ngôi đền Sri Mahamariamman ở quận 1 cũng chụp được một số hình ảnh ấn tượng, tuy nhiên cảm xúc không thể mạnh bằng lần đi Malaysia.

Đôi mắt ám ảnh của trẻ thơ

Trong thời dịch bệnh COVID-19, tôi có đến thăm xưởng vẽ của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát (nhà cách Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây 2km). Phát khá đa tài, vừa là họa sĩ, vừa là nghệ nhân tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất “cute”. Con gái rượu của Phát- bé Khánh Hân 6 tuổi rất thông minh và thích xem bố làm việc.

Bữa đó, sau khi chớp lấy cảnh hai bố con làm phóng sự ảnh cho Lao Động cuối tuần, tôi nảy ra ý chụp một tác phẩm mới. Chọn bức tranh Phát vẽ về chủ đề COVID - 19, tôi đặt hai bố con trên nền bối cảnh đó và dựng một số cảnh. Chụp tới chụp lui, từ bắc ghế đứng lên chụp xuống, từ nằm xuống chụp lên, nào bố cục dọc, nào bố cục ngang, mồ hôi mẹ mồ hôi con túa ra như tắm; mà ảnh vẫn chưa ưng.

Tôi quyết định chụp một mình Khánh Hân và để bé đeo khẩu trang nhìn thẳng ống kính, mắt mở to như muốn đặt câu hỏi cho người xem: Con virus quái ác mang hình dáng như một chiếc vương miện từ đâu ra? Và chúng ta phải làm gì để cuộc sống bình yên?

Bức ảnh “Ám ảnh” đã mang về cho tôi tấm Huy chương Bạc trong cuộc thi ảnh “Photo of the year 2020” của tạp chí Better Photography (Australia) tổ chức, ở thể loại: Chân dung cảm xúc (Emotive Portrait). Và nó cũng được chọn cho một triển lãm lớn mang tên “Thế giới kết nối: 2020” (Connected World: 2020), miêu tả những thay đổi đáng kể mà COVID-19 đã tạo ra trên cấu trúc xã hội trên toàn thế giới, do Trung tâm Nhiếp ảnh Los Angeles (LACP) hợp tác với Bảo tàng Nghệ thuật Nhiếp ảnh (Museum of Photographic Arts-MOPA) ở San Diego (Mỹ) tổ chức.

Tác phẩm “Người suy tưởng”. Ảnh: Việt Văn
Tác phẩm “Người suy tưởng”. Ảnh: Việt Văn

Mẹ tôi và giải ảnh ở Paris

Liệu có thể đọc được chân dung một con người qua những đồ vật xung quanh? Ý tưởng đó nảy sinh khi tôi thực hiện dự án ảnh “Mẹ tôi” phần 2 mang tên “Sự kết nối”. Tôi đã lựa chọn những đồ vật khác nhau trong nhà từ cuốn album ảnh của mẹ, đến những vật kỷ niêm bà còn giữ như thiếp cưới năm 1965, những lá thư tình yêu của bố tôi, từ cuốn kinh, tượng Phật đầu tiên mẹ lưu giữ cho đến đôi giày mẹ đi, chiếc áo mẹ mặc, chiếc lược chải đầu của bà và cả những vật dụng hằng ngày như con dao, cái thớt…. để khắc họa một tính cách. Mẹ tôi là PGS, TS Lê Thị Đức Hạnh, một người Hà Nội gốc nên rất tinh tế và lịch lãm. Bà đã trải qua một cuộc sống khó khăn, vất vả thời chiến tranh để nuôi hai con khôn lớn và sau này đã phải đấu tranh vượt qua bao thử thách bệnh tật để vượt lên sống và để lại nhiều công trình nghiên cứu văn học.

Chính trong giai đoạn Hà Nội cách ly vì COVID-19 mà tôi đã chụp bộ ảnh “Sự kết nối”. Tôi chọn vật thể đặt trên nền đen để tập trung sự chú ý của người xem. Khó nhất khi chụp tĩnh vật với tôi không phải là làm nổi bật chất liệu mà làm sao để hình ảnh mang tính ẩn dụ. Chụp ảnh đôi giày mẹ tôi hay đi vào những dịp lễ lạt, kỷ niệm nhiều năm là một thử thách. Tôi chụp tổng thể đôi giày nhiều bức nhưng đều không hài lòng vì nó quá thật, không có chút gì gợi liên tưởng. Đôi khi phương tiện lại là giải pháp hay, tôi đã thay ống kính Macro chụp cận cảnh 1.1 và lắp thêm khẩu nối để phóng đại một góc chiếc giày lên, làm bật lên những vết rách, sờn của thời gian. Và tôi chọn bức ảnh đó làm ảnh đinh quan trọng nhất để mở đầu cho “Sự kết nối” như ẩn dụ cho hành trình vất vả trong cuộc sống của mẹ tôi.

Thật vui khi bộ ảnh 9 tấm đã đoạt Huy chương Đồng tại cuộc thi ảnh hàng đầu châu Âu Prix de la Photographie Paris (PX3, Paris, Pháp) được thẩm định bởi các chủ galellry, giám đốc nghệ thuật, giám đốc sáng tạo và giám tuyển từ Paris, London, New York và được triển lãm slide show tại Paris vào cuối năm 2020.

