Sự trở lại của văn học đô thị miền Nam: Phía trước là bầu trời

Mai Anh Tuấn |

Có thể nói, sự tái xuất của một số hiện tượng văn học đô thị miền Nam 1954-1975 cũng trao cho chúng ta nhiều hy vọng, nhất là hy vọng về sự hiện hữu trọn vẹn, đáng tin của một nền văn học dân tộc đúng nghĩa.

1.

Nguyễn Thị Hoàng cùng bộ bảy tác phẩm Trên thiên đường ký ức, Mây bay qua trời xưa, Vòng tay học trò, Một ngày rồi thôi, Tuần trăng mật màu xanh, Cuộc tình trong ngục thất, Tiếng chuông gọi người tình trở về là cái tên tiếp theo vừa được trở lại trong đời sống văn chương hôm nay, đủ rộn ràng và xáo động để công chúng tìm biết thêm về nữ tác giả nổi bật bậc nhất của văn học đô thị miền Nam 1954-1975 từng giữ im lặng một thời rất dài.

Dĩ nhiên, công việc sưu tầm, minh bạch hóa và tái xuất bản văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 thì đã bắt đầu, một cách thận trọng và có lựa chọn, từ mười mấy năm qua.

Trước hết cần nhắc đến bộ sách công cụ mang tính quy phạm và chính thống hóa, Từ điển văn học (bộ mới, 2004), đã giới thiệu một số tác giả văn học đô thị miền Nam: Bùi Giáng (1926-1998), Bình Nguyên Lộc (1914-1987), Nguyên Sa (1932-1998), Dương Nghiễm Mậu (1936-2016). Cho dù quá ít ỏi và không thật sự sáng rõ mọi điều về văn chương của mỗi người nhưng ít nhất, bộ sách công cụ này cũng đã hé mở vài cửa ngõ để độc giả nhìn vào bộ phận văn học từng chịu khá nhiều định kiến.

Cùng thời điểm, một số đơn vị xuất bản trong nước tỏ ra khéo léo, mạnh dạn ấn hành lại tác phẩm của nhiều nhà văn có tiểu sử và sự nghiệp khác nhau, với đích ngắm chung là mở rộng về phía các tác giả lớn. Dương Nghiễm Mậu trở lại, gây khá nhiều sóng gió với các tập truyện Nhan sắc, Cũng đành, Đôi mắt chân trời, Tiếng sáo người em út (2007). Nguyên Sa thì yên lành hơn với Tuyển tập thơ chọn lọc (2005). Thơ văn Du Tử Lê tuy trở lại muộn, nhưng nhận được nhiều ưu ái, với Trên ngọn tình sầu (2018), Khúc thụy du (2018). Triết gia, thi sĩ Phạm Công Thiện cũng trở lại với tuyển thơ Trên tất cả đỉnh cao là im lặng (2009). Bình Nguyên Lộc khá xuôi chèo mát mái với Tuyển tập Bình Nguyên Lộc (bốn tập, 2002).

So với sự trở lại của một số tác giả mà lý lịch lẫn văn chương không bị coi là “có vấn đề” như Sơn Nam, Vương Hồng Sển, Trang Thế Hy thì Bùi Giáng với Đười ươi chân kinh (thơ văn tinh tuyển, 2012) cũng như hàng loạt dịch phẩm khác, Tràng Thiên với Quê hương tôi (2012) và Tạp văn (2014) hẳn nhiên là một tín hiệu quan trọng, không chỉ vì cho thấy sức đọc hôm nay đã tiếp cận được một hiện tượng thơ khó và còn lâu mới hoàn tất giải mã (như Bùi Giáng) mà còn báo hiệu những khoảng cách quá khứ, lịch sử xã hội sẽ dần khép lại trước nhu cầu thưởng thức văn chương.

Quả là độ lùi thời gian trong đời sống văn học, dù gì, cũng khiến các định kiến không thể kéo dài và sự tri nhận không rơi vào khuyết thiếu, chênh vênh mãi.

Một số tác phẩm, tác giả của văn học đô thị miền Nam trước 1975 được tái xuất hiện gần đây. Nguồn ảnh: internet
Một số tác phẩm, tác giả của văn học đô thị miền Nam trước năm 1975 được tái xuất hiện gần đây. Nguồn ảnh: internet

Năm 2012, thêm một tác giả nữ, Trần Thị NgH, được giới thiệu lại với bộ ba tập truyện Lạc đạn, Nhăn rúm, Nhà có cửa khóa trái. Đến năm 2017, Nguyễn Thị Thụy Vũ, nữ tác giả được đón đọc bậc nhất trước 1975 ở miền Nam, gây chú ý vì trở lại cùng lúc với bộ 10 tác phẩm truyện ngắn, truyện dài. Như thể chẳng đặng đừng trước cơ hội “bước qua lời nguyền”, đầu 2018, bộ đôi tiểu thuyết “khó đọc” Tuổi nước độc và Sợi tóc tìm thấy của Dương Nghiễm Mậu đã được tái xuất. Còn với trường hợp Nguyễn Thị Hoàng trở lại vào năm 2020, như đã nói, đã đánh dấu một cột mốc mới trên hành trình nhận thức lại các giá trị văn chương vốn đa dạng của văn học đô thị miền Nam 1954-1975.

