TPHCM "mất trắng" 18 địa danh: Sở Văn hoá Thể thao nói gì?

Đình Trường |

Ngày 27.2, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Hoàng Nghị - Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hoá Thể thao TPHCM) đã cho biết ý kiến xung quanh việc hàng loạt địa danh có tuổi đời cả trăm năm của thành phố bị "mất trắng". Theo đó, việc các công trình phá bị bỏ hay thay thế "đã được cân nhắc kỹ lưỡng giữa hai yếu tố bảo tồn và phát triển"

Phía Sở Văn hoá Thể thao ý kiến gì về bản danh sách 18 địa danh biến mất khỏi TPHCM đã được Báo Lao Động phản ánh trong loạt bài viết gần đây?

- Tôi cho rằng giữa bảo tồn và phát triển luôn luôn là hai quá trình song song, nên chúng tôi đã cân nhắc hết sức và tính toán kỹ các phương án. Phương án được đưa ra phải phù hợp cho sự phát triển chung của thành phố.

Sau quá trình cân nhắc giữa các ngành rồi thành phố mới xem xét để đưa tới quyết định thay thế hay nâng cấp các công trình lâu đời. Với cả có những công trình đã xuống cấp quá rồi, giữ làm sao được. Khó lắm, trong thực tế nó rất là khó!

Các công trình có thể bị thay thế nhưng chúng tôi đã lưu ý sử dụng một số yếu tố, chi tiết cũ ở công trình mới để lưu giữ lại những kỷ niệm, những ký ức về di sản đó. Như thương xá Tax giữ lại các yếu tố về thiết kế, cầu Nhị thiên đường giữ lại hàng cột đèn,...

Hay cũng cần thông tin cho rõ lại như Trại David không phải "mất trắng" mà đã được công nhận di tích quốc gia, sắp tới TPHCM sẽ cùng với Bộ Quốc Phòng tiến hành trùng tu, tôn tạo. Hoặc khu di tích Ba Son sắp tới sẽ lập đề án và đang tiến hành thực hiện dự án tôn tạo với tổng diện tích với 6.000m2,...

Trước khi một số công trình bị phá bỏ, phía Sở Văn hoá Thể thao với chức năng của mình có đưa ra ý kiến hay kiến nghị nào không?

- Hầu hết với các công trình, phía chính quyền thành phố đều xin ý kiến các sở, ngành để cân nhắc trước khi đưa ra hội đồng quy hoạch kiến trúc.

Thương xá Tax - công trình từng gắn bó hơn 130 năm thăng trầm với TPHCM nay đã không còn nữa.
Thương xá Tax - công trình từng gắn bó hơn 130 năm thăng trầm với TPHCM nay đã không còn nữa.

Nhiều ý kiến cho rằng, các công trình bị biến mất do không được công nhận là di tích nên đã không có cơ chế nào để bảo vệ?

- Điều đầu tiên khi làm hồ sơ xếp hạng di tích là phải có đơn đề nghị của chủ sở hữu hoặc là người có quyền quản lý trực tiếp. Hiện nay, có một số khó khăn trong luật hiện hành là cơ sở hay công trình có đủ điều kiện nhưng người ta không đề nghị, không làm đơn để xét di tích.

Cầu Nhị Thiên Đường sau khi nâng cấp còn lại hàng cột đèn gợi nhớ về kiến trúc cũ.
Cầu Nhị Thiên Đường sau khi nâng cấp còn lại hàng cột đèn gợi nhớ về kiến trúc cũ.

Hơn nữa, khi xếp hạng di tích cần phải có nhiều nội dung như: bản vẽ, bản chụp, khu khoanh vùng bảo vệ di tích... Cần phải vào tận nơi để khảo sát di tích đó, xem nó có kiến trúc và hiện vật gì. Phải khảo sát toàn bộ di tích, nhưng nếu với công trình chủ sở hữu tư nhân họ không đồng ý, họ không cho mình vào thì làm thế nào được, vào mặt mũi họ không vui thì mình cũng đâu có vui. 

Ví dụ như một số công trình như Bưu điện thành phố, Chợ Bến Thành… rất xứng đáng nhưng chưa đạt được sự đồng thuận trong việc đề nghị xếp hạng di tích nên không đủ thành phần hồ sơ để mà tiến hành xét duyệt.

