Nhìn lại những khoảnh khắc lịch sử của 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không

Huyền Chi (Ảnh chụp lại từ triển lãm) |

Những ký ức về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" vẫn còn nguyên giá trị của niềm tin, sự đoàn kết quân dân một lòng quyết tâm vượt lên đau thương để giành chiến thắng.

Trưng bày chuyên đề “Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm” ra mắt nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12.1972 - 12.2022).

Các tư liệu, hình ảnh tái hiện lại sự khốc liệt của cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ; kể về cuộc sống sinh hoạt, lao động trong chiến tranh khốc liệt, về tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong 12 ngày đêm khói lửa cuối năm 1972.

50 năm trước, Mỹ leo thang chiến tranh, mở Chiến dịch "Linebacker II". Đây là cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác ở miền Bắc nhằm khủng bố có tính hủy diệt hòng buộc quân và dân ta phải xuống nước.

Đáp lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chính phủ, quyết tâm đánh thắng cuộc chiến, quân và dân thủ đô Hà Nội đã làm nên chiến thắng vang dội - "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".

Chiến thắng này đã buộc chính phủ Mỹ phải ký hiệp định Paris, tạo bước chuyển quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn năm 1975.

Dưới đây là những bức ảnh tư liệu ghi lại những ngày tháng lịch sử không quên của cuộc không chiến "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh may bay B-52 của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân năm 1972. Siêu “pháo đài bay” B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân và bom thông thường với số lượng lớn (khoảng 30-40 tấn). B-52 là niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ. Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận định: “B-52 của Mỹ là vũ khí chiến lược đặc biệt, cho đến nay, trừ ở chiến trường Việt Nam, nó chỉ bị rơi vì tai nạn. Vậy mà chúng ta đã bắn hạ với số lượng lớn như thế. Nó thể hiện trình độ, tinh thần của quân và dân ta trong toàn bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây không chỉ là thắng lợi về vũ khí mà trên hết là thắng lợi của ý chí“.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp duyệt phương án đánh máy bay B-52 của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân năm 1972. Siêu “pháo đài bay” B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom hạt nhân và bom thông thường với số lượng lớn (khoảng 30-40 tấn). B-52 là niềm kiêu hãnh của không lực Hoa Kỳ. Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận định: “B-52 của Mỹ là vũ khí chiến lược đặc biệt, cho đến nay, trừ ở chiến trường Việt Nam, nó chỉ bị rơi vì tai nạn. Vậy mà chúng ta đã bắn hạ với số lượng lớn như thế. Nó thể hiện trình độ, tinh thần của quân và dân ta trong toàn bộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây không chỉ là thắng lợi về vũ khí mà trên hết là thắng lợi của ý chí“.
Người dân sống ở các huyện Gia Lâm, Yên Viên, Đông Anh hay khu phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai... chắc chắn không bao giờ quên những hình ảnh tang thương mà bom đạn của kẻ thù đã trút xuống. Bom B-52 rải thảm ở Hà Nội, máu rơi, nhà đổ, phố phường tan hoang... nhưng ở đó luôn hằn lên ý chí của người dân thủ đô “quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược“.
