Tết Đoan Ngọ ở 3 miền Bắc - Trung - Nam khác nhau thế nào?

Châu Anh |

Theo quan niệm dân gian, ngày 5.5 âm lịch hàng năm được coi là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ đã trở thành nét đẹp in đậm trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Và ở mỗi vùng miền, Tết Đoan Ngọ lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương còn được người dân Việt Nam gọi với cái tên gần gũi là tết “diệt sâu bọ”. Tuy cũng là ngày lễ của nhiều nước Đông Nam Á như Trung Quốc hay Hàn Quốc nhưng với riêng Việt Nam tết Đoan Ngọ lại mang một nét đẹp văn hoá đặc biệt, giàu truyền thống.

Rượu nếp là món ăn phổ biến nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: LDO.
Rượu nếp là món ăn phổ biến nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: LDO.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung - nguyên Trưởng khoa Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Tết Đoan Ngọ gắn liền với văn minh nông nghiệp. "Thời điểm chuyển giao thời tiết, chuyển giao mùa nên sâu bọ nhiều, dịch bệnh nhiều vì vậy người dân phải có những cách thức phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh. Từ đó, kết tinh lại thành một phong tục tập quán nên cứ đến 5.5 âm lịch là ngày giết sâu bọ", PGS.TS Phạm Ngọc Trung nói.

Hiện nay nhiều làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày lễ này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ ngày "diệt sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân. Vì vậy, cứ đến ngày 5.5 âm lịch những người con xa quê lại có dịp trở về bên gia đình để cùng đón tết.

Tết Đoan Ngọ và sự khác biệt giữa 3 miền

Theo phong tục truyền thống từ xa xưa, khi thức dậy vào ngày tết Đoan Ngọ mỗi thành viên trong gia đình đều sẽ ăn hoa quả trước bữa sáng. Bởi theo quan niệm, việc ăn hoa quả như vậy sẽ có lợi cho đường ruột, giúp xua đuổi sâu bọ và tạo hi vọng cho một mùa màng mới tốt đẹp hơn. Người dân miền Bắc thường ăn quả mận trong ngày này vì nó có vị chua thanh sẽ giúp loại bỏ được "sâu bọ" trong cơ thể.

Người miền Bắc thường ăn mận và vải trước bữa sáng vào Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Nam Phương.
Người miền Bắc thường ăn mận và vải trước bữa sáng vào Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Nam Phương.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung, ở đồng Bằng Bắc Bộ sử dụng rượu nếp để diệt sâu bọ. Bởi, ngày xưa trong cuộc sống thường sử dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, không có nhiều loại thuốc như bây giờ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.

Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng cơm rượu như một “công cụ” để diệt sâu bọ. Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình tự chế biến trong các bữa ăn.

Ngoài ra, người dân miền Trung còn coi ngày Tết Đoan Ngọ là ngày sum họp gia đình và thường ăn khá linh đình. Các món ăn Tết Đoan Ngọ ở miền Trung có thêm bánh tráng, chè kê và không thể thiếu bánh tro. Giải thích về điều này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung cho rằng miền Trung vốn là nơi thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, nên vào ngày này, người dân thường cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu.

Người miền Trung không thể thiếu bánh tro. Ảnh: Khánh Hạ.
Người miền Trung không thể thiếu bánh tro. Ảnh: Khánh Hạ.

Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ được gọi là cơm rượu sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ và được ăn kèm với xôi vò. Đó cũng là một màu sắc hết sức độc đáo của người dân Nam Bộ. Theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.

Châu Anh
TIN LIÊN QUAN

Những món ăn trong Tết Đoan ngọ "giết sâu bọ" tốt cho sức khỏe

Minh An |

Theo truyền thống của từng miền, Tết Đoan Ngọ mùng 5.5, ngoài hoa quả còn có những món ăn cũng khác nhau.

TPHCM: Làng bánh ú lá tre "cháy hàng" dịp Tết Đoan Ngọ

Ngọc Lê |

Với tuổi đời hơn 50 năm, nằm trên đường Phạm Thế Hiển, phường 5, Quận 8, TPHCM, làng bánh ú lá tre vẫn còn giữ nguyên được nghề truyền thống mà cha ông để lại. Mặc dù chưa đến Tết Đoan Ngọ (rơi vào thứ năm, mùng 5 tháng 5 Âm lịch), nhưng bánh ú nơi đây đã liên tục "cháy hàng", ai nấy cũng đều tất bật làm bánh để kịp giao cho khách.

Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ và chi tiết nhất

Hải Ngọc |

Ngày Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền, không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sửa, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Những món ăn trong Tết Đoan ngọ "giết sâu bọ" tốt cho sức khỏe

Minh An |

Theo truyền thống của từng miền, Tết Đoan Ngọ mùng 5.5, ngoài hoa quả còn có những món ăn cũng khác nhau.

TPHCM: Làng bánh ú lá tre "cháy hàng" dịp Tết Đoan Ngọ

Ngọc Lê |

Với tuổi đời hơn 50 năm, nằm trên đường Phạm Thế Hiển, phường 5, Quận 8, TPHCM, làng bánh ú lá tre vẫn còn giữ nguyên được nghề truyền thống mà cha ông để lại. Mặc dù chưa đến Tết Đoan Ngọ (rơi vào thứ năm, mùng 5 tháng 5 Âm lịch), nhưng bánh ú nơi đây đã liên tục "cháy hàng", ai nấy cũng đều tất bật làm bánh để kịp giao cho khách.

Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ đầy đủ và chi tiết nhất

Hải Ngọc |

Ngày Tết Đoan Ngọ là một tục lệ cổ truyền, không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sửa, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình.