Phát hiện thú vị về “Truyện Kiều ở Nam bộ”

Lục Tùng |

“Truyện Kiều ở Nam Bộ” - mang đến cho người đọc nhiều điều thú vị về sự tương tác của tác phẩm văn chương bác học trên vùng đất mới của Tổ quốc.

Truyện Kiều ở Nam Bộ” là công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Thanh Phong, giảng viên Khoa Sư phạm, Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. HCM)  được Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM xuất bản vào đầu tháng 10.2021.

Tác phẩm “Truyện Kiều ở Nam Bộ” của TS Nguyễn Thanh Phong. Ảnh: LT
Tác phẩm “Truyện Kiều ở Nam Bộ” của TS Nguyễn Thanh Phong. Ảnh: LT

Sách dày  gần 400 trang khổ 15,5 x 23cm, có 4 chương chính, gồm: Chương 1: Truyền bá, tiếp nhận, cải biên và ảnh hưởng trong văn học; Chương 2: Truyện Kiều trong trào lưu truyền bá văn học đến Nam Bộ; Chương 3: Truyền bá và tiếp nhận Truyện Kiều ở Nam Bộ; Chương 4: Cải biên, tái hiện Truyện Kiều ở Nam Bộ.  Ngoài ra, tác giả còn có 9 phụ lục với nhiều hình ảnh, minh họa sinh động...

Theo trình bày của tác giả, tác phẩm được hoàn thành sau 10 năm thai nghén, tính luôn cả hành trình nhiều năm đích thân điền dã, thu thập từ kho tư liệu Hán Nôm và quốc ngữ liên quan đến Truyện Kiều tại nhiều tư gia, cơ sở thờ tự... ở các địa phương Nam Bộ, như: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, TP. HCM...

Những bản Truyện Kiều tiêu biểu bằng Hán Nôm được TS Nguyễn THanh Phong tìm thấy tại nhiều tư gia, cơ sở thờ tự ở nhiều địa phương Nam Bộ. Ảnh: LT
Những bản Truyện Kiều tiêu biểu bằng Hán Nôm được TS Nguyễn THanh Phong tìm thấy tại nhiều tư gia, cơ sở thờ tự ở nhiều địa phương Nam Bộ. Ảnh: LT

Điều này không chỉ giúp cho tác giả đưa đến bạn đọc cái nhìn mới lạ về đời sống Truyện Kiều trên vùng đất mới của Tổ quốc, mà còn gợi mở cho các nhà nghiên cứu, người yêu thích kiệt tác tưởng chừng như đã được “đóng khung” về khía cạnh nghiên cứu.

Thật vậy, hơn nửa thế kỷ nay, các công trình  nghiên cứu về Truyện Kiều không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Thậm chí gần đây, nhiều nhà nghiên cứu còn tiếp cận danh tác này theo hướng thi pháp học và cho ra nhiều sản phẩm gây chú ý...

Tuy nhiên, khi đọc “Truyện Kiều ở Nam Bộ”, hẳn mọi người sẽ bất ngờ khi lần đầu tiên biết về đời sống mới từ đứa con tinh thần của Đại thi hào Nguyễn Du ở Nam Bộ - vùng đất được xem là chỉ thích và yêu chuộng văn chương bình dân... Phát huy sở trường về vốn học Hán Nôm, TS Phong đã thu thập nhiều tư liệu Truyện Kiều trong dân gian để chứng minh sự thật rất bất ngờ: Người Nam Bộ yêu Truyện Kiều rất độc đáo.

Một số bản cải lương liên quan đến Truyện Kiều ở Nam Bộ. Ảnh: LT
Một số bản cải lương liên quan đến Truyện Kiều ở Nam Bộ. Ảnh: LT

Không chỉ yêu đến mức nhiều lần gửi sang Phật Trấn (Quảng Đông, Trung Quốc) khắc bản Nôm, mà ngay những năm đầu phát triển chữ quốc ngữ đã in Truyện Kiều bằng chữ quốc ngữ ngay trên đất Sài Gòn. Hơn thế nữa, tình yêu của người Nam Bộ dành cho Truyện Kiều cao đến mức muốn đồng hóa nhân vật trong tác phẩm thành người của vùng đất mình đang sinh sống.

Từ ý thức muốn thưởng thức Truyện Kiều theo phong cách riêng của mình, những người Nam Bộ đã sáng tạo ra những phó phẩm. Tức vừa viết lại câu theo lời ăn tiếng nói của người Nam Bộ, vừa cải biên theo thể loại văn hóa, văn nghệ... mà người dân nơi đây yêu thích.

Trong “Truyện Kiều ở Nam Bộ”, TS Phong đã chứng minh và phân tích sâu sắc: Truyện Kiều đã được cải biên sang tuồng hát bội, cải lương, trên tác phẩm hội họa... Một nhà nghiên cứu đã từng đọc “Truyện Kiều ở Nam Bộ” từ lúc bản thảo đã nhận xét: “Đây là tác phẩm đặc biệt. Đặc biệt không chỉ về tư liệu, mà còn đặc biệt ở chỗ mở đầu cho một hướng nghiên cứu mới về Truyện Kiều”.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Hiểu biết mới về “Truyện Kiều”

Hoàng Khôi |

Cuốn sách “Nghiên cứu Truyện Kiều - Ghi chú và Ấn tượng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2021) của Tiến sĩ, Nhà văn Nguyên An từ bìa sách đến tên sách đều mang vẻ giản dị và rất khiêm nhường. Thế nhưng khi đọc vào tôi lại có một tiếp nhận rất trân trọng.

Đại học An Giang xét tuyển theo kết quả bài luận: Chỉ 7 người trượt

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học An Giang vừa công bố kết quả duyệt bài luận để xét tuyển đại học năm 2021. Đáng chú ý, trong khi có 569 thí sinh đạt điều kiện thì chỉ có 7 thí sinh trượt.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hiểu biết mới về “Truyện Kiều”

Hoàng Khôi |

Cuốn sách “Nghiên cứu Truyện Kiều - Ghi chú và Ấn tượng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2021) của Tiến sĩ, Nhà văn Nguyên An từ bìa sách đến tên sách đều mang vẻ giản dị và rất khiêm nhường. Thế nhưng khi đọc vào tôi lại có một tiếp nhận rất trân trọng.

Đại học An Giang xét tuyển theo kết quả bài luận: Chỉ 7 người trượt

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học An Giang vừa công bố kết quả duyệt bài luận để xét tuyển đại học năm 2021. Đáng chú ý, trong khi có 569 thí sinh đạt điều kiện thì chỉ có 7 thí sinh trượt.