Quỹ hỗ trợ điện ảnh Việt Nam: 12 năm triển khai vẫn chưa thành lập

VIỆT VĂN |

Điều 6 Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, nhưng qua 12 năm triển khai thực hiện, quỹ vẫn chưa được thành lập, do chưa xác định được nguồn thu ổn định để bảo đảm hoạt động.

Sự cần thiết của Quỹ hỗ trợ điện ảnh

Trong bối cảnh điện ảnh Việt đang có nguy cơ xa dần bản sắc dân tộc khi những “cá mập” thực sự với nguồn vốn khổng lồ đang chi phối gần như quyết định thị trường điện ảnh thì những nhà làm phim Việt, nếu muốn phim chiếu rạp sẽ phải phụ thuộc vào chủ rạp, vốn phần nhiều do tư nhân nước ngoài nắm. Ngoài ra, thị trường không thể mạo hiểm với những tài năng mới và không dành chỗ cho những sáng tạo và thể nghiệm, khi bài toán doanh thu luôn đặt lên hàng đầu.

Sản xuất phim cần vốn đầu tư lớn nhưng thị hiếu khán giả Việt khó chiều, luôn hàm chứa nhiều rủi ro... Thực tế chứng minh là số phim Việt khi phát hành và phổ biến trong mạng lưới rạp chiếu phim ngày càng cao (vài ba năm gần đây là 40-60 phim/năm) nhưng chỉ có khoảng 10% thu hồi được vốn và doanh thu cao, đa số còn lại đều lỗ. Vì vậy, một mặt các nhà sản xuất không dám vay tiền ngân hàng để đầu tư, và ngân hàng cũng không muốn cho các nhà sản xuất vay tiền để sản xuất phim. Trong khi đó, nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư sản xuất phim còn hạn chế.

Theo ông Duy Anh - nguyên Cục phó Cục điện ảnh Việt Nam thì: Cơ chế đặt hàng sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất phim phục vụ khán giả. Theo thống kê của Cục Điện ảnh, trung bình từ năm 2012 đến 2018, tỉ lệ phim truyện do Nhà nước đặt hàng sản xuất chỉ chiếm khoảng gần 6% tổng số phim (13/222 phim).

Hơn nữa, phim do Nhà nước đặt hàng chỉ được thực hiện đối với các nhóm đề tài phục vụ nhiệm vụ chính trị (phim truyền thống đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đề tài biển đảo, miền núi và đề tài trẻ em có tính giáo dục...) Vì vậy, việc thành lập Quỹ điện ảnh để hỗ trợ, khuyến khích các nhà sản xuất phim Việt là hết sức cần thiết, đặc biệt với những dự án phim nghệ thuật có giá trị tư tưởng sâu sắc và phim giải trí, hấp dẫn có hiệu quả xã hội cao.

Tiền ở đâu?

Thị trường điện ảnh tại Việt Nam đang là “con gà đẻ trứng vàng” với các ông chủ Hàn Quốc với những cụm rạp hùng mạnh như CGV, Lotte... Vì doanh thu lớn từ Việt Nam, CGV đã thực hiện môt số hoạt động đóng góp cho sự phát triển điện ảnh Việt Nam từ việc mở lớp biên kịch, lớp dự án phim và góp vốn đầu tư cùng một số Cty như HK Film để sản xuất phim Việt (có một số phim remake). Nhưng với nhiều người trong giới điện ảnh, nhất là các vị quản lý và cựu quản lý thì đó là chưa đủ.

Cũng theo ông Duy Anh, với nhiều quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh có ở cả 3 cấp độ quốc gia, quốc tế và tỉnh thành để hỗ trợ phát triển và bảo hộ điện ảnh dân tộc để vừa kết hợp tính đa dạng văn hóa vừa bảo vệ, gìn giữ những đặc trưng văn hóa riêng. Nguồn thu để duy trì và phát huy hiệu quả của các quỹ ở cấp độ quốc gia của các nước trên thế giới đều được thể chế hóa trong luật, chủ yếu từ 3 nguồn thu sau: Trích tỉ lệ phần trăm tiền vé xem phim tại các rạp; Trích tỉ lệ phần trăm tiền thu được từ quảng cáo trên truyền hình; Trích tỉ lệ phần trăm tiền thu được từ việc chiếu phim trên Internet.

Đầu năm 2017, Cục Điện ảnh đã tiến hành soạn thảo lại Đề án xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh và đã hoàn thành Dự thảo lần thứ 3 để chuẩn bị xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan và trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét, chỉ đạo. Tuy nhiên, khâu vướng mắc nhất vẫn là làm sao có nguồn vốn ổn định để quỹ hoạt động.

