Tết ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ đâu?

L.C |

Hàng năm, đến 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam thường sửa soạn mâm cỗ để cúng ông Công, ông Táo hay nói cách khác là tiễn ông Công, ông Táo về trời. Tục lệ này được bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa và được lưu truyền tới ngày nay.

Nguồn gốc ông Công, ông Táo

Có nhiều sự tích về ông Công, ông Táo được lưu truyền trong dân gian, tuy nhiên, câu chuyện được truyền miệng nhiều hơn cả là sự tích về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao.

Ngày xưa, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà, Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Từ xa xưa, người dân đã chọn ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về chầu trời.
Từ xa xưa, người dân đã chọn ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về chầu trời.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo

PGS-TS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khẳng định phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm các gia đình lại dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm, sắp mâm cỗ, mua vàng mã, cá chép, hương hoa... để tiễn ông Táo về chầu trời.

Đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình cùng đoàn tụ bên mâm cơm - nét đẹp truyền thống vẫn được trao truyền từ đời này qua đời khác.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo.

Tục cúng ông Công, ông Táo, cũng như các phong tục tốt đẹp khác của dân tộc luôn luôn hướng con người tới những điều thiện, điều tốt lành. Tục lệ này cũng nhắc nhở mọi người cần phải cố gắng làm những việc tốt, làm ăn lương thiện, các thành viên trong gia đình sống hoà thuận, yêu thương nhau”- GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật VN  -chia sẻ.

L.C
TIN LIÊN QUAN

Tin tức Hà Nội ngày 8.2: Thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời; chàng trai Mỹ tình nguyện nhặt rác

PV |

Cá "bay", rác cũng bay theo; Ấn tượng với chàng trai Mỹ tình nguyện nhặt rác ngày Táo quân dưới cầu Long Biên; Lượng máu phục vụ người bệnh trong Tết đã "dễ thở"; Nông dân đi đánh gốc đào thuê: Mỗi ngày kiếm tiền triệu... là những tin tức Hà Nội mới nhất 24h qua.

Cá chép, vàng mã cháy hàng trước ngày cúng ông Công, ông Táo

Nguyên Linh |

Tại các khu chợ dân sinh ở Hà Nội, nhiều cửa hàng vàng mã, cá chép tăng giá nhưng vẫn không có hàng để bán trước ngày cúng ông Công, ông Táo. 

Quan niệm cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa 23 tháng Chạp là chưa phù hợp

Bích Hà |

Từng có quan niệm cho rằng, nên cúng ông Công, ông Táo trước thời điểm 12 trưa 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật VN, đây chưa phải là cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tin tức Hà Nội ngày 8.2: Thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời; chàng trai Mỹ tình nguyện nhặt rác

PV |

Cá "bay", rác cũng bay theo; Ấn tượng với chàng trai Mỹ tình nguyện nhặt rác ngày Táo quân dưới cầu Long Biên; Lượng máu phục vụ người bệnh trong Tết đã "dễ thở"; Nông dân đi đánh gốc đào thuê: Mỗi ngày kiếm tiền triệu... là những tin tức Hà Nội mới nhất 24h qua.

Cá chép, vàng mã cháy hàng trước ngày cúng ông Công, ông Táo

Nguyên Linh |

Tại các khu chợ dân sinh ở Hà Nội, nhiều cửa hàng vàng mã, cá chép tăng giá nhưng vẫn không có hàng để bán trước ngày cúng ông Công, ông Táo. 

Quan niệm cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa 23 tháng Chạp là chưa phù hợp

Bích Hà |

Từng có quan niệm cho rằng, nên cúng ông Công, ông Táo trước thời điểm 12 trưa 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, theo GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện văn hoá nghệ thuật VN, đây chưa phải là cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng.