Ở chiến trường nghe những tiếng bom rất nhỏ

Nhà văn Bùi Việt Thắng |

Vì sao họ dám chấp nhận dấn thân tham gia cuộc chiến, đáng ra là việc của đàn ông? Tôi nghĩ đã là nhà văn thì đều có cái tố chất đặc biệt, sẵn sàng dấn thân, nhập cuộc...

Thế hệ nhà văn chống Mỹ nổi bật một số gương mặt nữ “hai trong một” như nhà văn - nhà báo Dương Thị Xuân Quý (1941-1969), Trần Thị Thắng (sinh 1948), Lê Minh Khuê (sinh 1949), Lâm Thị Mỹ Dạ (sinh 1949), Lê Thị Mây (sinh 1949), Vũ Thị Hồng (sinh 1950), Phạm Hồ Thu (sinh 1950)...

Một nền báo chí mang gương mặt nữ

Tháng 4.1968, Dương Thị Xuân Quý gửi con gái chưa đầy 2 tuổi lại cho bố mẹ, khoác ba-lô đi chiến trường làm phóng viên Tạp chí Văn nghệ Giải phóng Trung Trung Bộ (lúc đi chị là phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam). Trong nhật ký, nhà văn viết: “Vừa biết gọi mẹ là mẹ đi xa”. Đi vào chiến tranh, chị viết: “Gặp nhiều hiểm nguy, nhưng vui kỳ lạ” (Thư gửi Chu Cẩm Phong, ghi ngày 2.3.1969).

Lê Thị Mây cũng tham gia thanh niên xung phong ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Lâm Thị Mỹ Dạ thì đã là phóng viên trong những năm chiến tranh trước khi tốt nghiệp khóa bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1971. Trần Thị Thắng, Vũ Thị Hồng, Phạm Hồ Thu sau khi tốt nghiệp đại học đều chọn chiến trường miền Nam là nơi thử sức ngọn bút.

Trong số họ, nhà văn Dương Thị Xuân Quý mãi mãi không trở về. Chị để lại 2 tác phẩm "Chỗ đứng" (tập truyện 1968) và "Hoa rừng" (truyện và ký, 1970). Tình yêu cuộc sống, yêu con người và niềm tin vào tương lai là ánh sáng rực rỡ trong tác phẩm của nữ nhà văn - liệt sĩ này. Ngay nhan đề tập truyện thứ hai là "Hoa rừng", độc giả đã nhận ra vẻ đẹp, tính nữ, sự hào hiệp của một cây bút không hề coi văn chương là một “trò chơi”.

Trong ngút trời đạn bom, kề bên cái chết mà vẫn tự tại nhận ra vẻ đẹp dân dã của hoa rừng trên một chặng đường hành quân đã tạo nên sức sống và sức mạnh của ngòi bút. Dương Thị Xuân Quý xứng danh một nhà văn - chiến sĩ.

Còn trường hợp Lê Minh Khuê lại khác. Chị đã khai tăng 1 tuổi, rời ghế nhà trường phổ thông khi chưa tốt nghiệp, gia nhập thanh niên xung phong, đi vào chiến trường với lòng quả cảm của một cá tính mạnh mẽ, tự tin vào lẽ phải và lương tri. Nhưng quan trọng hơn là chị tin vào sự lựa chọn cầm bút của mình. Những trang văn đầu tiên chị viết giữa 2 trận đánh, trên những cung đường nóng rực lửa khói đạn bom thời chiến tranh.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Truyện ngắn đầu tay thành công "Những ngôi sao xa xôi" (1971) viết về những nữ thanh niên xung phong, đồng đội của tác giả, được chọn đưa vào Sách giáo khoa Ngữ văn 9. Chủ nghĩa lạc quan, tình yêu cuộc sống là chất men nồng khích lệ hành động quả cảm và suy nghĩ chín chắn của những cô gái còn chưa biết yêu, hoặc chưa kịp yêu. Đặc biệt là vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của những cô gái dẫu trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không mai một niềm tin vào tương lai. Tương lai ấy còn rất xa tựa như những “ngôi sao xa xôi” nhưng vì thế mà quyến rũ, vẫy gọi. Cảm hứng về tương lai chính là giá đỡ của một tác phẩm vượt qua được sự thử thách của thời gian, sống trong tâm trí người đọc thế hệ sau.

Nét đẹp phi thường giữa bom đạn

Trong số những bài thơ vào loại hay nhất của thơ chống Mỹ, "Khoảng trời - hố bom" (1972) của Lâm Thị Mỹ Dạ, cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên ấn tượng. Bài thơ viết về sự hy sinh anh dũng của những cô gái trên những tuyến đường thời chiến tranh: “Chuyện kể rằng em cô gái mở đường/Để cứu con đường đêm ấy chẳng bị thương/ Cho đoàn xe kịp giờ ra trận/ Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”.

Bài thơ đã khắc sâu một chủ đề tư tưởng có ý nghĩa sâu sắc - hy sinh lớn cũng là hạnh phúc. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ tụng ca sự hy sinh của cô gái thanh niên xung phong với ý nghĩa “có cái chết hóa thành bất tử” thì Lê Thị Mây lại viết về sự chờ đợi, lòng chung thủy của những cô gái trong chiến tranh có người yêu, hay chồng ra chiến trận.

Đó cũng là một chiến công thầm lặng của người phụ nữ. Bài thơ "Những mùa trăng mong chờ" (trong tập thơ cùng tên, 1980), tôi nghĩ là một trong những bài thơ hay nhất của thơ Lê Thị Mây (đã đứng chân trong nhiều tuyển tập thơ). Nhỏ nhẹ, thì thầm cất tiếng nói của những “Vọng Phu” thời chinh chiến: “Anh khoác ba lô về/ Đất trời dồn chật lại/ Em tái nhợt niềm vui/ Như trăng mọc ban ngày/ Gặp nhau tròn mùa trăng/ Em trẻ như bầu trời”.

