Nỗ lực tu bổ, tôn tạo di tích phố cổ Hà Nội: Giữ lại vốn quý của lịch sử

Quỳnh Anh |

Phố cổ Hà Nội sở hữu hệ thống di tích dày đặc, có giá trị lớn, tuy nhiên, bị tác động nặng nề bởi cuộc sống của người dân. Trước thực trạng này, quận Hoàn Kiếm đã có những nỗ lực lớn trong việc di dời dân ra khỏi di tích, đầu tư tu bổ, tôn tạo đền, chùa, miếu mạo để giữ lại vốn quý của lịch sử.

Là địa bàn vùng lõi của Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay, quận Hoàn Kiếm mang trong mình các giá trị văn hóa, lịch sử hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Theo thống kê, trong khu Phố cổ Hà Nội có tới 121 di tích, gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng và 8 di tích khác, trong đó có 25 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia; với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng như: đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am,…

Đền Bạch Mã và Ô Quan Chưởng có vị thế là một bộ phận cấu thành của Thăng Long - Hà Nội qua suốt hàng ngàn năm hình thành và phát triển; nhà 48 Hàng Ngang mang dấu tích lưu niệm hai nhân vật lịch sử vĩ đại của đất nước là Đức vua Lý Công Uẩn (giai đoạn định đô và xây dựng kinh đô Thăng Long) và Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn Cách mạng tháng 8.1945 và Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2.9.1945 đánh dấu sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); chợ Đồng Xuân là di tích cách mạng kháng chiến "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Ngoài ra, còn có nhiều đình thờ tổ nghề: đình Kim Ngân, đình Đồng Lạc, đình Tú Thị…

Tuy nhiên, tình trạng di tích trong khu Phố cổ bị xâm phạm diễn ra phổ biến, đặc biệt là tình trạng các hộ dân ở lẫn trong khuôn viên di tích. Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội Đặng Đình Bằng cho biết, chỉ riêng các di tích có yếu tố thờ cúng trên địa bàn khu Phố cổ đã là 30 di tích với 152 hộ dân (khoảng 530 nhân khẩu) sinh sống; 40 di tích khác không còn yếu tố thờ cúng với 209 hộ dân (khoảng 704 nhân khẩu) sinh sống.

Cùng với đó, tình trạng di tích bị lấn chiếm làm nơi bán hàng, tập trung vật dụng diễn ra phổ biến ở Phố cổ Hà Nội. Không khó để bắt gặp tình trạng này tại các di tích trong Phố cổ. Bàn ghế, đồ dùng, ô dù, bạt che mưa nắng... xếp ngổng ngang, che khuất cảnh quan di tích. Hầu hết các di tích đều bị lấn chiếm, thu hẹp diện tích rất nhiều so với trước kia và nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng xung quanh.

Để giữ gìn vốn di sản quý, vừa bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa làm động lực phát triển kinh tế, xã hội, quận Hoàn Kiếm tập trung nguồn lực bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản trên địa bàn. Đề án số "Tập trung bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, mở rộng hợp tác quốc tế", đã được triển khai từ nhiều năm qua, hoàn trả lại không gian cảnh quan, kiến trúc cho hàng chục di tích, được đông đảo Nhân dân nhiệt tình ủng hộ. Hàng năm, quận Hoàn Kiếm đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động xã hội hóa để giải phóng mặt bằng và tu bổ di tích, tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng tại địa bàn dân cư, góp phần bảo vệ và tôn vinh các di sản văn hóa. 

Nhiều di tích như: đình Đông Thành, phố Hàng Vải: đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc; đền Quan Đế, phố Hàng Buồm; quán chùa Huyền Thiên, phố Hàng Khoai; chùa Vĩnh Trù, phố Hàng Lược; chùa Kim Cổ, phố Đường Thành… đã di dời hàng chục gia đình ra khỏi khuôn viên di tích, sau đó, được tu bổ, chỉnh trang tạo diện mạo khang trang, đẹp hơn. Đặc biệt, đình Kim Ngân từ chỗ có tới 25 hộ gia đình sinh sống nhưng bằng nỗ lực của quận đã di dời hộ dân, giải phóng mặt bằng để tu bổ, tôn tạo lại di tích.