Theo tôi, việc này nên điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Vậy đâu sẽ là cách thức để chúng ta có thể bảo tồn những địa danh chưa được xếp hạng trước nguy cơ chúng có  thể bị xâm hại bất cứ lúc nào?

- Vào năm 2017, UBND TPHCM đã ban hành quyết định đưa 100 công trình vào danh mục kiểm kê di tích. Đây là các công trình có giá trị nhưng chưa được xếp hạng. Theo quy định cứ 5 năm là phải rà soát lại nên hiện nay, Sở Văn hoá Thể thao tiếp tục kiểm tra, bổ sung các công trình địa điểm có đủ tiêu chí và khả năng để đưa vào danh sách này.

Với những công trình đã được đưa vào danh mục kiểm kê thì sẽ được đối xử như di tích.

Trong bài phỏng vấn với Báo Lao Động, TS Nguyễn Minh Hoà có cho rằng, nhiều người nghĩ rằng, đến TP.Hồ Chí Minh chỉ là để kiếm tiền, là để làm kinh tế. Điều này dẫn đến ý thức về văn hoá, về giá trị của lịch sử phần nào giảm đi. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Tôi không cho rằng như vậy. Chúng ta phải đặt những vùng đất trong bối cảnh lịch sử, phát triển hay điều kiện tự nhiên của nó. Con người ở đây họ cởi mở, họ dung hoà các yếu tố văn hoá từ các nơi. Chứ không hẳn người ta chỉ quan tâm kinh tế mà không quan tâm văn hoá.

Nhưng phải thừa nhận thực tế là thời gian qua, đầu tư cho văn hoá của TPHCM chưa xứng tầm. Đó là đầu tư chứ không phải nhận thức con người. Vì vậy cần phải tăng cường bảo tồn, phát huy giá trị các văn hoá nói chung và các công trình di sản nói riêng.

Đình Trường
TIN LIÊN QUAN

Những địa danh "mất trắng" của TPHCM bây giờ ra sao?

Anh Tú - Đình Trường |

Từng một thời là những biểu tượng lừng lẫy của TPHCM, song hàng loạt các địa danh có tuổi đời cả trăm năm nay chỉ còn trong hoài niệm. Trên nền móng của công trình cũ, những đại dự án đang mọc lên phục vụ cho sự đổi thay, lột xác của thành phố này trong thời đại mới.

Hàng loạt địa danh biến mất ở TPHCM: Bị phá vì chưa phải là di tích?

Đình Trường |

Chỉ khi được công nhận là di tích lịch sử và được xếp hạng, các địa danh mới có cơ chế để bảo vệ. Trong khi đó, hàng loạt địa danh nổi tiếng, có tuổi đời hàng trăm năm của TPHCM đã biến mất trước khi kịp "viết đơn xin công nhận di tích".

TPHCM "mất trắng" 18 địa danh: Không phải cứ thích là phá, là đập

Đình Trường - Anh Tú |

Tại nhà riêng, TS Nguyễn Minh Hoà - người có thâm niên hơn 25 năm làm việc trong Hội đồng quy hoạch - kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã cho PV Lao Động mục sở thị bản danh sách 18 địa danh lịch sử mất tích không còn dấu vết của thành phố này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những địa danh "mất trắng" của TPHCM bây giờ ra sao?

Anh Tú - Đình Trường |

Từng một thời là những biểu tượng lừng lẫy của TPHCM, song hàng loạt các địa danh có tuổi đời cả trăm năm nay chỉ còn trong hoài niệm. Trên nền móng của công trình cũ, những đại dự án đang mọc lên phục vụ cho sự đổi thay, lột xác của thành phố này trong thời đại mới.

Hàng loạt địa danh biến mất ở TPHCM: Bị phá vì chưa phải là di tích?

Đình Trường |

Chỉ khi được công nhận là di tích lịch sử và được xếp hạng, các địa danh mới có cơ chế để bảo vệ. Trong khi đó, hàng loạt địa danh nổi tiếng, có tuổi đời hàng trăm năm của TPHCM đã biến mất trước khi kịp "viết đơn xin công nhận di tích".

TPHCM "mất trắng" 18 địa danh: Không phải cứ thích là phá, là đập

Đình Trường - Anh Tú |

Tại nhà riêng, TS Nguyễn Minh Hoà - người có thâm niên hơn 25 năm làm việc trong Hội đồng quy hoạch - kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đã cho PV Lao Động mục sở thị bản danh sách 18 địa danh lịch sử mất tích không còn dấu vết của thành phố này.