NHÀ BIÊN KỊCH TRỊNH THANH NHÃ:

Nhiều đạo diễn Việt nền tảng văn học yếu và ít học hỏi!

Việt Văn |

Vì sao điện ảnh Việt Nam không có những tài năng điện ảnh đương đại bền vững? Câu nói "Đường dài mới biết ngựa hay" áp vào điện ảnh Việt thường mang lại những tiếng thở dài.

Một cuộc trao đổi thẳng thắn với nhà biên kịch kỳ cựu Trịnh Thanh Nhã, vừa là tác giả của nhiều kịch bản phim có tiếng, vừa là giáo viên trực tiếp giảng dạy sinh viên điện ảnh, để đi tìm câu trả lời... 

Chị có thấy một tài năng điện ảnh Việt nào đang nổi lên, từ biên kịch, đạo diễn đến diễn viên?

Có một số ngôi sao vụt lóe rồi khuất mất vì nhiều lý do. Có thể kể như một số người trẻ đặc biệt gây chú ý như hai đạo diễn trẻ Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp vì tinh thần tận hiến trong những tác phẩm đầu tay. Đến bây giờ, họ đang chờ đợi một cái gì đấy, hay phương hướng hoạt động của họ đã đi theo một hướng khác, mà người ta không nhìn thấy tài năng của họ bộc lộ ra. Hay như đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng từng làm một số phim gây chú ý rồi thôi. Còn diễn viên thì chưa nhìn thấy.

Nguyên nhân chưa thấy diễn viên chói sáng đến từ kịch bản, quan niệm làm phim của đạo diễn, chứ không phải không có tài năng. Như tôi vẫn thích diễn viên Trương Ngọc Anh vẻ ba đào trên gương mặt, đáng ra có thể có vai lớn, nhưng tiếc là chị chưa có. Ngay cả các vai diễn của Hồng Ánh thấy sức diễn của chị còn hơn thế, dù Hồng Ánh cũng đã có nhiều giải cá nhân.

Còn các gương mặt trẻ như Miu Lê?

Miu Lê hơi “búp bê” (cười), hơn thế, bản chất tác phẩm họ tham dự đều là phim thị trường với những câu chuyện nhỏ, vì thế vai diễn của họ khó lớn.

Trở lại các đạo diễn trẻ, biết đâu những người vụt lóe như Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp đang “âm mưu” ấp ủ những dự án lớn để rồi lại sáng lên?

Tôi đã xem bộ phim “Cha, con và những câu chuyện khác” của Phan Đăng Di. Đó là cái nhìn cuộc sống rất riêng tư, không đẹp bằng phim “Bi đừng sợ”, tầm nội dung phổ quát bị mất đi. Trong khi các nhà làm phim giỏi quốc tế, họ kể những câu chuyện có vẻ riêng tư, nhưng đẩy được cái riêng tư lên tầm phổ quát quốc gia, và khán giả xem phim tìm thấy mình trong phim.

Trong khi xem “Cha, con và những câu chuyện khác”, khán giả khó tìm thấy sự đồng thuận. Còn Nguyễn Hoàng Điệp, phải chờ đợi, phim thứ hai sẽ khó khăn hơn. Tài chính luôn là vấn đề lớn với các nhà làm phim độc lập.

Theo chị, nguyên nhân ở đâu?

Nguyên nhân khá cụ thể, thành công của các bạn chưa cho thấy một khả năng vừa thành công về nghệ thuật vừa thành công về tài chính. Các nhà đầu tư trong nước chưa nhìn thấy khả năng hoàn trả vốn, chưa nói sinh lãi.

Tôi cũng có cảm giác thực ra, chính các bạn cũng lúng túng về con đường của mình, và tự hỏi nó có thích hợp không? Có đạo diễn trẻ làm phim chính thống rồi nhảy sang làm thị trường như Đặng Thái Huyền cũng chưa thấy thành công.

Có căn bệnh “ngôi sao” quá sớm chăng, khi nhiều người luôn muốn tưởng rằng dễ dàng vượt qua cái bóng của chính mình?

Tôi không nghĩ thế. Tôi đứng lớp dạy đạo diễn quay phim, biên kịch không thấy tâm lý ngôi sao xuất hiện quá sớm. Mà ngược lại, chất lượng đầu vào hai trường điện ảnh ở HN và TPHCM là kém.

Biên kịch là tập hợp của những đội ngũ uể oải, không có lửa khi bước chân vào trường, trong khi đáng ra, họ phải như núi lửa tự phun trào. Giáo viên muốn giúp họ khơi gợi ngọn lửa cũng khó, vì nền tảng kiến thức của họ không vững chắc…

Với các đạo diễn Việt, có cảm giác rất ít người am hiểu sâu sắc về văn học? Ít người chịu đọc?

Nhiều đạo diễn Việt nền tảng văn học yếu, và ít học hỏi qua phim đồng nghiệp. Đọc sách rất ít, còn xem phim nước ngoài nhiều và lấy đây làm chuẩn, trong khi tâm lý người nước ngoài và tâm lý truyền thống của người Việt rất khác nhau. Học mót các thủ pháp của họ, mà không hiểu nó được xây dựng trên một nền tảng văn hóa thì rất lổn nhổn.

Vậy theo chị, giải pháp nào hiện nay là khả thi?

Đầu vào đào tạo phải khắt khe hơn. Các bạn nên đầu tư đi du học nước ngoài một cách nghiêm túc như các nghệ sĩ Hàn đi học ở Mỹ. Phải chủ động, tự xây dựng cho mình một hệ thống tri thức tốt bắt đầu từ văn học. Điện ảnh có cái vỏ dễ lầm tưởng chỉ các mảng, miếng là làm ra tác phẩm. Nhưng, những nghệ sĩ ra tác phẩm trường tồn, đều có nền tảng kiến thức rất tốt.

Một số đạo diễn trẻ Việt hướng tới các quỹ đầu tư nước ngoài với mong muốn đưa phim mình ra thế giới. Chị có đánh giá gì về xu hướng này?

Các bạn trẻ ai cũng vội vã tìm cách chiếm lĩnh bản đồ các danh nhân điện ảnh các nước, đó là tham vọng tự nhiên như Cao Biền dậy non nhưng họ chưa đủ khả năng cất cánh. Với những cái họ cho là hay, độc đáo thì không tìm được dòng đầu tư trong nước, nên hướng ra nước ngoài.

Còn các quỹ nước ngoài hướng tới các tác phẩm có xu hướng khai thác những góc tăm tối của xã hội. Và một số đạo diễn Việt được ghi nhận ở một số LHP nhỏ nào đó, nhưng họ lại không ghi được dấu ấn trong lòng khán giả nội địa mà đấy mới là đất sống của họ.

Nhưng thị hiếu khán giả Việt rất khó đoán định?

Nghệ sĩ ở mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ tự nhiên là hướng dẫn thị hiếu khán giả, vì thế, cứ đổ lỗi cho khán giả mà không nhận ra mình là sai. Có phim Việt gây ấn tượng dễ thương như “Cha cõng con” của đạo diễn Lương Đình Dũng, ở một mức độ nào đó đã chạm vào trái tim khán giả, nhưng kỹ thuật nghề nghiệp chưa hoàn hảo, nên cảm xúc chợt đến rồi chợt mất trong khán giả. Nhu cầu xem lại của khán giả không có.

Xin trân trọng cảm ơn nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã về những ý kiến thẳng thắn của chị.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.