Phạm Sinh và “Đối thoại cuộc hành trình”

NGÔ XUÂN KHÔI |

“Đó là tên quyển sách tôi đang viết, là nhật ký nghề nghiệp theo dòng chảy thời gian, trong đó có hội họa và các bức tranh cũng là một dạng nhật ký cảm xúc…” - Phạm Sinh chia sẻ.

Giới mỹ thuật và công chúng từng biết đến nhà điêu khắc Phạm Sinh qua các triễn lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm chuyên ngành điêu khắc, với các giải thưởng cao. Đặc biệt, anh gắn với các công trình điêu khắc quy mô lớn ở nhiều vùng miền Tổ quốc. Không thỏa mãn với những thành tựu, không muốn dừng chân ở địa hạt điêu khắc, người nghệ sĩ này vẫn luôn tìm tòi, khám phá và muốn bước qua những giới hạn của hình khối để rồi lấn sân sang hội họa bằng sự nhiệt huyết của trái tim nóng bỏng và một cường độ lao động cao, năng lượng dồi dào.

Nếu trong điêu khắc Phạm Sinh là sự khỏe khoắn, mạch lạc, khúc chiết, thô mộc thì trong hội họa lại hoàn toàn trái ngược. Vẽ như anh quan niệm là một loại nhật ký cảm xúc, để giải tỏa, để khám phá, để chiêm nghiệm, để đối thoại với xã hội, đối thoại với mình. Và nó là một nhu cầu của tâm thức.

Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 2 của Phạm Sinh. Nếu như các tác phẩm của giai đoạn trước có sự tìm tòi và tạo được bản sắc, giọng điệu riêng nhưng chủ yếu vẫn là khuynh hướng hiện thực thì lần triển lãm này, Phạm Sinh cho trình làng loạt tranh trừu tượng hoàn toàn mới. Không phải là những xúc cảm bất chợt hay là kiểu “làm dáng cho hợp thời cuộc”, đó là những ấp ủ, trăn trở và kết tinh, lắng đọng.

Cuộc triển lãm lần này như những trang nhật ký ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ trong cuộc hành trình cuộc đời, với những vết tích trạng thái, cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ trước thời cuộc, trước đời sống hằng ngày với bao trăn trở lo toan, niềm vui nỗi buồn. Bước vào phòng tranh của Phạm Sinh, không còn thấy màu, thấy nét mà thấy cảm xúc như vỡ òa, tuôn chảy và tìm thấy những đồng cảm, câu trả lời cho riêng mình. Không “mơn trớn”, chiều theo thị hiếu người xem, nghệ thuật của anh là sự áp đặt, chủ động lôi kéo, cuốn người xem.

Phạm Sinh tốt nghiệp chuyên ngành điêu khắc Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 1991. Trước khi trở thành sinh viên đã từng mặc áo lính, tham gia chiến đấu trên nước bạn. Anh ít nói về thời kỳ này và càng không lấy đó làm một thứ vũ khí, áo giáp để tự cho mình có cái quyền được ca thán, phán xét điều này điều kia.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, sau khi tốt nghiệp Đại học một thời gian ngắn, Phạm Sinh đã khẳng định vị trí trong làng điêu khắc bằng các giải thưởng chuyên ngành uy tín. Luôn luôn suy nghĩ tìm tòi và thường có những ý tưởng táo bạo đã tạo nên một Phạm Sinh đầy cá tính trong nghệ thuật.

Là giảng viên đại học, đang độ sung sức, chín muồi về nghề và kinh nghiệm sư phạm, hy vọng Phạm Sinh sẽ còn có nhiều đóng góp cho mỹ thuật, cho công chúng yêu hội họa và tiếp tục cống hiến trong đào tạo thế hệ nghệ sĩ cho tương lai.

Ngày 20.8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ, nhà điêu khắc Phạm Sinh. “Đối thoại hành trình” là một thành quả của cả tiến trình lao động nghệ thuật, trưng bày 45 tác phẩm hội họa khổ lớn, vẽ trên toan với chất liệu chủ yếu là acrylic.

NGÔ XUÂN KHÔI
TIN LIÊN QUAN

Ngoại giao văn hóa đưa hình ảnh và niềm tự hào dân tộc Việt ra thế giới

VÂN ANH (ghi) |

Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 đang diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ với phóng viên Lao Động những câu chuyện thú vị cùng những tâm huyết về những năm tháng ông làm ngoại giao văn hóa.

Cần phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Nguyên Linh |

Hội nghị “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” do Bộ VHTTDL vừa tổ chức tiếp tục nhấn mạnh cách xử lý di sản: Cần đặt trong tổng thể các mối quan hệ để đảm bảo văn hoá di sản sẽ gắn kết với cộng đồng, tăng tình đoàn kết, mang lại sức mạnh nội sinh và tăng cường sức mạnh mềm của đất nước.

Một không gian văn hóa Bắc Bộ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

MINH THI |

Mô hình chú Tễu cao 6m sẽ được dựng lên ở phố đi bộ Nguyễn Huệ trong 3 ngày diễn ra Festival nghệ thuật múa rối Việt Nam lần thứ nhất (16-18.8). Đây cũng là lần đầu tiên, khán giả TPHCM được thưởng thức văn hóa dân gian Bắc Bộ với sự tham gia của 6 nhà hát trên toàn quốc.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Dàn sao Việt trải lòng trước thềm năm mới Quý Mão 2023

DI PY |

Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm Quý Mão 2023. Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết đến Xuân về, dàn sao Việt đã tạm gác lại những công việc bận rộn để về với tổ ấm gia đình và có những trải lòng về một năm qua.

Ngoại giao văn hóa đưa hình ảnh và niềm tự hào dân tộc Việt ra thế giới

VÂN ANH (ghi) |

Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 đang diễn ra tại Hà Nội, Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ với phóng viên Lao Động những câu chuyện thú vị cùng những tâm huyết về những năm tháng ông làm ngoại giao văn hóa.

Cần phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Nguyên Linh |

Hội nghị “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” do Bộ VHTTDL vừa tổ chức tiếp tục nhấn mạnh cách xử lý di sản: Cần đặt trong tổng thể các mối quan hệ để đảm bảo văn hoá di sản sẽ gắn kết với cộng đồng, tăng tình đoàn kết, mang lại sức mạnh nội sinh và tăng cường sức mạnh mềm của đất nước.

Một không gian văn hóa Bắc Bộ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

MINH THI |

Mô hình chú Tễu cao 6m sẽ được dựng lên ở phố đi bộ Nguyễn Huệ trong 3 ngày diễn ra Festival nghệ thuật múa rối Việt Nam lần thứ nhất (16-18.8). Đây cũng là lần đầu tiên, khán giả TPHCM được thưởng thức văn hóa dân gian Bắc Bộ với sự tham gia của 6 nhà hát trên toàn quốc.