Họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm:

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.

Tại sao đến thời điểm này, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho mỹ thuật mới đặt ra thưa ông, khi mà Thủ tướng ký quyết định từ tháng 9.2016?

- Thực ra, ngay khi có quyết định của Thủ tướng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng lĩnh vực đã được tiến hành từ cuối năm 2017-2018. Công việc âm thầm mang tính kỹ thuật, hằng năm vẫn luôn bồi đắp lấy thêm các nguồn, và hiện vẫn chưa hoàn tất, nên xã hội không biết nhiều. Còn từ năm 2019, Bộ VHTTDL mới xây dựng thương hiệu quốc gia và đồng loạt triển khai trên 5 lĩnh vực: Nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, quảng cáo, du lịch, mỹ thuật - nhiếp ảnh. Mọi thứ rất mới mẻ nên các đơn vị phải tìm hiểu, nghiên cứu, đề xuất, mất vài năm.

Tác phẩm sơn mài “Phố” của họa sĩ Vi Kiến Thành, khổ 90x110cm.
Tác phẩm sơn mài “Phố” của họa sĩ Vi Kiến Thành, khổ 90x110cm.

Vì sao nghệ thuật sơn mài lại được chọn làm thương hiệu mỹ thuật quốc gia? Ngoài sơn mài thì có những ứng viên nào khác cạnh tranh không?

- Ngay khi bàn tới xây dựng thương hiệu quốc gia cho mỹ thuật, tôi đã nghĩ ngay đến sơn mài và chỉ có sơn mài. Vì sơn mài vừa truyền thống, vừa độc đáo và mang tính hội nhập quốc tế.

Nghề sơn đã có một lịch sử lâu đời ở Việt Nam, sơn ta thường được dùng chủ yếu để sơn gắn các đồ dùng, sơn thuyền, sơn vũ khí, làm các đồ thờ cúng, trang trí đình chùa… rồi sơn ta được dùng vào các công việc trang trí trong các cung điện, đền đài, chùa tháp… Sản phẩm sơn mài sử dụng chất liệu sơn ta kết hợp với kỹ thuật mài có khả năng vô cùng đặc biệt tạo nên các chất cảm khác nhau như chất mịn màng, óng chuốt, độ bóng, chiều sâu, hay huyền bí, lộng lẫy sang trọng…

Sơn mài được thế giới biết đến với nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tác phẩm hội họa, mang truyền thống văn hóa cổ xưa in đậm nét trong tâm thức của người Việt. Nghệ thuật sơn mài Việt Nam có nhiều điều kiện và tính độc đáo trở thành một sản phẩm, tác phẩm khác biệt của Việt Nam phát triển công nghiệp văn hóa góp phần phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của đất nước.

Hiện lực lượng họa sĩ sáng tác tranh sơn mài ở Việt Nam ra sao? Có những tên tuổi nào được trong giới thừa nhận, thưa ông?

- Nói về sơn mài có 2 mảng. Mảng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang nguy cơ bị mai một, chệch hướng vì nhận đặt đơn đặt hàng, làm sơn công nghiệp và theo mẫu mã nước ngoài. Đề án này hy vọng chấn hưng, phục hưng nghề làm sơn mài thủ công mỹ nghệ với sơn truyền thống độc đáo Việt Nam. Mảng hội họa sơn mài Việt Nam được coi là độc đáo, riêng biệt hơn so với Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, vì chúng ta có phong cách hội họa sơn mài. Họ làm tranh sơn mài trang trí, sơn mài mỹ nghệ. Việt Nam biến dùng sơn mài làm chất liệu để sáng tác hội họa, tạo sự riêng biệt.

Lực lượng họa sĩ sáng tác sơn mài khá đông đảo, chuyên tâm như: Nguyễn Trường Linh, Nguyễn Phúc Lợi, Nguyễn Huy Hoàng... Thế hệ trước có nhiều người làm sơn mài như Lý Trực Sơn và thế hệ trẻ làm sơn mài cũng say sưa và chất lượng.

Để đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” nhanh chóng được thực hiện có hiệu quả thì những việc làm cụ thể trước mắt là gì thưa ông?

- Đề án thực hiện trong vòng 10 năm, từ 2020-2030. Việc đầu tiên là phục hồi vùng trồng cây sơn ở Phú Thọ. Hội họa sơn mài độc đáo ở chất liệu sơn ta, nhưng qua khảo sát ở Phú Thọ, nguồn trồng bị thu hẹp, nông dân bán giá thấp so với canh tác cây trồng khác. Hiện nay, mật độ cây trồng chỉ đáp ứng họa sĩ vẽ tranh mà không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa sơn mài, hàng thủ công mỹ nghệ.

Việc phục hồi vùng nguyên liệu sơn Phú Thọ phải song song với việc tuyên truyền làng nghề sơn mài quay trở lại dùng nguyên vật liệu Việt Nam. Rồi xây dựng quy trình chế tác đưa ra tiêu chuẩn để sản phẩm, tác phẩm phải đạt thương hiệu quốc gia từ sơn ta đến cốt (vóc), sản phẩm, tác phẩm được vẽ hoặc gia công bằng sơn cánh dán hoặc sơn then chế từ nhựa cây sơn Phú Thọ. Vật liệu dùng để vẽ, tạo chất: Màu son, vàng thếp, vàng son, bạc thếp, vỏ ốc, vỏ trứng, vỏ trai, bột điệp…

Khó khăn nào cơ bản nhất khi thực hiện đề án thưa ông?

- Cái thay đổi nhận thức và sự đồng thuận của làng nghề và họa sĩ vẽ sơn mài trong việc dùng chất liệu sơn ta hoàn toàn là khó nhất. Còn kinh phí ngoài tiền ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động như liên hoan nghệ thuật sơn mài quốc tế, tổ chức workshop, tọa đàm, học hỏi, giao lưu bè bạn… thì kinh phí xã hội hóa là nhiều. Cũng phải có sự giúp đỡ, ủng hộ của Bộ Công Thương để tạo đầu ra cho sơn mài, xuất khẩu ra thế giới…

- Xin chân thành cảm ơn!

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Những vụ khoe thân đình đám của hot girl khiến cộng đồng bức xúc

AN AN (T/H) |

"Khoe thân" tại các danh thắng thậm chí là phố cổ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhiều hot girl chịu sự chỉ trích nặng nề từ phía dư luận và cơ quan chức năng xử lý mạnh tay.

Cục Mỹ thuật: Ảnh cưới khỏa thân tại Đà Lạt là "nghiệp dư và nhảm nhí"

Yến Phi |

Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, bộ ảnh cưới khỏa thân được chụp tại Đà Lạt là nghiệp dư và nhảm nhí.

Lung linh sơn mài Việt

Quỳnh Chi |

Sơn mài Việt Nam khi ra thế giới luôn có giá trị khác biệt, luôn tạo nên sự thán phục của người thưởng lãm bởi sự khơi gợi vô biên trong hàng chục, thậm chí hàng trăm lớp sơn, mài, bồi, vẽ...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những vụ khoe thân đình đám của hot girl khiến cộng đồng bức xúc

AN AN (T/H) |

"Khoe thân" tại các danh thắng thậm chí là phố cổ được công nhận là di sản văn hóa thế giới, nhiều hot girl chịu sự chỉ trích nặng nề từ phía dư luận và cơ quan chức năng xử lý mạnh tay.

Cục Mỹ thuật: Ảnh cưới khỏa thân tại Đà Lạt là "nghiệp dư và nhảm nhí"

Yến Phi |

Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, bộ ảnh cưới khỏa thân được chụp tại Đà Lạt là nghiệp dư và nhảm nhí.

Lung linh sơn mài Việt

Quỳnh Chi |

Sơn mài Việt Nam khi ra thế giới luôn có giá trị khác biệt, luôn tạo nên sự thán phục của người thưởng lãm bởi sự khơi gợi vô biên trong hàng chục, thậm chí hàng trăm lớp sơn, mài, bồi, vẽ...