Bài thơ này được viết khi tác giả còn rất trẻ, mới hơn 20 tuổi nhưng tâm tình thì già dặn, sâu sắc của một người trải nghiệm, trưởng thành. Nếu độc giả có dịp đọc lại những áng văn của Trần Thị Thắng, Vũ Thị Hồng, Phạm Hồ Thu viết trong chiến tranh sẽ nhận ra đặc điểm chung của câu chữ khi tác giả cố gắng “nhúng bút vào sự thật”: Cái đẹp là sự giản dị, cái đẹp có sức mạnh của cái đúng.

Những hy sinh thầm lặng mà các nhà văn nữ đã trải qua, chịu đựng được cảm nhận như là một trách nhiệm, như lời nữ bác sĩ Hà (trong tiểu thuyết "Tháng không ngày" của Trần Thị Thắng): “So với sự mất mát của dân tộc thì nỗi đau của chúng ta là nhỏ nhoi”. Tác phẩm này xuất bản năm 1998 nhưng chất liệu, ý tưởng, bố cục, kể cả phác thảo đã được chuẩn bị kỹ càng từ trong chiến tranh. Nhà văn Trần Thị Thắng sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1971, lập tức khoác ba-lô vào chiến trường, làm phóng viên báo Văn nghệ Giải phóng và nhiều công việc gian khổ khác mà không nề hà.

Những gì thu nhận, chắt chiu được sau năm 1975, chị “nhả tơ” hết vào thơ, vào văn. Vũ Thị Hồng mới học xong năm thứ 3 (được công nhận tốt nghiệp trước) Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1970, đi thẳng vào chiến trường, làm phóng viên tạp chí Quân Giải phóng Trung Trung bộ. Những tác phẩm (5 tập truyện ngắn, 1 tiểu thuyết) in sau 1975, có thể nói vẫn còn đượm mùi thuốc súng chiến tranh. Chị tâm niệm thời đạn bom ác liệt gian khổ và chết chóc, với ai không biết, nhưng với nhà văn thì đó là “có một thời yêu”. Và ai bảo đại bác nổ thì họa mi ngừng hót (!?).

Phạm Hồ Thu tốt nghiệp Đại học Báo chí (năm 1973) xung phong đi chiến trường trong vai phóng viên chiến tranh của Báo Nhân Dân. Chị chuyên về sáng tác thơ, đã in 5 tập thơ có chất lượng và tên tuổi Phạm Hồ Thu đã “chạm” đến các nhà văn và độc giả Mỹ. Mới đây, một số bài thơ song ngữ Anh - Việt của chị được dịch và xuất bản ở Mỹ. Trong chùm thơ được dịch sang tiếng Anh, nhiều người thích bài "Bình yên khao khát" với cái tứ “làm sao tìm lại bình yên”, có điệu nói thổn thức: “Làm sao tìm lại bình yên/Tuổi hai mươi khoác ba lô ra trận/Âu yếm hôn dấu chân anh để lại/ Khóc trên những dấu chân trần người chiến sĩ đi qua”.

Bốn trong số bảy nhà văn nữ mà độc giả quen biết và yêu mến đã vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật: Dương Thị Xuân Quý (truy tặng năm 2007), Lâm Thị Mỹ Dạ (năm 2007), Lê Minh Khuê (năm 2012) và Lê Thị Mây (năm 2017). Những nhà văn khác, tôi nghĩ, cũng xứng đáng nhận được ân huệ của thời gian vốn không bao giờ vô tình với cái đẹp.

Nhà văn Bùi Việt Thắng
TIN LIÊN QUAN

“Tác phẩm lớn phải vượt thoát ra khỏi những vụn vặt cá nhân”

Việt Văn (thực hiện) |

Đại hội các hội văn học nghệ thuật được trông chờ nhất: Đại hội đại biểu Hội nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ 23 đến 25.11, với sự tham gia của hơn 500 nhà văn. Và một cuộc đối thoại thẳng thắn của phóng viên Lao Động với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

Những vị tướng chiến trường "quần dài quàng cổ"

Anh Đào |

Tướng Nguyễn Văn Man, từng ngồi cano đi cứu dân, giữa đêm, trên đỉnh lũ. Đại tá Hùng, từng vào tận hầm cứu hộ Đạ Dâng cứu công nhân sập hầm. Họ, thật sự là những người lính quả cảm.

Nhà văn Tô Hoài: Sinh ra là để viết

TS Nguyễn Xuân Lạc |

Với 95 năm tuổi trời, hơn 60 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản, đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

“Tác phẩm lớn phải vượt thoát ra khỏi những vụn vặt cá nhân”

Việt Văn (thực hiện) |

Đại hội các hội văn học nghệ thuật được trông chờ nhất: Đại hội đại biểu Hội nhà văn Việt Nam khóa X nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra từ 23 đến 25.11, với sự tham gia của hơn 500 nhà văn. Và một cuộc đối thoại thẳng thắn của phóng viên Lao Động với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX.

Những vị tướng chiến trường "quần dài quàng cổ"

Anh Đào |

Tướng Nguyễn Văn Man, từng ngồi cano đi cứu dân, giữa đêm, trên đỉnh lũ. Đại tá Hùng, từng vào tận hầm cứu hộ Đạ Dâng cứu công nhân sập hầm. Họ, thật sự là những người lính quả cảm.

Nhà văn Tô Hoài: Sinh ra là để viết

TS Nguyễn Xuân Lạc |

Với 95 năm tuổi trời, hơn 60 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản, đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác.