Từ "Bác vật Lang" đến khúc xương cọp trong ngôi chùa cổ ở Giồng Đá

Cao Thành Long |

Những câu chuyện ly kỳ thời mở đất, những chuyện xưa - tích cũ vừa phải chiến đấu với muỗi mòng, rắn rít vừa phải canh chừng thú dữ như cọp, voi để khẩn hoang cứ như là huyền thoại vẫn còn in đậm trong tâm trí của những bậc cao niên ở xứ này…

Ký ức một thời khẩn hoang

Xuân Hoà lâu nay vốn nổi danh là một vùng đất vườn nức tiếng không chỉ riêng ở huyện Kế Sách. Dưới triều vua Thiệu Trị, Xuân Hoà mới chỉ là 1 thôn thuộc tổng Định Khánh, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang. Được chính thức gọi là làng Xuân Hoà từ ngày 5.1.1876, đổi thuộc hạt Sóc Trăng. Vào những năm 1990, chợ xã Xuân Hoà vô mùa ít nhất mỗi ngày tập trung khoảng hơn 100 ghe, xuồng lớn nhỏ. Hàng hoá chủ yếu là trái cây các loại mà nhà vườn chở ra. Ghe lớn lấy mối, cân sỉ rồi đổ hàng về các chợ đầu mối khác như Ngã Bảy, Ngã Năm, Trà Ôn, Cần Thơ… Chợ Xuân Hoà khi đó cũng có tiếng trong các chợ nổi mua bán trái cây ở miệt Hậu Giang.

Về Xuân Hoà hôm nay, hẳn không ít người sẽ bất ngờ khi được biết rằng vùng đất này ngày xưa vốn là vùng đất “nê địa” với những vạt rừng tràm, rừng chồi, lau-chấp mọc dày, thi thoảng mới có 1 dải đất giồng nhỏ. Những cư dân đầu tiên đến khai phá vùng đất này khi ấy vừa phải chiến đấu với muỗi mòng, rắn rít để khẩn hoang, vừa phải canh chừng thú dữ. Những câu chuyện ly kỳ thời mở đất, những chuyện xưa - tích cũ cứ như là huyền thoại vẫn còn in đậm trong tâm trí của những bậc cao niên ở xứ này.

Hoà thượng Thích Trí Phát giới thiệu địa điểm đoàn khảo cổ Viện Viễn Đông Bác Cổ đã đào hố thám sát khi xưa.
Hoà thượng Thích Trí Phát giới thiệu với tác giả địa điểm đoàn khảo cổ Viện Viễn Đông Bác Cổ đã đào hố thám sát khi xưa. Ảnh: Cao Long

Cụ Nguyễn Hùng Cường (86 tuổi) ở Hoà Phú hào hứng kể: “Bà nội tui kể rằng thời còn nhỏ thì nhà của ông cố là nhà sàn cất trên cọc tràm lớn. Ngoài hàng rào thì cửa nẻo đều làm song chắn để ngăn con nít leo xuống khi người lớn đi ruộng hòng ngăn cọp. Ông bà cố tui khi đó đi ruộng là phải cột bà nội lại ở trong nhà. Mà hồi xưa ở xứ này cất nhà sàn chỉ ước chừng chứ không dùng thước đo vì ông bà mình tin rằng nếu đo bằng thước thì “ông ba mươi” sẽ biết chiều cao để nhảy lên. Còn chuyện Bác vật Lang tới đây đào đồ cổ ở Giồng Đá thì lớp tụi tui còn biết, còn nhớ. Khi đó con rạch Giồng Đá còn nhỏ và cạn. Tàu Tây phải đậu ở ngoài đầu vàm Cái Cau và đi canô vô… Còn con rạch Giồng Đá hình thành là do voi đi mà phần xương của con voi chết hiện vẫn còn lưu giữ ở chùa Giồng Đá”.

Chùa Giồng Đá là tên người dân địa phương gọi Thiên Phước Cổ Tự, ngôi chùa cổ nằm bên con rạch Giồng Đá. Chùa được xây dựng trước năm 1880, khai sáng bởi Hoà thượng Thích Thiên Nhựt, đến nay đã trải qua 6 đời trụ trì. Ngôi chùa này từng là cơ sở của nhiều cơ quan thuộc khu 8, khu 9 trong 2 cuộc kháng chiến mà tấm Huân chương kháng chiến hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng đã nói lên tất cả.

Dấu tích khảo cổ và “kho tàng” thời khẩn hoang

Trụ trì Thiên Phước Cổ Tự hiện nay là Hoà thượng Thích Trí Phát. Ông dẫn chúng tôi ra địa điểm mà vào những năm 30 của thế kỷ trước bác vật Lưu Văn Lang và đoàn khảo sát của Viện Viễn Đông Bác Cổ đã khai quật ở đây. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa tìm được tài liệu nào mô tả chi tiết về chuyến khảo cổ này nhưng theo lời kể của các bậc cao niên ở đây mà Hoà thượng Thích Trí Phát ghi chép lại thì 2 hiện vật quý giá nhất mà họ đã mang đi là 1 bàn tay Phật tạc bằng đá tím và 1 chiếc búa được đúc bằng vàng hoặc bằng đồng?

Hoà thượng Thích Trí Phát giới thiệu khúc xương cọp và 2 hiện vật gốm xưa.
Hoà thượng Thích Trí Phát giới thiệu khúc xương cọp và 2 hiện vật gốm xưa. Ảnh: Cao Long

Ở ngay địa điểm hố khai quật này, Hoà thượng Thích Trí Phát dự định nếu sau này có dịp, sẽ dựng ở đây 1 nhà thuỷ tạ làm điểm trưng bày những hiện vật xưa, quý hiếm, minh chứng cho 1 thời mở đất gian khó của cha ông thuở mới đến khẩn hoang, lập làng mà nhà chùa còn giữ được.

Chúng tôi càng tin tưởng hơn khi Hoà Thượng Trí Phát hé lộ đôi chút về “kho tàng” mà ông đang lưu giữ. Đó là những mảnh xương cọp, gạc nai, xương voi và 2 nồi đất cổ. Những mảnh của bộ xương voi còn giữ lại được hơn 20 đốt gồm xương sống, xương ống, xương bẹ… do đám trẻ nít ở đây nhặt được và đem đến vào 1 đợt nạo vét rạch Giồng Đá trong những năm 80 - 90. Mảnh gạc nai vẫn còn nguyên dáng và có vẻ như đã hoá thạch? Còn 1 đốt xương mà Hoà Thượng Trí Phát tin chắc là xương ống trước của “tay cọp”…

Cận cảnh khúc xương cọp còn lưu giữ ở chùa Giồng Đá.
Cận cảnh khúc xương cọp còn lưu giữ ở chùa Giồng Đá. Ảnh: Cao Long

Ông kể về “cái duyên” với đoạn xương này trong tâm thế thật hứng khởi: Trong lúc làm cỏ trong khuôn viên thầy gặp 1 bụi cỏ khá lớn mà rễ ăn khá sâu. Khi đào rễ bụi cỏ thì đụng phải 1 khúc đen đen giống như khúc cây nhưng không phải. Nghi ngờ nên thầy mang nó xuống mé rạch rửa. Càng rửa càng thấy lạ, càng khẳng định nó là 1 khúc xương. Đem vô cất và phải mất 1 thời gian dài nghiên cứu thì mới ngộ ra được đây là 1 khúc xương cọp bởi đặc thù của 2 lỗ thông nhau ở khớp. Một chỉ dấu phải có trong bộ xương ống “tay cọp” mà những người nấu cao hổ đúc kết.

“Thuở trước ở xứ này có nai, có cọp, có voi càng có căn cứ hơn vì chính ông nội của thầy từng kể rằng: Hồi những năm 30, cứ vào tháng tháng 8, tháng 9 âm lịch là vạn săn ở vùng Mang Cá, Phụng Hiệp thường mở đợt săn nai… lúc này người dân ở vùng này vẫn còn đón bắt được những con nai chạy dạt ra tới đây. Thầy cũng đã đọc được tài liệu nói rằng những năm 20 - 30 của thế kỷ trước, vùng Phụng Hiệp, Ngã Bảy còn là cánh đồng đầy lau sậy với voi đi hàng đàn”, Hòa thượng giải thích thêm.

