Trăm năm tính cuộc vuông tròn: Đơn ly hôn...

LAN PHƯƠNG (Hà Nội) |

Chung sống được hơn 5 năm tôi bỗng nhận ra hình như mình lấy nhầm người. Đã làm chồng, làm cha rồi mà chồng tôi vẫn giữ nguyên thói quen lông bông, lười làm ham chơi thời còn độc thân. Tôi không muốn kể lể ra đây những thói xấu của chồng vì thực lòng chẳng muốn “vạch áo cho người xem lưng”.

Một ngày gần đây tôi rơi vào tâm trạng mệt mỏi và bế tắc nên có ý định ly hôn. Tuy nhiên, tôi không chắc chồng sẽ đồng ý với đề nghị chia tay của tôi, bởi anh không được lợi lộc gì trong vụ này cả. Rời tôi ra, ai sẽ cơm nước, giặt giũ, chăm sóc nhà cửa, con cái cho anh? Lấy gì để anh hãnh diện với bạn bè là có "vợ đẹp con khôn"? Mỗi khi anh lôi bạn bè về nhậu ai phục vụ?... Chắc chắn anh không bao giờ muốn từ bỏ những quyền lợi đang có. Vì vậy, tôi phải suy nghĩ để tìm ra giải pháp khả thi.

Tốt nhất là vợ chồng thỏa thuận được những điều kiện ly hôn một cách có văn hoá, không làm tổn thương lẫn nhau, sau này vẫn có thể là bạn bè (giống bên Tây), thậm chí ngay cả khi đã lấy vợ/ chồng mới thì hai bên vẫn giữ quan hệ và qua lại thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau… Song điều này có vẻ hơi viển vông, vì nhìn thực tế xung quanh đa số các cặp vợ chồng sau ly hôn đều bỗng trở thành “kẻ thù” hay chí ít cũng coi nhau như người dưng, làm gì có chuyện hữu hảo như tôi tưởng tượng?

Còn giả sử chồng không chấp thuận ly hôn, tôi sẽ vẫn đơn phương ra tòa. Thậm chí tôi đã viết nháp một lá đơn với lập luận rằng: “Người phụ nữ kết hôn về cơ bản không phải để có con, vì không lấy chồng họ vẫn có thể có con được; cũng không phải để giải quyết nhu cầu sinh lý, vì không lấy vẫn có thể giải quyết… mà con người kết hôn vì thấy hạnh phúc, vui vẻ khi được sống với người mình yêu. Bản chất của hôn nhân là hướng đến hạnh phúc, khi vấn đề cốt lõi này bị lung lay thì hôn nhân sẽ không đứng vững. Khi người ta thấy không thể chia sẻ, thấy mất niềm tin, mất tự do quá mức, thấy mình không còn là gì trong lòng người kia thì tâm lý nảy sinh cảm giác bất an, thất vọng. Nếu cố gắng mà không thể cải thiện thì chia tay nhau là lựa chọn sáng suốt v.v…”.

Hôm sau tôi sửa lại văn phong cho có vẻ thuyết phục hơn: “Đối với những cuộc hôn nhân không hạnh phúc ly hôn sẽ giúp chấm dứt tình trạng đau khổ về tinh thần, thể xác và cả kinh tế cho những người có liên quan. Việc chia tay, trả tự do cho nhau là điều nên làm, bởi nếu cố níu kéo hay chấp nhận tiếp tục sống với nhau vì một lý do nào khác thì lúc đó gia đình sẽ thành địa ngục, con cái cũng chịu khổ theo…”. Đọc lại tôi vẫn thấy luẩn quẩn, dài dòng và hơi giống bài tập làm văn nên cuối cùng sửa gọn lại: “Chúng tôi tự nguyện kết hôn vì tình yêu, nhưng trong quá trình chung sống có nhiều điểm không hòa hợp dẫn đến “chiến tranh lạnh” liên miên; chồng tôi tuy là người lớn nhưng vẫn ham chơi và tỏ ra vô tâm, không làm tròn bổn phận của người chồng đối với gia đình khiến cuộc hôn nhân của chúng tôi rạn nứt nghiêm trọng... Vì thế tôi viết đơn này xin tòa giải quyết cho tôi được ly hôn càng sớm càng tốt”.

Nhưng tức nhất là trong khi hàng đêm tôi vật vã suy nghĩ để tìm ra một lý do hoàn hảo nhằm chấm dứt tình trạng hôn nhân bế tắc thì bên cạnh, chồng vẫn vô tư ngáy pho pho như không có gì xảy ra. Đã thế tôi càng muốn khiến cho anh ta phải “động não”.

Sáng hôm sau tôi để sẵn tờ đơn trên bàn, đánh thức anh ta và nói: “Anh đọc đi và nếu có lòng tự trọng thì ký vào đây”. Chồng tôi mắt nhắm mắt mở choàng dậy, nhìn vẻ mặt hốt hoảng của anh ta tôi đắc thắng: “Sốc chưa. Đáng đời nhé!”. Tôi đưa con đến trường rồi đi làm. Buổi trưa tôi về nhà xem tình hình thế nào, tôi hình dung chồng ngồi ủ rũ với vẻ mặt hối hận, rồi xin lỗi, hứa hẹn và mong được tha thứ… Nhưng anh không có nhà, tờ đơn ly hôn đặt trên bàn, cuối trang có mấy dòng anh viết: “Ô kê. Tôi đồng ý với tất cả những điều vợ tôi đã trình bày trong đơn. Nhưng tôi không ký. Nếu tòa xử theo nguyện vọng đơn phương của cô ấy, tôi chỉ xin được giữ nguyên tài sản chung của hai vợ chồng là Tình yêu”. Tái bút: “Vợ ơi, chiều nay nấu món canh chua ăn kèm rau sống nhé. Anh thèm quá!”…

Tôi bật cười: Thật đáng ghét. Không biết bao giờ chồng mới trưởng thành đây!

 

LAN PHƯƠNG (Hà Nội)
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Việt đừng quên thị trường nội địa gần 100 triệu dân

Anh Tuấn |

Dù tự hào về thành tích xuất khẩu trong năm 2022, nhưng các chuyên gia cho rằng, để hạn chế rủi ro của thị trường xuất khẩu khi gặp tình huống bất thường, thị trường nội địa với gần 100 triệu người tiêu dùng cần được quan tâm đúng mức.

Xe ôm tăng giá cước gấp 4,5 lần trong ngày mùng 3 Tết

Cường Ngô |

Trong những ngày Tết, nhiều xe ôm truyền thống và các hãng xe công nghệ đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển, trong đó có những cuốc xe tăng gấp 4,5 lần so với ngày thường.

Top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022 bật mí cách ứng phó câu hỏi khó ngày Tết

Nhóm PV |

Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng top 3 Hoa hậu Việt Nam 2022: Hoa hậu Thanh Thủy, Á hậu Trịnh Thùy Linh và Á hậu Ngọc Hằng.

Vòng loại World Cup 2026 và cơ hội của bóng đá Đông Nam Á

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyên gia bóng đá Hàn Quốc -  Choi In-young nhấn mạnh các đội bóng lớn ở Châu Á cần phải dè chừng sức mạnh từ các đội ở Đông Nam Á, trong đó có tuyển Việt Nam với những tiến bộ dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo.

Điều gì đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023?

Thái Mạnh |

2022 đánh dấu một năm ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế bứt phá. Tuy nhiên, những thách thức vĩ mô tiếp diễn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn sẽ là trở ngại của ngành ngân hàng trong năm 2023. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Simon Chen - Tổng Giám đốc CTCP xếp hạng tín nhiệm Việt Nam về những điều đang chờ đợi ngành ngân hàng trong năm 2023.

Thị trường dần sôi động trở lại từ ngày mùng 3 Tết

ĐÌNH TRƯỜNG |

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp về tình hình giá cả thị trường và các biện pháp bình ổn giá trong Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Cảnh báo những nguy cơ ngộ độc rượu sau những cuộc vui ngày Tết

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

Tết là thời điểm mà những bữa cơm sum họp thường được các gia đình sử dụng bia rượu khá phổ biến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ ngộ độc rượu, bia tăng cao trong những ngày này. Để an toàn, hạn chế được rủi ro ngộ độc bia rượu, BS CKI Tăng Tuấn Phong - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã có những chia sẻ cách phòng, tránh và giảm tử vong nếu không may bị ngộ độc bia, rượu.

Những lễ hội truyền thống đặc sắc đầu năm không thể bỏ qua

Thu Giang |

Sau hơn hai năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các lễ hội văn hoá truyền thống tại Việt Nam diễn ra từ tháng 1 - tháng 3 (âm lịch) sẽ được tổ chức trở lại với nhiều hình thức độc đáo.