Thờ cúng tổ tiên đúng và đủ dưới góc nhìn chuyên gia văn hóa

Lương Văn Hải |

Vào mỗi dịp Tết, người Việt thường chuẩn bị rất tươm tất, mâm cao cỗ đầy để thể hiện lòng tôn kính đến với tổ tiên. Đây là một phong tục ý nghĩa. Tuy nhiên, nhiều người lại đặt nặng việc này thái quá.

Nhiều gia đình mặc dù kinh tế còn chưa ổn định nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về lại trở nên thay đổi. Hay có những gia đình cả năm luôn sống tiết kiệm, ăn không dám ăn mặc không dám mặc nhưng luôn chuẩn bị đầy đủ mâm cao cỗ đầy trong ngày Tết để có một cái Tết tươm tất. Những mâm cỗ cao ngất với những loại bánh kẹo, hoa quả, rượu bia đắt tiền thường là sự lựa chọn được nhiều nhà hướng đến.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến rất nhiều gia đình trải qua mấy ngày Tết bỗng nhiên kinh tế gia đình giảm sút nghiêm trọng. Những việc đáng tiếc này đều bắt nguồn từ suy nghĩ cả năm đã tiết kiệm rồi thì tết nên "xả đi" một tí cũng không sao.

Những mâm cỗ thường được thấy khi Tết đến.
Những mâm cỗ thường được thấy khi Tết đến. Ảnh minh họa.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, chuyên gia, nhà nghiên cứu Văn hóa Dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, quan niệm về sự trang trọng cầu kỳ của việc sắm sửa một mâm cỗ Tết để thờ cúng tổ tiên của mỗi nhà nên do tự chính mình lựa chọn và nên dựa trên kinh tế của gia đình mình. Mâm cỗ không nên quá nhiều vì nhiều là đầy đủ nhưng nhiều quá thì lại không được tốt.

Tuy nhiên, những mâm cỗ cúng luôn phải đảm bảo một số vấn đề mang tính truyền thống như sau: “Trước nhất, mọi thứ được chuẩn bị cho mâm cỗ tết tất cả mọi thứ đều phải tinh sạch. Từ việc mua từ chợ đến việc rửa và chế biến. Mọi thứ được chuẩn bị để cúng đều không được là đồ thừa. Bởi vì đây có thể coi là một sự thiếu tôn trọng của con cháu đối với tổ tiên.

Điều thứ hai, trong những vật cúng ngày Tết, những vật dụng không thể thiếu được như hương, đăng, trà nước và hoa quả bánh trái.

Ngoài ra, mâm cúng ngày Tết không thể thiếu rượu, nến, bánh chưng, mâm ngũ quả, hai bên phải có cây mía. Đây là những thành phần không thể thiếu được trong việc chuẩn bị cho ngày Tết. Nó vừa mang tính Phật giáo và cũng vừa là một phần thành quả của con cháu đạt được trong năm vừa qua muốn thông báo với tổ tiên.

Mâm cỗ cúng tổ tiên phải chứa đựng lòng thành của con cháu.
Mâm cỗ cúng tổ tiên phải chứa đựng lòng thành của con cháu.

Thứ ba quan trọng nhất đó là sự thành tâm. Trong mỗi hành động suy nghĩ, con cháu luôn phải có sự thành tâm đối với tổ tiên, từ những việc nhỏ nhặt nhất cho đến việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày Tết.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ, hiện nay hàng mã cũng đang là một thứ rất quan trọng trong ngày tết. Ông cho biết: “Ngày nay, nhiều nhà đang có sự chuẩn bị các đồ hàng mã ngày càng đa dạng phong phú mỗi dịp Tết đến xuân về. Cũng chính vì vậy mà đã xảy ra những sự việc không đáng có. Đó là, hàng mã càng ngày càng được làm to hơn, thậm chí to bằng một nửa các vật thực tế. Ví dụ, ôtô to bằng một nửa cái ôtô thật, hay các đồ hàng mã được sáng tạo ra như nhà cửa xe cộ và thậm chí cả người hầu".

Nhiều nhà chuẩn bị những mặt hàng này với hy vọng ông bà tổ tiên có thể sống thoải mái hơn dưới suối vàng. Điều đó đang tạo nên một xu hướng các đồ cúng ngày càng lớn tạo nên các ý nghĩa mang tính tiêu cực.

Bên cạnh đó, vấn đề đốt vàng mã cũng đang tạo nên một sự ảnh hưởng lớn với môi trường xung quanh khi mọi người luôn đốt vô tội vạ, không có sự lựa chọn những nơi đốt cho phù hợp.


Tuy nhiên, đây là một tín ngưỡng không thể từ bỏ của người Việt. Nhưng chúng ta có thể thay đổi về những đồ hàng mã có thể làm nhỏ gọn xinh xắn hơn, phù hợp hơn.

Cuộc sống hiện đại ngày nay không gian sống không lớn nên chúng ta nên có sự sắp xếp cho phù hợp. Nó vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo duy trì được tín ngưỡng lâu đời của dân tộc.

Lương Văn Hải
TIN LIÊN QUAN

PGS Trần Lâm Biền: Ai nói bỏ Tết cổ truyền là không bình thường

Đào Bích |

“Nếu còn băn khoăn về việc ăn tết cổ truyền, bạn hãy ra các nhà ga, bến xe để xem người ta háo hức thế nào với Tết Nguyên đán”, PGS Trần Lâm Biền cho biết.

Có phải chúng ta tụt hậu vì ăn tết cổ truyền?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến cho rằng cần bỏ Tết Âm lịch, gộp với Tết Dương lịch và chỉ nghỉ tết trong vòng 3 ngày, vì việc ăn tết cổ truyền làm kinh tế chậm phát triển, đất nước tụt hậu.

Mặc tranh cãi, Tết cổ truyền sẽ mãi đồng hành cùng người Việt

QUANG ĐẠI |

Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, lại nổ ra các cuộc tranh luận triền miên không có hồi kết về việc có nên bỏ tết Ta (Nguyên đán), gộp vào Tết Dương lịch như một số nước khác.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

PGS Trần Lâm Biền: Ai nói bỏ Tết cổ truyền là không bình thường

Đào Bích |

“Nếu còn băn khoăn về việc ăn tết cổ truyền, bạn hãy ra các nhà ga, bến xe để xem người ta háo hức thế nào với Tết Nguyên đán”, PGS Trần Lâm Biền cho biết.

Có phải chúng ta tụt hậu vì ăn tết cổ truyền?

QUANG ĐẠI |

Nhiều ý kiến cho rằng cần bỏ Tết Âm lịch, gộp với Tết Dương lịch và chỉ nghỉ tết trong vòng 3 ngày, vì việc ăn tết cổ truyền làm kinh tế chậm phát triển, đất nước tụt hậu.

Mặc tranh cãi, Tết cổ truyền sẽ mãi đồng hành cùng người Việt

QUANG ĐẠI |

Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, lại nổ ra các cuộc tranh luận triền miên không có hồi kết về việc có nên bỏ tết Ta (Nguyên đán), gộp vào Tết Dương lịch như một số nước khác.