Thành cổ Quảng Trị: Những hy vọng từ miền tưởng vọng…

Lê Việt Thường |

Hơn 20 năm trước, trong một căn phòng nhỏ của trụ sở tạp chí Cửa Việt đóng ở Thành cổ Quảng Trị, trước khi viết những dòng kết thúc thiên bút ký “Đêm chong đèn nhớ lại”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trầm tư về những người lính trẻ đã nằm lại nơi đây và ông nghĩ, phía sau sự hy sinh ấy phải có một thông điệp: “Từ đáy lòng quằn quại, tôi cố gắng giải mã bức thông điệp câm lặng của các anh chị để lại...

... Rằng, những người chết đi không hề mong ước được phong anh hùng và được thấy hoa tươi dâng trước mộ! Không, không, không! Họ chết cho một lẽ duy nhất là khát vọng sống, là đằng sau họ, cuộc sống sẽ được thiết kế trở lại trên ấm no, công bằng và nhân phẩm”.

Mảnh đất trả cái giá máu với sứ mệnh HÒA BÌNH ấy lẽ ra phải được hồi sinh tươi đẹp như con chim phượng bay lên từ đống tro tàn. Nhưng số phận của Thành cổ Quảng Trị không được như thế sau gần 20 năm kể từ ngày mảnh đất này được giải phóng, từ 1972 đến 1989.

Nó là một thành phố bị quên lãng, thành phố của cỏ dại, bởi thế Thành cổ - những năm tháng đó được gọi chệch đi như một kiểu chơi chữ buồn thương “Thành cổ hay Thành cỏ”. Cỏ ngút ngàn thị xã , cỏ tràn ngập bờ thành hoang phế, cỏ bời bời trong khuôn viên thành xưa với chu vi gần 4 cây số mà xưa kia từng có dinh án sát, lãnh binh, nhà đoan, thương cuộc… Cỏ trùm lên bao nhiêu dấu yêu thị xã từng có một quá vãng đẹp như một bài cổ thi viết trên tờ giấy hoa tiên trải mềm dọc theo dòng Thạch Hãn.

Sau năm 1972, tất cả chỉ còn là gạch vụn và cỏ dại. Thành cổ được người dân cất mất dấu “^” và mặc nhiên được gọi với một tâm trạng nửa như hờn dỗi, nửa như thân phận…

Mọi sự bắt đầu từ khoảng năm 1992, sau ba năm tái lập tỉnh, những ngôi nhà cao tầng bắt đầu mọc lên như một câu trả lời với quá khứ máu xương, rằng thành cỏ giờ đây đã mọc lại phố phường. Và trên hoang tàn gạch vỡ kia Đài Tưởng niệm mọc lên, những lối cỏ được lát hồng màu gạch, cây xanh đã vấn vít vươn cành gọi chim về, cho dẫu thế thì bờ sông ngợp gió kia, dòng nước biếc xanh trôi qua thị xã vẫn còn một chút gì hoang vắng…

Chính những ngày tháng 7 của gần 30  năm trước, một người lính cựu từng chiến đấu trên chiến trường Thành cổ Quảng Trị đã về đây, gom chút phụ cấp còm cõi để mua hết hoa huệ trong ngôi chợ nghèo rồi nhờ một chiếc thuyền nan chèo ra giữa dòng Thạch Hãn để thả xuống những cánh hoa tưởng niệm đồng đội. Và những câu thơ đã bật ra như một niềm đau cất giữ từ bao nhiêu năm qua, khi những đồng đội anh đã nằm lại đáy sông này trong 81 ngày đêm khốc liệt giữ Thành cổ Quảng Trị.

Từ chiếc thuyền nan thả hoa của người cựu binh Lê Bá Dương 30 năm trước đến những đêm thả hoa dâng nến như một nghi lễ tri ân của người dân thị xã này được diễn ra vào mỗi kỳ sóc vọng, rằm và mùng 1 âm lịch. Hoa trôi trên sông như một chứng ngộ của lòng biết ơn và nói cùng người đã khuất, rằng không một ai, không một điều gì bị lãng quên.

