Sơn mài lúng túng với quy chuẩn thương hiệu quốc gia

TƯỜNG MINH |

Sơn mài Việt Nam đang được chấn hưng bằng một đề án quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL). Và có một câu hỏi giờ vẫn đang bỏ ngỏ cần chung tay để giải đáp: Làm thế nào để sơn mài, chất liệu hội họa độc đáo của Việt Nam, trở thành thương hiệu quốc gia trong công nghiệp văn hóa hiện nay?

Thương hiệu quốc gia

Nghề sơn đã có một lịch sử lâu đời ở Việt Nam, sơn ta thường được dùng chủ yếu để sơn các đồ dùng, sơn thuyền, sơn vũ khí, làm các đồ thờ cúng, trang trí đình chùa, đền đài... Sản phẩm sơn mài sử dụng sơn ta kết hợp với kỹ thuật mài có khả năng vô cùng đặc biệt, tạo nên các chất cảm khác nhau như chất mịn màng, óng chuốt, độ bóng, chiều sâu hay huyền bí, sang trọng... Sơn mài mang một sức truyền cảm mạnh mẽ của một truyền thống văn hóa cổ xưa in đậm nét trong tâm thức của người Việt.

Nhắc đến sơn mài, thế giới nghĩ ngay tới Việt Nam. Những thành tựu về nghệ thuật sơn mài của Việt Nam trong thế kỷ XX đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Từ một chất liệu thủ công truyền thống có mặt ở nước ta vào khoảng 2.500 năm trước, nhiều thế hệ họa sĩ, khởi đầu từ các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương những năm đầu thế kỷ XX như: Phạm Hậu, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí... đã đưa sơn mài trở thành một chất liệu hội họa độc đáo của riêng Việt Nam. Nhiều bức sơn mài đã trở thành “Bảo vật quốc gia” như tác phẩm “Vườn xuân Trung Nam Bắc”, “Thiếu nữ trong vườn” và “Phong cảnh” của danh họa Nguyễn Gia Trí; “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”, “Thanh niên thành đồng” của Nguyễn Sáng; “Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc” của Dương Bích Liên; “Gióng” của Nguyễn Tư Nghiêm...

Theo ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - thì “nghệ thuật sơn mài Việt Nam có nhiều điều kiện và tính độc đáo trở thành một sản phẩm, tác phẩm khác biệt của Việt Nam trong phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của đất nước”.

Và những bài toán phải cùng giải đáp

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) đang xây dựng đề án “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” nhằm mục đích chấn hưng vùng trồng cây sơn ta ở Phú Thọ, thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và tác phẩm hội họa sơn mài.

Đề án cũng đưa ra những tiêu chí, quy chuẩn về nguyên liệu, chất liệu để làm sơn mài, quy trình chế tác sơn mài đạt tiêu chuẩn thương hiệu quốc gia, logo và nhãn hiệu công nhận sơn mài Việt Nam. Tiêu chuẩn nghệ thuật và kỹ thuật để các tác phẩm, sản phẩm đạt chuẩn thương hiệu “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”. Đề án này còn xây dựng kế hoạch, nội dung để Việt Nam trở thành trung tâm của nghệ thuật sơn mài. Đăng cai tổ chức liên hoan nghệ thuật sơn mài quốc tế 2 năm một lần để từ đó thúc đẩy sự phát triển của sơn mài Việt Nam, kích thích thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài và tác phẩm hội họa sơn mài Việt Nam trong nước và quốc tế.

Tuy vậy, đến thời điểm này, nhiều nội dung trong đề án vẫn còn đang chờ lấy ý kiến chuyên gia. Ngay như người chấp bút cho đề án này - ông Vi Kiến Thành cũng thừa nhận, bản thân khá lúng túng bởi công nghiệp hóa văn hóa là một lĩnh vực mới ở Việt Nam nên chưa có mô hình, kinh nghiệm gì.

Trên thực tế, lĩnh vực sơn mài Việt cũng đang tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi, điển hình như về chất liệu. Trong dự thảo Đề án quy định rõ tiêu chuẩn nguyên liệu: Sơn phải là sơn ta trồng ở Phú Thọ. Điều này về mặt lý thuyết là hoàn toàn đúng bởi chính nguyên liệu này đã góp phần tạo ra sự độc đáo của sơn mài Việt. Nhưng theo nhiều họa sĩ đã và đang sáng tác tranh sơn mài thì không chỉ ở Phú Thọ mới có sơn ta...

Vấn đề nữa là hiện nay, khách hàng mua sơn lớn nhất ở Phú Thọ đa phần là người Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều họa sĩ Việt hiện sáng tác sơn mài nhưng lại không dùng sơn ta, ngay các hộ sản xuất ở làng nghề Hạ Thái cũng không còn dùng sơn ta Phú Thọ mà chuyển sang sơn công nghiệp.

Trong lịch sử, có nhiều giai đoạn do khó khăn về nguyên liệu nên nhiều họa sĩ ở miền Trung, miền Nam phải dùng nhiều loại sơn khác thay thế. Bởi vậy, theo nhiều họa sĩ, khi xây dựng thương hiệu quốc gia cho sơn mài phải xác định rõ là về nguyên liệu, ngôn ngữ hay về kỹ thuật.

Vấn đề nữa là việc phân định giữa sơn mài mỹ nghệ và tranh sơn mài cũng khiến giới chuyên môn băn khoăn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia - thì phải xác định rất rõ chúng ta làm thương hiệu cho loại hình nào, bởi nếu là mỹ nghệ thì yếu tố sản phẩm đã rõ, trong khi tranh sơn mài lại là những tác phẩm mang tính cá nhân, độc bản khó có thể đưa ra tiêu chuẩn chung.

TƯỜNG MINH
TIN LIÊN QUAN

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật xót xa tranh quý bị lau bằng nước rửa chén

M. K |

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - họa sĩ Trần Khánh Chương cho rằng việc tác phẩm hội họa "Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng nặng sau khi được "vệ sinh tranh bảo vật bằng nước rửa chén" là điều hết sức đau lòng trước những tắc trách trong công tác thực hiện bảo dưỡng, phục chế lẫn cách quản lý.

35 tác phẩm tại triển lãm mỹ thuật đương đại “Chiếc cầu - Bridge”

H.VINH |

Với 35 tác phẩm hội họa và sắp đặt đa phương tiện đặc sắc đã được họa sĩ Việt Kiều Pháp - Vũ Trọng Tuấn cùng nghệ sĩ điêu khắc & sắp đặt Mark Cooper - người Mỹ, trưng bày tại triển lãm mỹ thuật đương đại “Chiếc cầu - Bridge”.

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước

Thanh Hà |

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật xót xa tranh quý bị lau bằng nước rửa chén

M. K |

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - họa sĩ Trần Khánh Chương cho rằng việc tác phẩm hội họa "Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng nặng sau khi được "vệ sinh tranh bảo vật bằng nước rửa chén" là điều hết sức đau lòng trước những tắc trách trong công tác thực hiện bảo dưỡng, phục chế lẫn cách quản lý.

35 tác phẩm tại triển lãm mỹ thuật đương đại “Chiếc cầu - Bridge”

H.VINH |

Với 35 tác phẩm hội họa và sắp đặt đa phương tiện đặc sắc đã được họa sĩ Việt Kiều Pháp - Vũ Trọng Tuấn cùng nghệ sĩ điêu khắc & sắp đặt Mark Cooper - người Mỹ, trưng bày tại triển lãm mỹ thuật đương đại “Chiếc cầu - Bridge”.