Cận cảnh những mảnh xương voi còn lưu giữ ở chùa Giồng Đá.
Cận cảnh những mảnh xương voi còn lưu giữ ở chùa Giồng Đá. Ảnh: Cao Long

Ông còn cho chúng tôi chiêm ngưỡng 2 nồi đất rất xưa cũng được lấy lên từ rạch Giồng Đá. Một chiếc đã mẻ 1 phần ở vành miệng có nhiều mảng đã đen sạm, một chiếc còn nguyên màu trắng.

Ngoài những mảnh xương voi, xương cọp, gạc nai cùng 2 hiện vật gốm, Thiên Phước cổ tự vẫn còn khá nhiều hiện vật khác mà Hoà Thượng Thích Trí Phát đã bỏ công sưu tầm là những bộ vòng gặt đủ kiểu, các kiểu dao phát cỏ, lưỡi cày... Tin rằng chỉ trong thời gian gần đây thôi, ước nguyện giản dị nhưng cũng rất thiết thực của ông là lập 1 chỗ để lưu giữ những hiện vật của một thời khẩn hoang, mở đất ở thôn Xuân Hoà và vùng phụ cận sẽ trở thành hiện thực.

Cao Thành Long
TIN LIÊN QUAN

Về Sóc Trăng ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ dịp Tết

BẠCH CÚC |

Sóc Trăng - Không chỉ là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách gần xa. Về Sóc Trăng, ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ (Bôtum Vong Sa Som Rong) du khách không chỉ choáng ngợp trước công trình đồ sộ, uy nghiêm, mà nơi đây còn là điểm du xuân lý tưởng trong những ngày Tết.

Về cù lao, nghe kể chuyện đốt râu cọp ở Hổ Châu

Cao Long |

Vẫn như hơn trăm năm nay, để đến Cù Lao Dung vẫn chỉ có một cách duy nhất là qua dòng sông Hậu trên những con đò mà nay đã được thay thế bằng những chiếc phà to lớn, vững chãi.

Sóc Trăng tấp nập người đi sắm Tết, thi công xuyên đêm công trình chào Xuân

Đạt Phan |

Sóc Trăng - Tối 28 Tết, các ngã đường tại các khu vực trung tâm mua sắm của Thành phố tấp nập người đi chợ đêm. Từ hoa quả, rau thịt trong chợ trung tâm đến chợ hoa, quần áo đều rất đông người dân tham quan, mua sắm. Trong khi đó, tại các công trình chính chào Xuân Nhâm Dần, công nhân đang ráo riết thi công xuyên đêm để kịp phục vụ người dân đón Tết.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Về Sóc Trăng ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ dịp Tết

BẠCH CÚC |

Sóc Trăng - Không chỉ là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của du khách gần xa. Về Sóc Trăng, ghé thăm ngôi chùa có tượng Phật nằm khổng lồ (Bôtum Vong Sa Som Rong) du khách không chỉ choáng ngợp trước công trình đồ sộ, uy nghiêm, mà nơi đây còn là điểm du xuân lý tưởng trong những ngày Tết.

Về cù lao, nghe kể chuyện đốt râu cọp ở Hổ Châu

Cao Long |

Vẫn như hơn trăm năm nay, để đến Cù Lao Dung vẫn chỉ có một cách duy nhất là qua dòng sông Hậu trên những con đò mà nay đã được thay thế bằng những chiếc phà to lớn, vững chãi.

Sóc Trăng tấp nập người đi sắm Tết, thi công xuyên đêm công trình chào Xuân

Đạt Phan |

Sóc Trăng - Tối 28 Tết, các ngã đường tại các khu vực trung tâm mua sắm của Thành phố tấp nập người đi chợ đêm. Từ hoa quả, rau thịt trong chợ trung tâm đến chợ hoa, quần áo đều rất đông người dân tham quan, mua sắm. Trong khi đó, tại các công trình chính chào Xuân Nhâm Dần, công nhân đang ráo riết thi công xuyên đêm để kịp phục vụ người dân đón Tết.