Trịnh Tú đã bay về miền mây trắng…

NGUYỄN THỊ MINH THÁI |

Thế là Trịnh Tú đã giã biệt cõi trần mênh mang của đời người và cũng là cõi riêng của Tú. Ai rồi cũng phải giã từ cõi trần và ai rồi cũng bay về miền mây trắng...

Tú cũng vậy, cái chết trong một ngày bão về Hà Nội, đã bất ngờ buộc Tú phải giã biệt tất cả, lâng lâng bay về miền mây trắng, gặp lại cha mẹ, cúi đầu trước người cha - hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc tài danh, lành hiền, như một ông Bụt… như một bậc đại hiền, để có thể xin lỗi cha vì đã có một thời trai trẻ rong chơi, ham vui bát ngát, đã khiến cha mẹ muộn phiền.

Và tôi nghĩ, thật may mắn, Tú đã biết kịp dừng lại, ngẫm nghĩ, suy tư, sau đó đã quyết sống mới và khác, để được thật là mình nhất, với đoạn đời đẹp nhất là quãng đời làm hoạ sĩ thiết kế, minh hoạ và chính thức trở thành nhà báo của Báo Lao Động, nhất là Báo Lao Động cuối tuần, cùng sự phát hiện tài năng làm báo, làm mỹ thuật cho tờ báo của chính người phụ trách, cũng là bạn thân: Nhà báo Đỗ Quang Hạnh, được làm việc trong Lao Động cuối tuần với nhiều bạn văn nghệ thân thiết, đặc biệt là các hoạ sĩ nổi tiếng Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Quân, Lê Thiết Cương, Đào Hải Phong, Đỗ Phấn…

Thiệt thòi nhất nhà và có lẽ thiệt nhất trong hai dòng con đông đúc, tài giỏi của cụ Ngọc, với dịch giả - hoạ sĩ nổi tiếng Trịnh Lữ, danh cầm Trịnh Thị Nhàn… mãi đến tuổi qua lục thập, Trịnh Tú mới được ra nước ngoài lần đầu cho biết đó biết đây. Nhưng mặc lòng, Trịnh Tú vẫn đi về không mỏi trên các đường phố cổ Hà Nội và theo cách riêng, Tú đã trở thành một phần của phố cổ Hà Nội, bắt đầu từ chỗ ở cùng anh chị em ruột của mình - một căn phòng nhỏ trong ngôi nhà lớn của cụ Trịnh Hữu Ngọc: 108 đường Quán Thánh.

Ảnh từ trang Facebook của anh Tú.
Ảnh từ trang Facebook của anh Tú.

Tôi, thời còn trẻ, quãng ngoài 30 tuổi, là “ký giả kịch trường” cho Tạp chí Sân Khấu ở 51 Trần Hưng Đạo, do quen Tú hay đến chơi với bạn ở Hội Mỹ thuật, gần Hội Sân khấu và cùng mê tài kể chuyện hài hước của hoạ sĩ Mai Văn Hiến mà biết nhà Tú. Tôi rất thích ghé ngang ngôi nhà 108, nghe ngồ ngộ như tên một tiểu thuyết Tàu, 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, còn để thăm Trịnh Thị Nhàn bạn tôi, nghe Nhàn đàn, nghe Nhàn hát đặc biệt quyến rũ, nhạc phẩm Em còn nhớ hay em đã quên, của Trịnh Công Sơn. Rồi chạy ra cổng nhà, có tiệm tạp hoá của bà cụ hoạ sĩ, phu nhân thứ hai của cụ Ngọc, ngồi hầu chuyện vui vẻ với hai cụ, chờ Nguyễn Quân, đâu đó từ phố nhà binh Lý Nam Đế, rẽ qua phòng Tú ngồi uống vài ly rượu nếp ấm lòng mùa đông…và chuyện trò sôi nổi hài hước.

Sau này, tôi du học ở nước Nga Xô viết, trở về thì đã thấy Tú ngồi ở toà soạn Báo Lao Động tại Hà Nội, trở thành người nhà của tờ báo rất lớn về khổ giấy và rất nổi tiếng này, thì tôi cũng thành cộng tác viên thân thiết của tờ báo này, ở TPHCM, từ số Tết năm 1993. Báo Lao Động đã thành nơi gắn bó chúng tôi, những người anh em, bạn cũ, như: Trịnh Tú, Dương Minh Long, Nguyễn Quân, Đỗ Quang Hạnh, Nguyễn Khánh Toàn… và một loạt hoạ sĩ danh tiếng của Hà Nội thuộc thế hệ Lê Thiết Cương, như Đào Hải Phong và Đỗ Phấn.

Tú vốn là hoạ sĩ con nhà nòi, con giai dòng một của cụ Trịnh Hữu Ngọc, được cụ Ngọc chăm chút về hội hoạ từ bé, lại là người Hà Nội gốc, cư ngụ bền vững trên một phố lớn và dài, đẹp nhất, thuộc vùng Tây Hồ Hà Nội, nên rất được tiếng với thân hữu bạn bè, bởi ứng xử tinh tế, bặt thiệp, phong nhã hào hoa… kiểu cách đúng là “giai phố cổ”. Những năm làm báo, nhất là những năm vào tuổi lục tuần, Trịnh Tú từng viết chân dung nghệ sĩ, thuộc giới văn chương, đặc sắc nhất là về giới hoạ sĩ.