Người dân sống ở các huyện Gia Lâm, Yên Viên, Đông Anh hay khu phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai... chắc chắn không bao giờ quên những hình ảnh này. Bom B-52 rải thảm ở Hà Nội, máu rơi, nhà đổ, phố phường tan hoang... nhưng ở đó luôn hằn lên ý chí của người dân thủ đô “quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược“.
Với âm mưu đưa Hà Nội trở về thời kì đồ đá, đế quốc Mỹ đã đánh thẳng vào thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước, chúng không chừa bất cứ một mục tiêu nào, cả quân sự và dân sự. Nhà ga, bến cảng, đường xá, bệnh viện, khu dân cư, trường học... đều bị phá hủy, hàng nghìn dân thường bị thương vong.
Nhớ lại những ngày tháng sống trong bom đạn khói lửa, ông Đỗ Thọ, kỹ sư điện bộ phận quản trị Bệnh viện Bạch Mai kể: "Những lần đầu tiên, đi trên đường mà nghe có còi báo động và loa phóng thanh báo máy bay địch đến, mọi người đều lao xuống hầm, có người nhảy xuống chưa kịp đậy nắp, người khác nhảy vào tiếp, ngồi lên đầu nhau. Nhưng về sau nó đánh như cơm bữa lại cảm thấy rất bình thường. Vả lại nhiều hầm ngập nước, bẩn. Hàng ngày phải tát, nhưng ít nhất nước cũng phải lưng ống chân nên nhiều người ngại, ngồi ngay trên mép hầm. Lực lượng tự vệ nhắc nhở nhưng họ cũng chẳng buồn xuống hầm".
Ngày 22.12.1972, giặc Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống Bệnh viện Bạch Mai, giết hại 28 bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân viên kỹ thuật, người bệnh; làm đổ sập 3 khu nhà cao tầng, phá hủy hàng nghìn máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế.
Với âm mưu đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá, Mỹ trút bom không chừa bất cứ một mục tiêu nào, cả quân sự và dân sự. Nhà ga, bến cảng, đường xá, bệnh viện, khu dân cư, trường học... đều bị phá hủy, hàng nghìn dân thường bị thương vong. Ngày 22.12.1972, Mỹ ném hơn 100 quả bom xuống Bệnh viện Bạch Mai, giết hại 28 bác sĩ, y tá, hộ lý, nhân viên kỹ thuật, người bệnh; làm đổ sập 3 khu nhà cao tầng, phá hủy hàng nghìn máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế.
Mỗi khi có máy bay xâm pham vùng trời Hà Nội, sau tiếng còi báo động là tiếng loa vang lên: “Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội ... cây số. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn“. Ông Vũ Văn Viễn, giám đốc xí nghiệp Truyền thanh Hà Nội kể lại: “Những người đọc thông báo đó đều là người của Đài Truyền thanh Hà Nội. Giọng nói nổi tiếng nhất thủ đô lúc ấy là của cô Nguyễn Thị Thìn. Không phải lúc nào tiếng thông báo cũng được đọc trực tiếp. Chúng tôi thu âm tiếng đọc thông báo vào băng. Lúc máy bay địch sắp đến, còi thành phố hú lên là chúng tôi phát băng ghi âm“.
Mỗi khi có máy bay xâm phạm vùng trời Hà Nội, sau tiếng còi báo động là tiếng loa vang lên: “Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội ... cây số. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn“. Ông Vũ Văn Viễn, giám đốc xí nghiệp Truyền thanh Hà Nội kể lại: “Những người đọc thông báo đó đều là người của Đài Truyền thanh Hà Nội. Giọng nói nổi tiếng nhất thủ đô lúc ấy là của cô Nguyễn Thị Thìn. Không phải lúc nào tiếng thông báo cũng được đọc trực tiếp. Chúng tôi thu âm tiếng đọc thông báo vào băng. Lúc máy bay địch sắp đến, còi thành phố hú lên là chúng tôi phát băng ghi âm“.
 