Hiện giờ, đình Kim Ngân không chỉ là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa mà còn là một điểm đến được đưa vào khai thác trong nhiều tour du lịch phố cổ Hà Nội. Đình Đông Thành, phố Hàng Vải trước kia là nơi ở của 13 hộ dân với 52 nhân khẩu, đồng thời là trụ sở của một đội quản lý thị trường. Sau rất nhiều nỗ lực, đình Đông Thành đã được di dời các hộ dân ra khỏi di tích, đầu tư tu bổ, trả lại không gian, kiến trúc ban đầu. 

Hiện tại, quận Hoàn Kiếm cũng đang thực hiện tu bổ, tôn tạo lại đình Hà Vỹ, phố Hàng Hòm, dự kiến khánh thành vào tháng 4.2023. Nơi đây cũng từng là nơi ở của 4 hộ dân và cổng ra vào bị sử dụng làm nơi bán hàng. Nhưng với nỗ lực của chính quyền quận Hoàn Kiếm, việc di dời hộ dân cũng hoàn thành và đình đang được tiến hành tu bổ. Đình Trung Yên, ngõ Trung Yên có 3 hộ dân sinh sống và đến nay quận cũng đã giải phóng xong mặt bằng, chuẩn bị tiến hành trùng tu, tu bổ di tích.

Tuy vậy, với số lượng di tích trong khu Phố cổ Hà Nội lớn, còn rất nhiều đình, chùa, miếu mạo bị xâm phạm, do vậy, việc trùng tu, tu bổ hoàn trả lại không gian cho di tích sẽ còn lâu dài. Nhưng với nỗ lực của quận Hoàn Kiếm, các giá trị vốn quý của di sản cũng từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị, để Hoàn Kiếm là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa.

Quỳnh Anh
TIN LIÊN QUAN

Kinh doanh ở phố cổ Hà Nội đang hồi sinh

THU GIANG |

Sau thời gian dài trầm lắng do dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh ngành khách sạn - lữ hành, dịch vụ ở trên phố cổ Hà Nội đang nhộn nhịp, đông đúc trở lại khi mùa cao điểm du lịch đang đến gần.

Hàng trăm người dân đổ xô đến check-in “Phố cổ Hội An” giữa lòng xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa: Trước vẻ đẹp lung linh của “Phố cổ Hội An” giữa lòng TP.Thanh Hóa, hàng trăm người dân đã đổ xô đến check-in, vãn cảnh tại địa điểm này. Được biết, đây là công trình mới hoàn thành để kỷ niệm 61 năm kết nghĩa TP.Thanh Hóa và TP.Hội An (1961 - 2022) và khởi đầu cho Tuần văn hóa TP.Thanh Hóa - TP.Hội An” năm 2022.

Hà Nội: Khách sạn phố cổ trước ngày đón khách quốc tế

Nguyễn Huế |

Hơn một tuần nữa ngành du lịch Việt Nam sẽ mở cửa đón khách quốc tế trở lại nhưng nhiều khách sạn trên phố cổ Hà Nội vẫn trong tình trạng cửa đóng then cài.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Kinh doanh ở phố cổ Hà Nội đang hồi sinh

THU GIANG |

Sau thời gian dài trầm lắng do dịch COVID-19, hoạt động kinh doanh ngành khách sạn - lữ hành, dịch vụ ở trên phố cổ Hà Nội đang nhộn nhịp, đông đúc trở lại khi mùa cao điểm du lịch đang đến gần.

Hàng trăm người dân đổ xô đến check-in “Phố cổ Hội An” giữa lòng xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa: Trước vẻ đẹp lung linh của “Phố cổ Hội An” giữa lòng TP.Thanh Hóa, hàng trăm người dân đã đổ xô đến check-in, vãn cảnh tại địa điểm này. Được biết, đây là công trình mới hoàn thành để kỷ niệm 61 năm kết nghĩa TP.Thanh Hóa và TP.Hội An (1961 - 2022) và khởi đầu cho Tuần văn hóa TP.Thanh Hóa - TP.Hội An” năm 2022.

Hà Nội: Khách sạn phố cổ trước ngày đón khách quốc tế

Nguyễn Huế |

Hơn một tuần nữa ngành du lịch Việt Nam sẽ mở cửa đón khách quốc tế trở lại nhưng nhiều khách sạn trên phố cổ Hà Nội vẫn trong tình trạng cửa đóng then cài.