PGS Bùi Hoài Sơn: Đang lúng túng trong quản lý tiền công đức

Đào Bích |

“Các cơ quan chức năng từng nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp tiền công đức. Tuy nhiên, cho đến nay, tình trạng này vẫn lúng túng”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết.

Hàng năm, Bộ VHTTDL đều có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội, trong đó có việc minh bạch tiền công đức. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề quản lý và minh bạch tiền công đức vẫn là một câu hỏi lớn.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, công tác quản lý tiền công đức hiện vẫn rơi vào tình trạng lúng túng. Ông cho biết, trước đây, ngành văn hóa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ từng có quy định về tiền công đức. Sau này, Bộ VHTTDL cũng tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp thực sự hiệu quả.

 
 PGS.TS Bùi Hoài Sơn.

“Ở các di tích lớn, tiền công đức hàng năm lên đến con số tỉ đồng. Nhưng không thể lấy chỗ này để bù cho chỗ khác được. Vì thế, các di tích đã giàu thì ngày càng giàu, còn chỗ nghèo thì vẫn nghèo”, ông nói.

Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cũng cho rằng, tiền công đức là do người dân đóng góp. Vì thế Nhà nước không thể can thiệp quá sâu vào việc chi tiêu. Tuy nhiên, nhất định là phải có sự giám sát để tiền được sử dụng đúng nơi đúng chỗ.

Về vấn đề một số di tích lịch sử tự ý thu lệ phí của du khách khi đến tham quan, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, đây là quyết định của chính quyền và họ chịu hoàn toàn trách nhiệm về điều đó.

“Yên Tử hay chùa Hương đều là những di tích lịch sử tiến hành thu phí của du khách. Khi họ đã đặt ra câu chuyện thu phí nghĩa là họ đã có lý do và thẩm quyền về việc đó. Ví dụ như Yên Tử là thuộc thẩm quyền của địa phương UBND Quảng Ninh. Chắc chắn, họ đã thông qua HĐND tỉnh, đúng quy trình và được kiểm duyệt bởi Bộ Tài chính. Vấn đề này, quyền hạn là của chính quyền địa phương nhưng giám sát là do Bộ”.

Với tư cách của một nhà nghiên cứu, PGS.TS Bùi Hoài Sơn khẳng định, những biện pháp thu phí của du khách ở các khu di tích đều được cân nhắc. Chính quyền địa phương có công bỏ tiền ra đầu tư, tu bổ để có di tích ngày càng khang trang. Vì nó như một “sự đầu tư” thì họ phải thu phí du khách để bù lại. Du khách đến di tích, bỏ tiền công đức để mong thể hiện lòng thành thì họ cũng mong muốn thấy được di tích lịch sử ngày càng đẹp đẽ hơn. Vấn đề là thu với mức phí bao nhiêu? Trước khi thu phí cũng cần để ý đến các giá trị khác nữa như kinh tế, chính trị, xã hội để xem xét.

Ông cho biết thêm: "Từ trước đến nay, giải pháp quản lý tiền công đức ở nhiều địa phương vẫn là gửi ở Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, có một thực trạng là gửi tiền ở Kho bạc Nhà nước thì dễ nhưng rút ra thì khó, liên quan đến các thủ tục giấy tờ. Vì thế, cần cải tiến hình thức này".

“Lâu nay, chúng ta vẫn nghĩ, chỉ cần có sự quản lý của chính quyền địa phương, ban quản lý di tích, cơ quan ban ngành của Bộ là đã thực sự minh bạch hóa tiền công đức. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, cần có thêm sự tham gia của chính những người dân có công đóng góp nữa”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn khẳng định.

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

Sự thật phía sau vụ việc trụ trì chùa Tây Thiên kêu cứu

ĐIỀU TRA CỦA LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Bài viết “Trụ trì chùa Tây Thiên “tố” bị cô lập, mất kiểm soát tiền công đức” đăng trên báo Lao Động số ra ngày 14.3 đã nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả.

Trụ trì chùa Tây Thiên “tố” bị cô lập, mất kiểm soát tiền công đức

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Đằng sau sự yên bình, thanh tịnh của ngôi cổ tự danh tiếng Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), có thể đang là những đợt sóng ngầm đáng báo động...

Tiền công đức: Vẫn mãi là chuyện bí mật

NGUYỄN HÙNG - NGUYỄN TRƯỜNG |

Việc thu phí tham quan Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) từ đầu năm 2018 đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Tại quần thể chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý và sử dụng tiền công đức cũng đang “nằm trong vòng bí mật”. Dư luận một lần nữa mong muốn phải công khai tiền cũng như việc sử dụng tiền công đức tại các đền, chùa…

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Sự thật phía sau vụ việc trụ trì chùa Tây Thiên kêu cứu

ĐIỀU TRA CỦA LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Bài viết “Trụ trì chùa Tây Thiên “tố” bị cô lập, mất kiểm soát tiền công đức” đăng trên báo Lao Động số ra ngày 14.3 đã nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả.

Trụ trì chùa Tây Thiên “tố” bị cô lập, mất kiểm soát tiền công đức

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Đằng sau sự yên bình, thanh tịnh của ngôi cổ tự danh tiếng Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), có thể đang là những đợt sóng ngầm đáng báo động...

Tiền công đức: Vẫn mãi là chuyện bí mật

NGUYỄN HÙNG - NGUYỄN TRƯỜNG |

Việc thu phí tham quan Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) từ đầu năm 2018 đã tạo nên những ý kiến trái chiều. Tại quần thể chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý và sử dụng tiền công đức cũng đang “nằm trong vòng bí mật”. Dư luận một lần nữa mong muốn phải công khai tiền cũng như việc sử dụng tiền công đức tại các đền, chùa…