Phim Việt “remake”và hệ lụy: Phim Việt remake và câu hỏi “Vì sao?”

VIỆT VĂN |

Phim remake được Ban Tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 (diễn ra tại Đà Nẵng vào cuối tháng 11.2017) quyết định đưa vào hạng mục tranh giải chính thức đối với cá nhân (trừ giải kịch bản và phim). Đây là sự ghi nhận cho một xu hướng làm phim đang nở rộ của điện ảnh Việt. Phim Việt remake là sự tiến bộ đáng mừng hay một dấu “trừ” của điện ảnh Việt Nam khi vẫn loay hoay trong hành trình tiến tới một nền công nghiệp điện ảnh?

Phim remake - phim “làm lại”, là một “chiêu” theo kiểu “bình mới rượu cũ” của điện ảnh thế giới. Hollywood vẫn thường mua bản quyền và làm lại những tác phẩm đã thành danh hoặc nổi tiếng trong khu vực như: “The Departed” (làm lại từ “Infernal Affairs” - Vô gian đạo của Hong Kong),” “Chicago” (Rosie Hart), “Oldboy” (phim Mỹ remake từ phim Hàn “Oldboy”), “The Ring” (Ringu - Nhật)…

Đây là xu hướng thịnh hành trên thế giới, các nhà sản xuất muốn tiết kiệm thời gian đầu tư vào một kịch bản phim hay để nhằm kiếm lợi nhuận cao. Phim remake là một thử thách sáng tạo đòi hỏi nhà sản xuất, đạo diễn phải có tay nghề cao, có thể phả linh hồn mới vào cái cũ, mới mà không mất đi cái hay đã “mặc định” của bản gốc.

Đua nhau làm phim remake

Trong truyền hình thì phim Việt remake phim ngoại đã có từ hơn 10 năm nay, có phim thành công, có phim “nửa đường gãy gánh”, và vẫn tiếp tục như một tất yếu không thể khác, thậm chí hiện tại có phần chiếm thế thượng phong, nhất là từ thành công bất ngờ của “Người phán xử” vừa phát sóng trên VTV3...

Nhưng với phim điện ảnh Việt, mấy năm trước chỉ thấp thoáng vài chi tiết “mượn” phim ngoại và hao hao ở vài cảnh như phim “49 ngày” (Hello Ghost - Hàn Quốc), “Gái già lắm chiêu” (Not suitable for Children - Australia), hay gần giống như “Giao lộ” (Shattered - Hollywwood)… Mãi tới năm 2015 khi Việt Max cho ra mắt tác phẩm đầu tay “Yêu” - làm lại từ tác phẩm “The Love of Siam” của Thái Lan năm 2007 - chưa tạo dấu ấn gì vì phim không “ăn” vé khi ra rạp. Nhưng cuối năm 2015 sang tới đầu năm 2016, khi phim “Em là bà nội của anh” - phiên bản Việt “Miss Granny” của Hàn Quốc năm 2014 - bỗng nhiên “cháy” phòng vé với doanh thu kỷ lục hơn 100 tỉ đồng, đã thổi bùng ngọn lửa phim Việt remake.

Cú “hit” “Em là bà nội của anh”, trong khi các phim thuần Việt khác thì long đong, nên giới làm phim Việt cho rằng, remake chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Kịch bản phim Việt vốn là khâu yếu nhất, nay có sẵn kịch bản “ăn khách” của người, lại như đổi món, dễ tạo hấp dẫn kéo khách đến rạp xem phim…

Và như cuộc đua của các nhà sản xuất, trong danh mục phim Việt của năm 2016-2017 và các dự án của năm 2018 xuất hiện nhiều phim Việt remake như một trào lưu mạnh mẽ.

Đầu năm 2017, “Bạn gái tôi là sếp” (theo bản gốc “ATM: Er Rak Error” năm 2012 của Thái Lan) với bàn tay dàn dựng của đạo diễn Hàm Trần đã mạnh dạn chỉnh sửa, thêm bớt khá nhiều chi tiết để phù hợp với khán giả Việt, và với tạo hình của phiên bản Việt khá độc đáo, nên phim được cho là hay hơn bản gốc, đủ khích lệ cho hàng loạt các dự án phim remake được sản xuất.

