Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

“Thiếu thiết chế văn hóa cho công nhân, có trách nhiệm của ngành văn hóa”

Đặng Chung |

Khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) năm 2016 và phương hướng năm 2017 diễn ra ngày 12.1 tại Hà Nội. Thủ tướng cũng chỉ rõ lãnh đạo sở văn hóa các địa phương phải tích cực đi thị sát, có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền trong việc xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân, nông dân, người dân ở vùng sâu, vùng xa và đừng bàng quan, “không nhúc nhích” trước những vấn đề khó khăn, hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội.

Vẫn tồn tại thứ  văn hóa “không nhúc nhích”...

Dẫn lại câu nói của Bác Hồ “Văn hóa soi đường quốc dân đi”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định,  lãnh đạo nhà nước luôn coi trọng vấn đề phát triển văn hóa. Văn hóa không thể đi sau kinh tế, mà phải đi ngang. Coi nhẹ văn hóa thì đất nước không thể tồn tại và phát triển bền vững được.

Dù đánh giá rất cao những nỗ lực và thành tựu ngành VHTTDL đã đạt được trong năm 2016, nhưng Thủ tướng đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại của ngành, nhất là việc tồn tại một thứ “văn hóa không nhúc nhích”. Thủ tướng lấy ví dụ về việc nhìn thấy người bị tai nạn giao thông mà không giúp đỡ, thấy hiện tượng tiêu cực mà không đấu tranh,  vô cảm trước những bức xúc của nhân dân… Đặc biệt là sự “không nhúc nhích” ở một số lãnh đạo của ngành, chính điều này dẫn đến việc thiếu thiết chế văn hóa cho người dân, nhất là công nhân đang sinh sống ở các khu công nghiệp.

“Tôi xin nhấn mạnh là ở các khu công nghiệp, thiết chế văn hóa còn rất thiếu. Chúng ta đã nói về một định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển mà nông dân chúng ta không quan tâm, công nhân không quan tâm, trước hết về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ, thì quan tâm điều gì? Tôi nói tồn tại này để các cấp ủy, ngành địa phương cùng với ngành văn hóa, du lịch của chúng ta phải lo. Công nhân đi làm từ sớm tới khuya mới về, chỗ ăn, chỗ tập, chỗ chơi không có. Đó là do những yếu kém của ngành chúng ta. Quá thiếu thiết chế cho công nhân, đó là trách nhiệm của ngành văn hóa. Các đồng chí lãnh đạo sở văn hóa ở địa phương có đi tham mưu cho chính quyền địa phương điều đó không? Bộ chúng ta có đi kiểm tra, thị sát để thấy được điều đó không? Nếu cán bộ trong hệ thống chúng ta mà chuyển động tốt, mạnh mẽ trong nhận thức và hành động thì đất nước mới phát triển tốt hơn. Chúng ta phải quyết liệt thì đất nước mới có sự chuyển biến mạnh mẽ, hướng tới việc xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo, phát triển” - Thủ tướng phát biểu thẳng thắn. 

Ngoài việc khẳng định cần đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa cho công nhân, nông dân, Thủ tướng cũng chỉ đạo mỗi cơ quan quản lý văn hóa cần chủ động phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng những hình tượng con người mới, kiên quyết đấu tranh phê phán đẩy lùi cái xấu, cái lạc hậu, hành vi sai trái ảnh hưởng tiêu cực đến con người Việt Nam; coi trọng nhân tài, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có chiều sâu, góp phần giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ của người dân.

Giữ chân du khách - bài toán khó của ngành du lịch

Năm 2016, Việt Nam đã đón 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Đây là cột mốc với ngành công nghiệp không khói ở Việt Nam. Doanh thu từ du lịch cũng tăng 19%, đạt hơn 400.000 tỉ đồng, cán đích trước 4 năm so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, vấn nạn “chặt chém”, chèo kéo khách du lịch vẫn là “điểm đen” của ngành, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Nạn chèo kéo, đeo bám du khách khiến hình ảnh Việt Nam bớt đẹp trong mắt khách quốc tế (Ảnh: Hữu Nghị)

Tại Hội nghị tổng kết của ngành VHTTDL, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những tồn tại của ngành và đưa ra 5 câu hỏi, cũng là 5 bài toán khó, đề nghị ngành thực hiện trong năm 2017. Đó là: Làm thế nào để du khách ngày một tìm đến các địa điểm du lịch của Việt Nam đông hơn? Làm thế nào để khách ở lâu hơn thay vì phải rời đi sớm? Làm thế nào để khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không biết tiêu vào đâu? Làm thế nào để khách kể lại những câu chuyện du lịch thú vị với người thân, bạn bè một cách đầy hứng khởi chứ không phải kể xấu hay chê bai về Việt Nam? Làm thế nào để khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại?

Thủ tướng cũng yêu cầu ngành cần khắc phục ngay những vấn đề là nỗi lo sợ của du khách khi đến Việt Nam như chèo kéo, chặt chém, trộm cắp, móc túi… Cần gắn việc thúc đẩy văn hóa, du lịch, thể thao với hội nghị APEC 2017. Để làm được điều này cần sự chung tay của bộ, ngành, cơ quan, tạo thuận lợi cho phát triển ngành VHTTDL bằng các biện pháp như chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ vốn cho đầu tư vào lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa; cơ chế khuyến khích đầu tư, hỗ trợ sáng tạo, quảng bá văn học nghệ thuật...

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, để phát triển du lịch cũng chính là phát triển kinh tế đất nước, cần thiết phải bảo vệ, gìn giữ di sản văn hóa mà cha ông để lại. Và cần sự chung tay của cả cộng đồng, để xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, cộng đồng làm du lịch văn minh.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.