Trông chờ vào Luật điện ảnh (sửa đổi) có hiệu lực 2020?

Theo Đề án thành lập Quỹ của Cục Điện ảnh dự kiến “Vốn thành lập Quỹ là 100 tỉ đồng do Thủ tướng trích ngân sách nhà nước để cấp một lần cho Quỹ khi thành lập”, với điều kiện phải thực hiện nguyên tắc bảo toàn vốn. 3 nguồn thu của quỹ được xác định:

Thứ nhất là thu từ phát hành và phổ biến những phim đặt hàng sản xuất có sử dụng ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ chi phí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn thu này hầu như không có hoặc có thì cũng rất hạn chế. Một mặt, ngân sách Nhà nước đã hạn chế lại chỉ đầu tư cho những phim phục vụ nhiệm vụ chính trị nên thu hồi vốn đã khó. Trong 5 năm gần đây, chỉ duy nhất phim được Nhà nước tài trợ chính thu lời là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ.

Nguồn thứ hai thu từ các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ, tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho sự phát triển điện ảnh Việt Nam. Nguồn này cũng không ổn định và khó thực hiện. Chỉ còn lại nguồn thứ ba, trích tỷ lệ phần trăm từ doanh thu chiếu phim rạp chiếu phim, mà nếu thực hiện được thì là một khoản thu lớn, ổn định đảm bảo cho sự phát triển và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên ở Việt Nam, Luật Điện ảnh chưa quy định việc này.

Vì thế chỉ có thể trông chờ Luật điện ảnh (sửa đổi) vừa đưa ra trưng cầu ý kiến, để có thể thực hiện từ năm 2020 mà theo nhiều ý kiến góp ý phải bổ sung nguồn thu, nguồn vốn hoạt động của quỹ, một phần đáng kể phải từ trích tỷ lệ nhất định trên doanh thu chiếu phim tại các rạp... Ngoài ra là cả nguồn thu trích từ việc thu phí thẩm định và phân loại phim, phí thẩm định cấp giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nguồn thu từ việc kinh doanh phát hành phổ biến phim trên mạng của các nhà phát hành phim có máy chủ đặt tại Việt Nam và tại nước ngoài...

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Để điện ảnh “mở” chỗ cần mở và “thít” chỗ cần thít

VIỆT VĂN (lược thuật) |

Hội nghị - hội thảo lấy ý kiến góp ý đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) khu vực phía Bắc diễn ra sáng 23.8 do Bộ VHTTDL, Cục Điện ảnh Việt Nam tổ chức thu hút sự quan tâm của những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh. Trước đó, một hội nghị cũng về vấn đề này đã được tổ chức ở khu vực phía Nam.

Những dự án điện ảnh có thể bị hủy bỏ vì nguy cơ thua lỗ

Theo Zing |

“Men in Black: International 2”, “McClane”, “Deeper” hay “Happy Death Day 3” là những bộ phim nhiều khả năng không thể tìm thấy đường ra rạp.

Lối đi mới dành cho điện ảnh Việt Nam ngoài thể loại hài nhảm

M.T |

Sau năm 2018 với nhiều phim tử tế nhưng doanh thu không như mong đợi, những người làm phim hy vọng rằng điện ảnh Việt sẽ khởi sắc hơn trong năm 2019.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Để điện ảnh “mở” chỗ cần mở và “thít” chỗ cần thít

VIỆT VĂN (lược thuật) |

Hội nghị - hội thảo lấy ý kiến góp ý đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) khu vực phía Bắc diễn ra sáng 23.8 do Bộ VHTTDL, Cục Điện ảnh Việt Nam tổ chức thu hút sự quan tâm của những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh. Trước đó, một hội nghị cũng về vấn đề này đã được tổ chức ở khu vực phía Nam.

Những dự án điện ảnh có thể bị hủy bỏ vì nguy cơ thua lỗ

Theo Zing |

“Men in Black: International 2”, “McClane”, “Deeper” hay “Happy Death Day 3” là những bộ phim nhiều khả năng không thể tìm thấy đường ra rạp.

Lối đi mới dành cho điện ảnh Việt Nam ngoài thể loại hài nhảm

M.T |

Sau năm 2018 với nhiều phim tử tế nhưng doanh thu không như mong đợi, những người làm phim hy vọng rằng điện ảnh Việt sẽ khởi sắc hơn trong năm 2019.