2.

Tác phẩm trở lại thì việc đọc, đánh giá bộ phận văn học này cũng có biến chuyển nhất định. Ngoài giới thiệu từng tác giả, tác phẩm riêng lẻ, đã bắt đầu có những nghiên cứu chuyên sâu một vài vấn đề trọng tâm, kéo theo những nỗ lực dài hơi về sưu tầm, bạch hóa tư liệu.

Các công bố chính thức dưới dạng chuyên khảo hay tiểu luận của Trần Hoài Anh, Huỳnh Như Phương, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Bá Thành… đóng vai trò chỉ dẫn bước đầu để quan sát bức tranh tổng thể đời sống văn hóa văn chương Sài Gòn trước 1975. Một khối lượng phong phú báo chí văn chương miền Nam, từ Sáng tạo, Hiện đại, Thế kỉ hai mươi, đến Bách khoa, Đại học, Văn... đã bắt đầu được số hóa và lưu hành trên mạng internet giúp độc giả, giới nghiên cứu thuận lợi hơn khi tiếp cận.

Ngoài ra, các tác phẩm khảo cứu, dịch thuật của những nhân vật từng góp phần tạo dựng đời sống văn-sử-triết sôi nổi ở miền Nam như Nguyễn Hiến Lê, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Vũ Đình Lưu, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Duy Cần, Phan Khoang, Kim Định, Nguyễn Thế Anh, Tạ Chí Đại Trường... đều đã và đang có mặt trên nhiều kệ sách và là thư mục tham khảo trong rất nhiều bài viết học thuật hôm nay. Thậm chí, một vài tên tuổi nổi bật trong số đó đã được xướng lên với lòng niềm yêu mến, ngưỡng mộ nồng nhiệt.

Thực tế và những động thái tái dựng văn học đô thị miền Nam như trên chắc chắc chưa thể coi là đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy thế, với chứng cớ rằng đã có lượng độc giả tìm đọc văn học miền Nam 1954-1975 một cách tự thân, thì nhất thời, có thể tin, sự ngăn cách quá khứ hiện tại, những khác biệt ý thức hệ và rào cản tâm thế, sẽ dần được tháo dỡ, tiến đến những thông hiểu chính xác và chính đáng. Xét cho cùng, trong thời điểm mà các phương tiện thông tin đã làm cân bằng lại cảm giác về sự thiếu hụt, những khoảng trống, khoảng trắng trong vốn văn chương ở mỗi độc giả thì cũng thật khó để “ngăn sông cấm chợ” cho thật quyết liệt như trước đây, chưa kể biện pháp ấy lại là nguyên cớ của mọi háo hức, tìm kiếm đặng biết mặt đặt tên cho những tiếng nói bị lãng quên, hay những cuốn sách bị coi là “ấn phẩm xám”.

Tương tự, nếu nhìn sang lĩnh vực âm nhạc sẽ càng thấy sinh động và ngạc nhiên hơn nữa bởi sự hưng thịnh khắp nơi của dòng nhạc bolero hay những tình khúc “đi cùng năm tháng” vốn từng được cất lên ở Sài thành trước năm 1975.

Văn học miền Nam đô thị 1954-1975 vẫn tiếp tục nằm trong “lãnh cung” nếu công việc tìm lại những tiếng nói và đồng thời, hiển thị chúng không được coi là trách nhiệm đương nhiên của văn học sử. Bên cạnh những phát biểu cửa miệng mang tính chiêu tuyết cho việc dựng lại văn học miền Nam đô thị, nhất thiết phải xây dựng được giáo trình văn học sử trọn vẹn, đa dạng, hợp lí.

Một tác phẩm, tác giả của văn học đô thị miền Nam trước 1975 được tái xuất hiện gần đây. Nguồn ảnh: internet
Một tác phẩm, tác giả của văn học đô thị miền Nam trước năm 1975 được tái xuất hiện gần đây. Nguồn ảnh: internet

Tôi biết ở một số Văn khoa của các trường đại học đang cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy vài tác giả nổi bật như Bùi Giáng, Mai Thảo, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa... Bản thân các tác giả này, trong nhiều sự kiện văn học nghệ thuật khác nhau, cũng đều được giới thiệu với công chúng. Bởi thế, đây là lúc để giảng dạy lịch sử văn học không nên bó hẹp trong hệ quy chiếu chính trị-xã hội thuần túy mà phải trong một tổng thể văn hóa và giá trị dân tộc hài hòa, phát triển.