Người suy tưởng

Nhờ anh chàng người bản địa Chit Soe Ko cực kỳ nhanh nhẹn, tháo vát và là tín đồ của đạo Phật, tôi được vào chụp lớp học trong một thiền viện cổ xưa ở Yangon (Myanmar). Lớp học có nhiều độ tuổi từ những chú tiểu đến các nhà sư trẻ. Các chú tiểu trong giờ tự học, thoải mái đủ kiểu, đủ tư thế. Chú nằm bò ra bàn, chú gập hẳn người cúi xuống đọc sách, chú đứng đọc và có chú tiểu mệt quá lăn ra ngủ vùi… Còn các nhà sư trẻ thì ngồi lặng lẽ chìm vào việc nghiên cứu kinh sách.

Tôi để ý thấy một nhà sư trẻ ngồi trầm ngâm, chống tay lên trán, mắt nhắm lại, vẻ suy tư phía sau là khung cửa sổ tràn trề ánh sáng.

Chợt nghĩ: không biết điều gì khiến nhà sư trẻ phải đau đầu suy nghĩ? Những lời Phật dạy có giúp được nhà sư tìm lời giải không? Sợi dây kết nối tâm và thân có liền lạc không? Tôi lùi ra, dùng ống kính tầm xa để tránh làm kinh động nhân vật, bố cục chặt để thu trọn chân dung nhà sư và chút khung cửa sáng xa xa.

Bức ảnh này chụp màu nhưng khi làm hậu kỳ tôi quyết định chuyển sang đen trắng và thấy nó mạnh mẽ, trừu tượng và phi thời gian tính hơn nhiều.

Sau đó tôi còn cắt bỏ tiếp khung cửa sổ và quyết định sử dụng bức ảnh theo chiều dọc thay vì chiều ngang như trước. Bàn tay với những móng tay màu sáng và đường cong của xương quai xanh tuyệt đẹp tạo điểm nhấn cho bức ảnh.

“Người suy tưởng” (Thinker) đã đem lại cho tôi giải thưởng ảnh ở Viena (Áo) tháng 7.2020 thể loại ảnh đen trắng.

Nhiều người hỏi tôi: bức ảnh này đẹp hay xấu. Tôi nghĩ ai cũng có thể chụp một bức ảnh đẹp bằng chiếc điện thoại thông minh. Sức mạnh của nhiếp ảnh là hơn thế. Bức ảnh có thể xù xì, thậm chí xấu xí, dữ dội nhưng nó có tính cách, thúc đẩy cảm xúc của người xem và kể một hay nhiều câu chuyện.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Nhiếp ảnh gia mù chụp ảnh bằng âm thanh

Gia Minh |

Nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal đã chụp được hình bóng của mình in xuống bể bơi. Anh sử dụng công nghệ âm thanh audio The vOICe để nhìn. Công nghệ này chuyển đổi những hình ảnh thị giác thành âm thanh.

Nét đẹp mê hoặc của người Việt qua con mắt của nhiếp ảnh gia người Pháp

THANH NGA |

Hơn 10 năm định cư tại Việt Nam, Réhahn - nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp đã rong ruổi khắp mọi miền để chụp những bức ảnh về phong cảnh và con người của vùng đất mà anh gọi là "nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tạo" của mình. Nét đẹp người Việt qua con mắt của anh thực sự tinh tế và thu hút người xem.

Khám phá Việt Nam qua những tác phẩm nhiếp ảnh đẹp

LÊ QUANG VINH |

Chiều 21.9.2020, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, đã diễn ra lễ trao giải và khai mạc triển lãm ''Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2020’’ (giới thiệu 16 tác phẩm và bộ ảnh đoạt giải) cùng 30 tác phẩm thực hiện trong Chương trình photo tour 2020 “Viễn du miền duyên hải”.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Nhiếp ảnh gia mù chụp ảnh bằng âm thanh

Gia Minh |

Nhiếp ảnh gia khiếm thị Pranav Lal đã chụp được hình bóng của mình in xuống bể bơi. Anh sử dụng công nghệ âm thanh audio The vOICe để nhìn. Công nghệ này chuyển đổi những hình ảnh thị giác thành âm thanh.

Nét đẹp mê hoặc của người Việt qua con mắt của nhiếp ảnh gia người Pháp

THANH NGA |

Hơn 10 năm định cư tại Việt Nam, Réhahn - nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp đã rong ruổi khắp mọi miền để chụp những bức ảnh về phong cảnh và con người của vùng đất mà anh gọi là "nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tạo" của mình. Nét đẹp người Việt qua con mắt của anh thực sự tinh tế và thu hút người xem.

Khám phá Việt Nam qua những tác phẩm nhiếp ảnh đẹp

LÊ QUANG VINH |

Chiều 21.9.2020, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, đã diễn ra lễ trao giải và khai mạc triển lãm ''Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2020’’ (giới thiệu 16 tác phẩm và bộ ảnh đoạt giải) cùng 30 tác phẩm thực hiện trong Chương trình photo tour 2020 “Viễn du miền duyên hải”.