Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

CUNG HUYỀN |

Mỗi năm đến dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc lại thực hiện hành trình di dân lớn nhất trong năm. Gần 3 tỷ lượt người Trung Quốc tất bật tìm về nguồn cội trong ngày lễ cổ truyền.

Tết Nguyên Đán cổ truyền của Trung Quốc là thời điểm "vàng" trong năm để du khách có dịp tìm hiểu, khám phá về nét văn hóa độc đáo tại quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời. Đối với người Trung Quốc, đây là dịp trọng đại trong một năm.

Nguồn gốc về Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc 

Trung Quốc là một quốc gia có bề dày lịch sử, thưở ban đầu, năm 2100 TCN, người Trung Quốc đặt tên cho dịp lễ cổ truyền này “Tuế”, tính theo thời gian sao mộc quay một vòng là một tuổi. Năm 1000 TCN, người ta lại gọi là Niên”, hàm ý là ngũ cốc đầy nhà.

 
Ảnh minh họa

Theo tục lệ dân gian Trung Quốc, thời điểm bắt đầu ngày lễ tết được tính từ 23 tháng chạp âm lịch, đến ngày rằm tháng giêng năm mới. Trong khoảng thời gian này, ngày 30 tháng chạp, giao thừa và mồng một là những dịp được các gia đình tổ chức long trọng hơn cả.

Quan niệm về Tết âm lịch theo văn hóa Trung Hoa

Người Trung Hoa có rất nhiều truyền thuyết lí giải nguồn gốc về tết, qua đó phản ánh niềm tin và cách sống của con người cổ đại. Một trong số những quan niệm lâu đời đó vẫn còn tồn tại đến bây giờ.

Với quan niệm năm mới là dịp để sum họp và quây quần, người Trung Quốc rất coi trọng bữa cơm tất niên. Tối giao thừa, các gia đình bao gồm họ hàng gần xa cùng nhau dùng bữa. Những món ăn truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết bao gồm thịt gà, cá, đậu, khoai sọ.

Sáng mùng 1 tết, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung đông đủ. Người nhiều tuổi nhất trong gia đình sẽ đứng ra lì xì con trẻ. Các vị khách gần xa sẽ đến thăm hỏi, chúc tết gia đình trong những ngày này.

 
Ảnh minh họa.

Ngày rằm tháng riêng được coi là ngày cuối cùng trong dịp Tết Nguyên Đán. Các gia đình Trung Quốc sẽ thưởng thức món ăn truyền thống có tên “Tangyuan”. Món ăn này gồm những nắm xôi ngọt nhúng trong nước xúp.

Các hoạt động trong ngày tết

Văn hóa nghệ thuật truyền thống như tuồng, kịch, múa sư tử không thể thiếu vắng trong những ngày lễ cổ truyền. Người dân Trung Quốc ưu thích trang trí nhà cửa bằng đèn lồng hay các câu đối đỏ trước của nhà.

 
Ảnh minh họa

Lễ hội hoa đăng là hoạt động lớn nhất trong dịp năm mới của người dân Trung Quốc. Hoạt động này thu hút được đông đảo người dân tham gia. Hoa đăng được gắn kết thủ công với đủ các hình thù động vật, hoa lá, phong cảnh.

Ngọn nến hoa đăng tượng trưng cho niềm tin, niềm hi vọng. Người dân Trung Quốc thường thông qua hình ảnh hoa đăng để gửi gắm ước nguyện, mưu cầu hạnh phúc.

CUNG HUYỀN
TIN LIÊN QUAN

Những điều kiêng kị trong ngày Tết ở miền Trung

HOÀI ANH (T/H) |

Theo phong tục lâu đời của người Việt Nam, ngày Tết cần kiêng kị một số điều nhất định để có một năm mới an lành. Dưới đây là một số những kiêng kị ở miền Trung.

Vì sao Tết Nguyên đán lại dựng cây nêu, treo câu đối đỏ?

Bảo Trang (TH) |

Dựng cây nêu, treo câu đối đỏ ngày tết đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán tự bao đời nay. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn nguồn gốc, ý nghĩa của những phong tục này.

Những món ăn "nghe là thèm" trong Tết Âm lịch Trung Quốc

Bảo Trang (TH) |

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc không thể thiếu bánh tổ, há cảo, mì trường thọ… với quan niệm những món ăn ngày Tết đều có ý nghĩa tiễn những điều không may của năm trước và rước tài lộc may mắn vào nhà.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Những điều kiêng kị trong ngày Tết ở miền Trung

HOÀI ANH (T/H) |

Theo phong tục lâu đời của người Việt Nam, ngày Tết cần kiêng kị một số điều nhất định để có một năm mới an lành. Dưới đây là một số những kiêng kị ở miền Trung.

Vì sao Tết Nguyên đán lại dựng cây nêu, treo câu đối đỏ?

Bảo Trang (TH) |

Dựng cây nêu, treo câu đối đỏ ngày tết đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán tự bao đời nay. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn nguồn gốc, ý nghĩa của những phong tục này.

Những món ăn "nghe là thèm" trong Tết Âm lịch Trung Quốc

Bảo Trang (TH) |

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc không thể thiếu bánh tổ, há cảo, mì trường thọ… với quan niệm những món ăn ngày Tết đều có ý nghĩa tiễn những điều không may của năm trước và rước tài lộc may mắn vào nhà.