Có thể gặp ở đây tấm lòng của cả nước, khi bờ Nam sông Thạch Hãn khánh thành cụm công trình tưởng niệm này do Vietinbank  ủng hộ với kinh phí xây dựng lên đến 18 tỷ đồng thì ở bờ Bắc, một bến thả hoa khác cũng vừa được khởi công do Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cung tiến để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ năm 1972.

Từ bến thả hoa đến nhà hành lễ nối cùng quảng trường Giải Phóng đến một tháp chuông nối nhau liên hoàn tạo nên một cụm công trình kiến trúc tưởng niệm trĩu nặng niềm tri ân.

Không chỉ tưởng niệm với hoa tươi và nến sáng, tháng 7.2016 một trại sáng tác điêu khắc đá “Bất tử và hồi sinh” diễn ra ngay trên những vuông cỏ của cổ thành với  22 tác phẩm của những điêu khắc gia tên tuổi như Phạm Văn Hạng, Tạ Quang Bạo, Nguyễn Hiền., Phan Trọng Văn...

Trước khi có 22 tác phẩm điêu khắc như sự tưởng niệm của Đá dành cho những người đã ngã xuống ở Thành cổ, ở dọc theo đổ nát của tường thành vẫn đột khởi nhô lên những hình khối được tạo nên bởi mảng tường thành sót lại sau trùng trùng đạn bom của mùa hạ 1972. Màu gạch đỏ au như máu, màu của gạch hay màu của máu thấm vào từng viên gạch?

Cùng với tưởng niệm của hoa tươi và nến sáng, của tượng đài và cây cỏ, sự tri ân với mảnh đất Thành cổ hy vọng sẽ được cả nước chung tay cho những cây cầu sải nhịp qua sông Thạch Hãn, cho những phố phường cao rộng, những ngôi trường mới thênh thang như khát vọng của người lính trước khi ngã xuống ,rằng “cuộc sống sẽ được thiết kế trở lại trên ấm no, công bằng và nhân phẩm.”

Những đứa trẻ vui chơi trong khu tưởng niệm Thành cổ đẹp như công viên của những tác phẩm nghệ thuật và tự tin đi tới tương lai, đi tới và xứng đáng với những máu xương của những người lính đã thắm đỏ tưới xuống mảnh đất này 45 năm trước, mùa hè năm 1972!

 

Lê Việt Thường
TIN LIÊN QUAN

17 năm chưa cấp xong sổ đỏ cho gia đình cựu binh Thành cổ Quảng Trị

LAM CHI |

Ông Lê Chiến Hào (Lê Hào), trú tại 186 đường Trần Hưng Đạo – thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), suốt 17 năm qua vất vả với vụ kiện mảnh đất mặt tiền 3 mét đường Trần Hưng Đạo thuộc Thành cổ Quảng Trị - nơi ông từng chiến đấu để bảo vệ. UBND thị xã Quảng Trị và Hội Cựu chiến binh nơi ông Hào sinh hoạt đều lên tiếng cho rằng, vụ kiện của một công dân khác đòi lấy luôn 3 mét đất đó không phù hợp pháp luật.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

17 năm chưa cấp xong sổ đỏ cho gia đình cựu binh Thành cổ Quảng Trị

LAM CHI |

Ông Lê Chiến Hào (Lê Hào), trú tại 186 đường Trần Hưng Đạo – thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), suốt 17 năm qua vất vả với vụ kiện mảnh đất mặt tiền 3 mét đường Trần Hưng Đạo thuộc Thành cổ Quảng Trị - nơi ông từng chiến đấu để bảo vệ. UBND thị xã Quảng Trị và Hội Cựu chiến binh nơi ông Hào sinh hoạt đều lên tiếng cho rằng, vụ kiện của một công dân khác đòi lấy luôn 3 mét đất đó không phù hợp pháp luật.