Những ca khúc bất tử về thời khắc chiến thắng 30.4

Yến Phi (T/h) |

"Tiến về Sài Gòn", "Giải phóng miền Nam",… là những ca khúc được vang lên trong thời khắc chiến thắng lịch sử, thống nhất đất nước.

1. Tiến về Sài Gòn

Ca khúc được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào năm 1966 trong một nhiệm vụ sáng tác để cổ vũ cho cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968.

Chín năm sau, ngày 30.4.1975, "Tiến về Sài Gòn" đã được vang lên trên đài phát thanh chỉ vài phút sau lời đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Dương Văn Minh.

Với tiết tấu hùng tráng, bài hát như một lời kêu gọi và thúc giục thế hệ trẻ xông pha lên đường đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc.

2. Giải phóng miền Nam

Ca khúc được ví như một lời tiên đoán chính xác của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ông sáng tác vào năm 1961 nhân dịp thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tháng 7.1961, Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập và đã giao cho ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận.

Các ông Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Một tuần sau, ca khúc "Giải phóng miền Nam" ra đời.

Bài hát nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công quân Giải phóng.

3. Như có Bác trong ngày đại thắng

Đầu tháng 4.1975, nhạc sĩ Phạm Tuyên được ông Trần Lâm, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm lớn để mừng ngày chiến thắng sắp đến.

Đêm 28.4.1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của đài có tin phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 9 giờ 30 phút tối đến 11 giờ ông đã viết xong ca khúc.

4. Đất nước trọn niềm vui

Ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" được nhạc sĩ Hoàng Hà viết trong đúng một đêm 26.4.1975 tại căn nhà ở Yên Phụ, gần Hồ Tây, Hà Nội.

Viết xong bài hát, ngay sáng hôm sau, nhạc sĩ mang đến Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi đó, nhạc sĩ Nguyễn An là tổ trưởng tổ biên tập đọc và duyệt, rồi ca khúc được giao ngay cho Nhà hát Giao hưởng Việt Nam.

5. Tiếng hát từ thành phố mang tên Người

"Tiếng hát từ thành phố mang tên Người" có phần lời là của nhà báo Đăng Trung, lúc ấy đang là phóng viên của báo Tiền Phong.

Tháng 3.1975 ông nhận nhiệm vụ viết một bài báo đặc biệt về Sài Gòn đón chào ngày chiến thắng. Ông thức trắng đêm viết bài báo "Từ thành phố này, Người đã ra đi".

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông cũng sáng tác thêm bài thơ mang tên "Từ thành phố này, Người đã ra đi" và được nhạc sĩ Cao Việt Bách phổ nhạc.

Yến Phi (T/h)
TIN LIÊN QUAN

30.4 không chỉ là ngày kỷ niệm

Lê Thanh Phong |

Ngày 30.4, Ngày thống nhất đất nước, là ngày "giang sơn thu về một mối". 44 năm qua, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày thống nhất, những trang sử được nhắc lại, hào hùng và đầy tự hào.

Khám phá Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Dinh Độc lập

VƯƠNG TRẦN |

Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (nhà và hầm D67) là nơi làm việc của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 1967 -1975. Đặc biệt, từ cuối năm 1974 -1975, tại đây, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã ra nhiều quyết định quan trọng tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước vào thời khắc ngày 30.4.1975 tại Dinh Độc Lập.

“Xạ thủ Anh hùng”

LỤC TÙNG |

Anh hùng Đoàn Phước Truyền (ảnh) - người đầu tiên của Đoàn 180 sử dụng súng B40 bắn cháy xe tăng M41 của địch, mở màn phong trào “tiêu diệt xe tăng Mỹ” đã cuốn hút tôi ngược dòng thời gian, trở về với những ngày tháng oai hùng trong trận càn Junction City bảo vệ căn cứ cách mạng cách đây hơn nửa thế kỷ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

30.4 không chỉ là ngày kỷ niệm

Lê Thanh Phong |

Ngày 30.4, Ngày thống nhất đất nước, là ngày "giang sơn thu về một mối". 44 năm qua, cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày thống nhất, những trang sử được nhắc lại, hào hùng và đầy tự hào.

Khám phá Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Dinh Độc lập

VƯƠNG TRẦN |

Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (nhà và hầm D67) là nơi làm việc của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 1967 -1975. Đặc biệt, từ cuối năm 1974 -1975, tại đây, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã ra nhiều quyết định quan trọng tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước vào thời khắc ngày 30.4.1975 tại Dinh Độc Lập.

“Xạ thủ Anh hùng”

LỤC TÙNG |

Anh hùng Đoàn Phước Truyền (ảnh) - người đầu tiên của Đoàn 180 sử dụng súng B40 bắn cháy xe tăng M41 của địch, mở màn phong trào “tiêu diệt xe tăng Mỹ” đã cuốn hút tôi ngược dòng thời gian, trở về với những ngày tháng oai hùng trong trận càn Junction City bảo vệ căn cứ cách mạng cách đây hơn nửa thế kỷ.