Với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, nhất là từ sau 1954, thì văn học đô thị miền Nam phải được coi là bộ phận hợp thành, và do đó, việc các tác giả tác phẩm được trở lại chính là để giảm thiểu sự khuyết thiếu nhiều năm liền trong cơ cấu tri thức văn hóa văn chương tiếng Việt mà sách vở nhà trường đang phải đối diện. Mặt khác, trong việc thực hiện chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc, chúng ta thấy rõ văn chương văn nghệ đang đi những bước rất tích cực, ý nghĩa. Bởi lẽ, phàm đã là văn chương tiếng mẹ đẻ, ít hay nhiều, chúng ta đều bắt gặp ở đó những hạnh phúc, buồn vui, những vấp ngã và trưởng thành của bóng hình dân tộc Việt.

Chẳng có khung hệ đánh giá nào bền vững và nhân văn hơn sự tỉnh táo nhận thức về mình, bao gồm cả quá khứ và hiện tại, để tương lai không bị áy náy, lấn cấn điều gì. Theo nghĩa đó thì sự tái xuất của một số hiện tượng văn học đô thị miền Nam 1954-1975 cũng trao cho chúng ta nhiều hy vọng, nhất là hy vọng về sự hiện hữu trọn vẹn, đáng tin của một nền văn học dân tộc đúng nghĩa.

Trong việc thực hiện chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc, chúng ta thấy rõ, văn chương văn nghệ đang đi những bước rất tích cực, ý nghĩa. Bởi lẽ, phàm đã là văn chương tiếng mẹ đẻ, ít hay nhiều, chúng ta đều bắt gặp ở đó những hạnh phúc, buồn vui, những vấp ngã và trưởng thành của bóng hình dân tộc Việt.

Mai Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Trồng cây, trồng người và văn học sinh thái

Việt Văn |

Khi cả nước hướng về miền Trung đang oằn mình hứng chịu thiên tai để cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn với truyền thống “lá lành đùm lá rách” đáng quý của dân tộc, một câu hỏi nhức nhối đặt ra: Vì sao năm nay bão lũ, sạt lở đất kinh hoàng như thế?

Từ văn học sang điện ảnh: Chuyển thể hay cải biên?

lê quang vinh |

Ngành công nghiệp điện ảnh luôn muốn những chủ đề vừa độc đáo, vừa hấp dẫn, nên đương nhiên không thể bỏ qua kho tàng văn chương rộng lớn, để có thể tạo nên những bộ phim đình đám. Cũng vì lẽ đó mà có không ít tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm kinh điển, đã được chuyển thể nhiều lần, đã mang lại cho chính tác phẩm đó một cuộc đời mới.

Nâng cao nhận thức về vai trò của văn học nghệ thuật trong sự phát triển của đất nước

NGUYÊN ANH - NGÂN NGUYỄN |

Hơn 200 học viên tham dự hội nghị tập huấn “Nâng cao nhận thức về vai trò của văn học nghệ thuật trong sự phát triển của đất nước thời kỳ mới” do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Trồng cây, trồng người và văn học sinh thái

Việt Văn |

Khi cả nước hướng về miền Trung đang oằn mình hứng chịu thiên tai để cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn với truyền thống “lá lành đùm lá rách” đáng quý của dân tộc, một câu hỏi nhức nhối đặt ra: Vì sao năm nay bão lũ, sạt lở đất kinh hoàng như thế?

Từ văn học sang điện ảnh: Chuyển thể hay cải biên?

lê quang vinh |

Ngành công nghiệp điện ảnh luôn muốn những chủ đề vừa độc đáo, vừa hấp dẫn, nên đương nhiên không thể bỏ qua kho tàng văn chương rộng lớn, để có thể tạo nên những bộ phim đình đám. Cũng vì lẽ đó mà có không ít tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm kinh điển, đã được chuyển thể nhiều lần, đã mang lại cho chính tác phẩm đó một cuộc đời mới.

Nâng cao nhận thức về vai trò của văn học nghệ thuật trong sự phát triển của đất nước

NGUYÊN ANH - NGÂN NGUYỄN |

Hơn 200 học viên tham dự hội nghị tập huấn “Nâng cao nhận thức về vai trò của văn học nghệ thuật trong sự phát triển của đất nước thời kỳ mới” do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức.