Tư liệu quý hiếm về quá khứ hiển vinh ở Hãng phim truyện Việt Nam

Huyền Chi |

Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) được thành lập năm 1959, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lịch sử phát triển của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng.

Năm 1959, Hãng phim truyện Việt Nam chính thức phát hành bộ phim truyện đầu tiên "Chung một dòng sông". Địa chỉ số 4 Thụy Khuê đã gắn bó với nhiều thế hệ nghệ sĩ đình đám một thời như Trà Giang, Thế Anh, Minh Châu, Như Quỳnh, Lan Hương, Lê Vân, Phương Thanh...

Đến nay, hãng đã sản xuất được hơn 400 bộ phim với nhiều thể loại như phim nhựa điện ảnh, phim truyền hình, phim nghệ thuật và phim tài liệu.

Hãng phim truyện Việt Nam được coi là "cánh chim đầu đàn" của điện ảnh cách mạng, có nhiều phim giành được các giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế, nhiều tác phẩm được xem là kinh điển của điện ảnh Việt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đạo diễn, quay phim, diễn viên.... tại Xưởng phim Hà Nội - Hãng phim truyện Việt Nam năm 1963. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đạo diễn, quay phim, diễn viên.... tại Xưởng phim Hà Nội - Hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem một tiểu phẩm của Diễn viên Điện ảnh khóa I tại Xưởng phim Hà Nội - Hãng phim truyện Việt Nam năm 1961. Hãng phim vinh dự có nhiều lần tiếp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và động viên tinh thần các nghệ sĩ. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám tham qua trường quay bộ phim truyện “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” năm 1971. Bộ phim kể về cuộc đối đầu giữa nhân dân làng cát của một xã ven biển Gio Linh, do chị Dịu (Trà Giang) lãnh đạo, chống lại quân đội Việt Nam Cộng Hòa, do tên chỉ huy Trần Sùng (Lâm Tới) cầm đầu, ở bờ Nam của sông Bến Hải, ngay giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền đất nước. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Hoàng Minh Giám tham qua trường quay bộ phim truyện “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” năm 1971. Bộ phim kể về cuộc đối đầu giữa nhân dân làng cát của một xã ven biển Gio Linh, do chị Dịu (Trà Giang) lãnh đạo, chống lại quân đội Việt Nam Cộng Hòa, do tên chỉ huy Trần Sùng (Lâm Tới) cầm đầu, ở bờ Nam của sông Bến Hải, ngay giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền đất nước. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh thăm Hãng phim truyện Việt Nam năm 1981. Những chuyến thăm gặp cho thấy sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước tới Hãng phim truyện Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh thăm Hãng phim truyện Việt Nam năm 1981. Những chuyến thăm gặp cho thấy sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước tới Hãng phim truyện Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm cán bộ công nhân viên - Hãng phim truyện Việt Nam năm 1993. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm cán bộ công nhân viên - Hãng phim truyện Việt Nam năm 1993. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
“Chung một dòng sông” là bộ phim đầu tiên của hãng được thực hiện bởi 2 đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân năm 1959. Đây là bộ phim đặt nền móng cho phim truyện Cách mạng đi đúng hướng và phát triển hưng thịnh sau này. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
“Chung một dòng sông” là bộ phim đầu tiên của hãng được thực hiện bởi 2 đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân năm 1959. Đây là bộ phim đặt nền móng cho phim truyện Cách mạng đi đúng hướng và phát triển hưng thịnh sau này. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
“Chim vành khuyên” là phim tốt nghiệp của 2 sinh viên khóa I - Nguyễn Thông và Trần Vũ. Câu chuyện kể về hai bố con bé Nga sống bằng nghề chài ven sông. Phim được trao giải đặc biệt dành cho phim ngắn của LHP Quốc tế Tiệp Khắc năm 1962. Đó cũng là giải thưởng lớn Quốc tế đầu tiên mà một phim Việt Nam giành được. Ngoài ra, phim cũng đoạt Bông Sen Vàng trong LHP Việt Nam lần thứ 2 (1973). Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
“Chim vành khuyên” là phim tốt nghiệp của 2 sinh viên khóa I - Nguyễn Thông và Trần Vũ. Câu chuyện kể về hai bố con bé Nga sống bằng nghề chài ven sông. Phim được trao giải đặc biệt dành cho phim ngắn của LHP Quốc tế Tiệp Khắc năm 1962. Đó cũng là giải thưởng lớn Quốc tế đầu tiên mà một phim Việt Nam giành được. Ngoài ra, phim cũng đoạt Bông Sen Vàng trong LHP Việt Nam lần thứ 2 (1973). Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam

“Chị Tư Hậu” lấy bối cảnh ở Nam Bộ vào giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau khi bị cưỡng hiếp, chị Tư Hậu định tự tử, nhưng tiếng khóc đói sữa của đứa con đã giữ chị lại. Chị vươn lên, vượt qua nỗi đau và đi theo cách mạng. Phim được trao giải Bông Sen Vàng trong LHP Việt Nam lần thứ 2 và giành giải Bạc tại LHP Quốc tế Moscow 1963. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
“Chị Tư Hậu” lấy bối cảnh ở Nam Bộ vào giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau khi bị cưỡng bức, chị Tư Hậu định tự tử, nhưng tiếng khóc đói sữa của đứa con đã giữ chị lại. Chị vươn lên, vượt qua nỗi đau và đi theo cách mạng. Phim được trao giải Bông Sen Vàng trong LHP Việt Nam lần thứ 2 và giành giải Bạc tại LHP Quốc tế Moscow 1963. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10” của đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh, Hãng phim truyện sản xuất được CNN bình chọn là một trong 18 tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất Châu Á. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Bộ phim “Bao giờ cho đến tháng 10” của đạo diễn - NSND Đặng Nhật Minh, Hãng phim truyện sản xuất được CNN bình chọn là một trong 18 tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất Châu Á. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Từ khi thành lập năm 1959, trải qua chiến tranh đến hòa bình và giai đoạn đổi mới, Hãng phim truyện Việt Nam đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình với những tác phẩm ngợi ca tình yêu đất nước, ngợi ca chiến thắng vẻ vang, và cuộc chiến sinh tử của dân tộc. Trong ảnh là một phân cảnh của bộ phim nổi tiếng “Em bé Hà Nội“. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Từ khi thành lập năm 1959, trải qua chiến tranh đến hòa bình và giai đoạn đổi mới, Hãng phim truyện Việt Nam đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình với những tác phẩm ngợi ca tình yêu đất nước, ngợi ca chiến thắng vẻ vang, và cuộc chiến sinh tử của dân tộc. Trong ảnh là một phân cảnh của bộ phim nổi tiếng “Em bé Hà Nội“. Ảnh: Hãng phim truyện Việt Nam
Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng về lời kêu cứu ở Hãng phim truyện Việt Nam

AN NGUYÊN |

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các các nội dung đã được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam.

70 năm lịch sử và giá trị thương hiệu bằng 0 ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Khi tiến hành cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam được định giá giá trị thương hiệu bằng 0, bởi hãng chưa bao giờ có lãi.

Cục trưởng Cục Điện ảnh nói gì về 300 phim hư hại ở Hãng phim truyện Việt Nam?

Trang Ngọc |

Thông tin hơn 300 phim nhựa lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam đứng trước nguy cơ mất khả năng sử dụng, khiến khán giả yêu phim lo lắng.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Quảng Ninh: Phát hiện bé gái bị bỏ rơi, người nhiều vết côn trùng cắn

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh -  Vào lúc 9h30 ngày 23.3, anh L.V.C. (sinh năm 1997, trú tại thôn Hoành Mô, xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều) nghe thấy tiếng khóc của trẻ nhỏ tại khu vực gần nhà, đi tìm thì phát hiện 1 bé gái (khoảng 5 - 6 tháng tuổi) bị bỏ rơi trên bãi cỏ rìa đường.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng về lời kêu cứu ở Hãng phim truyện Việt Nam

AN NGUYÊN |

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cho biết gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các các nội dung đã được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam.

70 năm lịch sử và giá trị thương hiệu bằng 0 ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Khi tiến hành cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam được định giá giá trị thương hiệu bằng 0, bởi hãng chưa bao giờ có lãi.

Cục trưởng Cục Điện ảnh nói gì về 300 phim hư hại ở Hãng phim truyện Việt Nam?

Trang Ngọc |

Thông tin hơn 300 phim nhựa lưu trữ tại Hãng phim truyện Việt Nam đứng trước nguy cơ mất khả năng sử dụng, khiến khán giả yêu phim lo lắng.