Những thế giới đẹp đẽ đã bị đánh mất bên sông Ô Lâu

Hoàng Văn Minh |

Tôi từng tuyệt vọng, cứ tưởng những thế giới tuyệt đẹp về ngôi làng của mình đã bị đánh mất vĩnh viễn, cho đến khi tôi gặp lại chúng sống động qua những những trang viết “Bên sông Ô Lâu” của Phi Tân ở Huế.

Ảnh: Tường Minh
Ảnh: Tường Minh

Ngay trong phòng ngủ của tôi có một tổ chim sẻ. Bọn sẻ làm tổ ở cái lỗ thông ống dẫn gas máy điều hoà cũ, nay đã bỏ hoang vì dàn nóng được chuyển đến một vị trí khác.

Nghe những tiếng “chiếp chiếp” mạnh mẽ như muốn bùng ra thế giới bên ngoài, tôi đoán chắc bọn sẻ cũng sắp đủ lông cánh và cái tổ này đã được dựng từ lâu lắm rồi. Nhưng đến hôm nay, khi khu chung cư bị phong toả cứng vì dịch bệnh, bị nhốt trong các bức tường sâu lạnh mênh mang, tôi mới nghe được tiếng chim và phát hiện ra chúng vào một sớm mai thức giấc.    

Dùng chân kéo rèm cửa sổ để kiếm tí nắng sáng, nhưng hoá ra ngoài kia đang mưa đầu mùa. Những giọt dài rả rích cộng với tiếng chiêm chiếp của bọn sẻ khiến tôi mềm người vì bỗng nghe quay quắt nhớ mạ, nhớ nhà. Rồi sực nhớ nhớ trong đống sách ngổn ngang ở đầu giường, còn cuốn tạp bút “Bên sông Ô Lâu” của Phi Tân nhận được đã lâu nhưng chưa kịp đọc. Thế là nằm ườn sờ soạng tìm sách rồi đọc luôn một mạch.

Xong rồi cứ ngẩn ngơ tự hỏi: 57 tạp bút trong “Bên sông Ô Lâu”, rõ ràng là viết chuyện làng mình, về những địa danh mình thuộc như lòng bàn tay, về những gương mặt mình đã gặp, đã quen; về những phong tục tập quán, thứ âm thanh hay trò chơi trẻ còn mình đã từng đắm chìm trong đó… Nhưng sao chuyện nào cũng lạ, cũng hay, cũng là phát hiện khiến tôi nghe mình cứ dấm dứ day dứt rằng hơn 40 năm có mặt trên đời, hình như mình đã bỏ qua, đã vô tình hoang phí một thứ gì đó đẹp đẽ của đời sống ban tặng…   

Giật mình bởi Phi Tân có khả năng quan sát, đào sâu các chi tiết và ghi nhớ tỉ mẩn như một người nghiên cứu sử chuyên nghiệp. Cảm giác như anh không chỉ hiểu đến chân tơ kẽ tóc về làng của mình mà còn như thể đã “sống” nhiều hơn người khác bội lần, đã đắm mình trong đó từ rất nhiều kiếp sống khác nhau. Tất cả cộng với câu chữ tự nhiên như hơi thở, không làm dáng, không cố “làm văn” khiến những làng quê bên sông Ô Lâu hiển hiện vừa thân quen vừa lạ lẫm.   

Thân quen là vì cũng là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nhưng lạ lẫm bởi đó là những thế giới đẹp đẽ của biết bao thế hệ cha ông kể từ ngày theo chân các chúa Nguyễn vào đấy lập làng gầy dựng truyền đời đã và đang bị đánh mất bởi quy luật phát triển của đời sống và xã hội.