Trước tiên là “làn sóng” remake phim Hàn Quốc như: “Sắc đẹp ngàn cân” làm lại từ phim “200 Pounds Beauty”, “Yêu đi, đừng sợ!” làm lại từ phim “Spellbound”, “Cô nàng ngổ ngáo” làm lại từ phim “My Sassy Girl”... Tiếp theo khán giả Việt sẽ được thấy bộ phim ăn khách nhất Hàn Quốc năm 2008 “Speed Scandal” được remake lại phiên bản Việt với tên gọi “Ông ngoại tuổi băm”, trong khi “Sát thủ đầu mang mũ”, dựa trên phiên bản “Luck-Key” của Hàn (bản quyền truyện tranh “Key of Life”, Nhật Bản), “Mối tình đầu của tôi” remake từ phim “She was Pretty” cực kỳ ăn khách, “Tháng năm rực rỡ” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, làm lại bộ phim lãng mạn nổi tiếng “Sunny” (2011)…

Vì sao chọn remake phim Hàn?

Điểm danh các phim Việt remake hầu hết bản gốc là của Hàn Quốc. Tại sao lại có sự lựa chọn thiên lệch như thế trong khi có thể có nhiều chọn lựa ở các quốc gia khác, đặc biệt là các siêu phẩm của Hollywood, hay gần hơn là của Hong Kong - Trung Quốc?

Nhìn ngược lại khoảng hơn 10 năm trước đến hiện tại, khi làn sóng “Hallyu” như cơn cuồng phong ồ ạt bủa vây giới trẻ Việt Nam. Từ những MV “hit” của Kpop đã ảnh hưởng không nhỏ đến Vpop, đến những đêm không ngủ “xuống đường” đón thần tượng Kpop sang biểu diễn. Không chỉ là xem phim truyền hình Hàn để khóc cười theo những “oppa”, “soái ca”, “em gái quốc dân”… như những thần tượng, mà còn là các style Hàn Quốc trong thời trang từ màu son môi, váy áo, đầu tóc... đến giày dép, phụ kiện, thậm chí sản phẩm tiêu dùng cũng là của các hãng nổi tiếng như: Samsung, LG, Hyundai… Và khi truyền hình Việt kết hợp với Hàn Quốc remake phim “Tuổi thanh xuân” với sự có mặt của tài tử “sao” Hàn, thì giống như một sự khẳng định ảnh hưởng sâu rộng văn hóa “Hallyu” trong giới trẻ Việt - chiếm đại đa số khán giả xem phim.

Đứng về mặt giao lưu hợp tác với nước ngoài trong điện ảnh, rõ ràng Hàn Quốc là quốc gia có nhiều hoạt động nhất ở Việt Nam với nhiều hình thức, từ việc đưa các nhà làm phim xuất sắc giảng dạy trong các workshop, tổ chức các hội thảo… đến việc kết nối hai nền công nghiệp điện ảnh Hàn - Việt.

Mới đây, trong tháng 6.2017, “Mạng lưới kết nối công nghiệp điện ảnh Việt Nam - Hàn Quốc” (được thành lập năm 2016), tổ chức tiếp hội nghị lần hai để đẩy mạnh hợp tác điện ảnh của hai nước, phía Hàn Quốc cam kết nhiều chương trình hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ làm phim và hậu kỳ. Ngoài ra, họ còn gợi ý những ích lợi khi các nhà điện ảnh Việt tận dụng nguồn kịch bản hay của các phim có doanh thu tốt, và chắc chắn họ sẽ bán với giá hữu nghị, rất “mềm” so với việc mua kịch bản của các quốc gia khác.

Một lợi thế nữa là các đơn vị phát hành phim Hàn cũng đang chiếm ưu thế lớn tại Việt Nam, tiêu biểu như tập đoàn CJ.CGV dự kiến cuối năm 2017 sẽ vận hành 54-55 cụm rạp trên cả nước… và riêng tổng vốn đầu tư CGV rót vào Việt Nam năm nay khoảng 70 triệu USD.

Với mục tiêu có từ 40-60 phim ra rạp/năm, trong khi kịch bản phim là khâu vừa yếu, vừa thiếu của điện ảnh Việt, thì những ưu thế đến từ Hàn Quốc như một giải pháp thuận lợi, đầu tư ít mà có thể mang lại lợi nhuận cao. Remake phim Hàn trở thành lựa chọn của các nhà sản xuất phim điện ảnh Việt.

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".