Mấy chân dung Trịnh Tú vẽ bằng chữ cho hoạ sĩ Lê Thiết Cương quả là những chân dung lạ biệt, kết hợp hài hoà, sâu sắc giữa phẩm giá về hội hoạ và sự sai khiến ngôn từ văn chương thật tinh tế của người viết, chính là Trịnh Tú - nhà báo và hoạ sĩ.

Hơn hết cả, đó là những hứng khởi muộn màng bùng phát vào thập kỷ cuối đời, mà Trịnh Tú đổ dồn, dốc tuột hết tinh hoa vào chân dung thiếu phụ, thiếu nữ Hà Nội thật nõn nường, duyên dáng, bắt mắt, mà tôi được xem phần lớn qua ảnh chụp trên Facebook của Trịnh Tú, khiến tôi bị choáng. Không ngờ, về cuối đời, Tú đã có nhiều tinh hoa phát tiết thật hoan lạc, hồn nhiên và trong trẻo đến thế, khi vẽ chân dung con gái Hà Thành, thật nuột nà, quyến rũ.

Hay cùng nhau hội tụ bạn bè ở nhà Lê Thiết Cương, tuổi xế chiều, ai cũng sinh bệnh tật, không thể cùng say sưa quá chén như hồi trẻ, nhưng bạn bè thân mật vẫn nâng ly, vẫn vui đàn hát, nghe nhạc và cùng nhau rũ bỏ buồn phiền, mà không bao giờ là thiếu Trịnh Tú. Tú đã là một phần của ngôi nhà 39A Lý Quốc Sư, một phần hân hoan của nhóm bạn bè và… một phần của Hà Nội phố cổ, một phần của Báo Lao Động, tờ báo Trịnh Tú đã yêu, đã thăng hoa và đã từ đấy mà giã biệt cuộc đời. Chẳng phải là một cuộc “giã từ vũ khí” (Ernest Hemingway) đẹp nhất của đời Trịnh Tú, con giai của hoạ sĩ đại hiền Trịnh Hữu Ngọc đó sao?

Như thế, hoạ sĩ Trịnh Tú, người uống “thật khẽ” đã ra đi…thật khẽ, như Thu Không của mùa thu hanh hao Hà Nội…

Thương xót lắm thay!

TPHCM - mùa Vu Lan năm Nhâm Dần 2022

NGUYỄN THỊ MINH THÁI
TIN LIÊN QUAN

Họa sĩ Trịnh Tú qua đời ở tuổi 73

Hải Minh |

Sự ra đi của họa sĩ Trịnh Tú khiến người thân, bạn bè và đồng nghiệp thương tiếc. Theo thông tin từ gia đình, ông qua đời vào lúc 23 giờ 36 phút ngày 10.8.

Đi khẽ thôi Trịnh Tú nhé!

Lê Thanh Phong |

"Khẽ" là chữ của Trịnh Tú. Nhớ có lần uống rượu lâu lắm rồi, Trịnh Tú nói với bạn bè: “Chúng ta già rồi. Uống khẽ thôi để còn nhiều quỹ thời gian rong chơi với đời”.

Báo Lao Động trong lòng bạn đọc: "Một chất riêng... dũng cảm nhưng gần gũi"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã khẳng định được vị thế vững chắc trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam và trở thành niềm tin yêu của bạn đọc. Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo Lao Động xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2022), bạn đọc ở nhiều lứa tuổi đã bày tỏ, gửi gắm những ấn tượng và lời chúc tốt đẹp tới toàn đội ngũ nhà báo, phóng viên Báo Lao Động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Họa sĩ Trịnh Tú qua đời ở tuổi 73

Hải Minh |

Sự ra đi của họa sĩ Trịnh Tú khiến người thân, bạn bè và đồng nghiệp thương tiếc. Theo thông tin từ gia đình, ông qua đời vào lúc 23 giờ 36 phút ngày 10.8.

Đi khẽ thôi Trịnh Tú nhé!

Lê Thanh Phong |

"Khẽ" là chữ của Trịnh Tú. Nhớ có lần uống rượu lâu lắm rồi, Trịnh Tú nói với bạn bè: “Chúng ta già rồi. Uống khẽ thôi để còn nhiều quỹ thời gian rong chơi với đời”.

Báo Lao Động trong lòng bạn đọc: "Một chất riêng... dũng cảm nhưng gần gũi"

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã khẳng định được vị thế vững chắc trong nền Báo chí Cách mạng Việt Nam và trở thành niềm tin yêu của bạn đọc. Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Báo Lao Động xuất bản số báo đầu tiên (14.8.1929-14.8.2022), bạn đọc ở nhiều lứa tuổi đã bày tỏ, gửi gắm những ấn tượng và lời chúc tốt đẹp tới toàn đội ngũ nhà báo, phóng viên Báo Lao Động.