Trong 12 ngày đêm của chiến dịch lịch sử, Binh chủng tên lửa lập chiến công cao nhất: Bắn rơi 36 trên tổng số 81 máy bay các loại, trong đó có 29 máy bay B52 trên tổng số 34 máy bay B52 bị bắn rơi.
Thời gian đó, nhiều người dân Hà Nội phải sơ tán đến các vùng lân cận. Ông Trần Hùng còn nhớ, ông sơ tán gần một con sông. Ở đó, ông quen biết con của chủ nhà, lớn hơn ông 2 tuổi. “Mình muốn ra ngoài sông, nó bảo mày phải biết bơi mới được ra, phải cho chuồn chuồn cắn rốn. Đau lắm, nhưng phải chịu đựng thôi. Bọn tôi tập bơi ở ao. Hai anh em tập bơi chó, rồi bơi sải. Khi biết bơi rồi, cậu con nhà chủ rủ đi vớt trai ngoài sông. Mang một cái chậu đồng rất oách để cho nó nổi lên. Cứ đẩy chậu đi, chân mình đạp dưới bùn, khi nào thấy “sật” một cái vào kẽ chân thì lặn xuống, lấy con trai nằm dưới bùn. Một ngày, có khi vớt được một chậu đầy mang cho bà chủ nhà. Bà nấu cháo ăn rất ngon. Cảm giác có cái gì đấy rất thanh bình và ấm cúng, chứ không bị chiến tranh ám ảnh“, ông Trần Hùng kể.
Thời gian đó, nhiều người dân Hà Nội phải sơ tán đến các vùng lân cận. Ông Trần Hùng còn nhớ, ông sơ tán gần một con sông. Ở đó, ông quen biết con của chủ nhà, lớn hơn ông 2 tuổi. “Mình muốn ra ngoài sông, nó bảo mày phải biết bơi mới được ra, phải cho chuồn chuồn cắn rốn. Đau lắm, nhưng phải chịu đựng thôi. Bọn tôi tập bơi ở ao. Hai anh em tập bơi chó, rồi bơi sải. Khi biết bơi rồi, cậu con nhà chủ rủ đi vớt trai ngoài sông. Mang một cái chậu đồng rất oách để cho nó nổi lên. Cứ đẩy chậu đi, chân mình đạp dưới bùn, khi nào thấy “sật” một cái vào kẽ chân thì lặn xuống, lấy con trai nằm dưới bùn. Một ngày, có khi vớt được một chậu đầy mang cho bà chủ nhà. Bà nấu cháo ăn rất ngon. Cảm giác có cái gì đấy rất thanh bình và ấm cúng, chứ không bị chiến tranh ám ảnh“, ông Trần Hùng kể.
 
Hồi ấy, người dân Hà Nội và cả nước sống với một niềm tin dân tộc sẽ chiến thắng. Từ Hà Nội về nông thôn, người thủ đô được đồng bào đùm bọc, sẻ chia. Bà Nguyễn Mỹ Hạnh, diễn viên Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam chia sẻ: "Ở nông thôn, cuộc sống dần ổn định. Người dân đối xử rất tốt với người sơ tán, người ta chia ngọt sẻ bùi, sống hết lòng với mình. Nhà nào rộng rãi thì nhận người lên sơ tán. Nhà nào nghèo không đón được dân thành phố thì người ta cảm thấy rất phiền lòng. Họ hay sang cho củ sắn, củ khoai, rất gần gũi".
Sức mạnh, niềm tin, sự lạc quan của quân dân thủ đô Hà Nội, và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đã làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không“, buộc chính phủ Mỹ phải ký hiệp định Paris, tạo bước chuyển quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. 50 năm sau chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không“, Hà Nội phát triển rực rỡ trong hòa bình và hữu nghị. Những con phố xưa từng chìm trong hoang tàn và khói lửa, nay đã đổi thay. Thế nhưng, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” mãi là đài vinh quang chói lọi, là niềm kiêu hãnh tự hào về Đảng vĩ đại, Bác Hồ kính yêu, về dân tộc Việt Nam anh hùng và quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Sức mạnh, niềm tin, sự lạc quan của quân dân thủ đô Hà Nội, và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đã làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không“, buộc chính phủ Mỹ phải ký hiệp định Paris, tạo bước chuyển quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. 50 năm sau chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không“, Hà Nội phát triển rực rỡ trong hòa bình và hữu nghị. Những con phố xưa nay đã đổi thay. Thế nhưng, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” mãi là đài vinh quang chói lọi, là niềm kiêu hãnh tự hào về tình yêu nước và tinh thần chiến đấu quả cảm của dân tộc.
Huyền Chi (Ảnh chụp lại từ triển lãm)
TIN LIÊN QUAN

Ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Lập công rồi, B-52 rơi tại chỗ

Vương Trần |

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng âm hưởng hào hùng của Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" vẫn còn vang vọng, là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Ra mắt chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không

Huyền Chi |

Nhiều hoạt động văn hóa phong phú được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.

Trưng bày chuyên đề Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm

Huyền Chi |

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12.1972 - 12.2022), Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề “Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm”

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.