Và những thế giới đẹp đẽ bị đánh mất ấy, không chỉ là chuyện riêng của những ngôi làng ở miệt Ngũ Điền nép bên dòng Ô Lâu của Huế mà là chuyện chung của tất cả những làng quê ở khắp cả nước. Để rồi thi thoảng ai đó thảng thốt, như kiểu tôi giật mình phát hiện lũ chim sẻ làm tổ ngay trong phòng ngủ khi chúng sắp sửa bay đi vào một ngày toàn thành phố bị phong toả. “Bên sông Ô Lâu”, ai cũng có thể gặp lại quá vãng của mình và ai cũng bàng hoàng rằng những mất mát ấy hình như là của riêng mình…    

Phi Tân là nhà báo đang làm việc tại Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên –Huế và là một cây bút, người bình luận về bóng đá rất hay và duyên. Nhưng kể từ khi xuất bản tập tạp văn “Ngoại ô thương nhớ” vào năm ngoái và bây giờ là “Bên sông Ô Lâu” (tới đây là “Về Huế ăn cơm”), anh đã đỉnh đạc bước vào “chiếu văn” dù có thể anh không muốn cũng chưa bao giờ nghĩ là mình đang viết văn hay viết để trở thành nhà văn.

Nhiều năm trước, trong một bút ký cũng viết về chính ngôi làng mình bên sông Ô Lâu, tôi kết: “Lại sực nhớ sinh ra ở phá Tam Giang, uống nước phá Tam Giang mà lớn nhưng đi qua không biết bao nhiêu tháng năm, tôi mới nhận ra mình chẳng hiểu biết chút gì về con “sông Mẹ” ngoài những nhớ nhung, hồi ức về thời thơ ấu. Thật ra, để qua lại tới mức không còn ý niệm bến bờ như ông lái đò là sự "ngộ" của thánh nhân. Nhưng sống không giống người thì buồn lắm, nên để được coi ra dáng một con người, đôi khi chỉ cần đi hết, hiểu hết ngôi làng của mình là đủ…”.

Nhưng giờ tôi mới biết là mình mộng tưởng, mãi vẫn “sống không giống người” bởi “đi hết làng mình”, có chăng chỉ là Phi Tân, tác giả của “Bên sông Ô Lâu” và nhiều tạp bút hay ho khác…

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

“Dáng hình đất nước” – chương trình kết nối lịch sử với hiện tại

Thanh Hương |

Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “Dáng hình đất nước” sẽ được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 2.9 trên kênh VTV1.

Hình ảnh tại triển lãm trực tuyến “Con đường độc lập” mừng ngày Quốc khánh

VƯƠNG TRẦN |

Triển lãm “Con đường độc lập” giới thiệu 18 bức tranh sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, khắc gỗ... của 15 tác giả, phản ánh tóm tắt con đường dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Phương Dung tiết lộ điều ít biết về nhạc sĩ Văn Cao - cha đẻ "Tiến quân ca"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình", câu chuyện của nhạc sĩ Văn Cao với những tác phẩm âm nhạc bất hủ và những điều ít biết về cuộc đời của ông được kể từ danh ca Phương Dung và đạo diễn Huỳnh Phúc Thanh Nhân.

Độc đáo bức chân dung "Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đeo khẩu trang"

Hải Minh |

Mới đây, hoạ sĩ Lê Sa Long đã thực hiện bức tranh chân dung về nữ Phó Tổng thống Kamala Harris nhân chuyến thăm tới Việt Nam của bà.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

“Dáng hình đất nước” – chương trình kết nối lịch sử với hiện tại

Thanh Hương |

Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “Dáng hình đất nước” sẽ được truyền hình trực tiếp vào 20h10 ngày 2.9 trên kênh VTV1.

Hình ảnh tại triển lãm trực tuyến “Con đường độc lập” mừng ngày Quốc khánh

VƯƠNG TRẦN |

Triển lãm “Con đường độc lập” giới thiệu 18 bức tranh sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, khắc gỗ... của 15 tác giả, phản ánh tóm tắt con đường dẫn đến Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Phương Dung tiết lộ điều ít biết về nhạc sĩ Văn Cao - cha đẻ "Tiến quân ca"

ĐÔNG DU |

Tại "Chân dung cuộc tình", câu chuyện của nhạc sĩ Văn Cao với những tác phẩm âm nhạc bất hủ và những điều ít biết về cuộc đời của ông được kể từ danh ca Phương Dung và đạo diễn Huỳnh Phúc Thanh Nhân.

Độc đáo bức chân dung "Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đeo khẩu trang"

Hải Minh |

Mới đây, hoạ sĩ Lê Sa Long đã thực hiện bức tranh chân dung về nữ Phó Tổng thống Kamala Harris nhân chuyến thăm tới Việt Nam của bà.