Người họa sĩ hơn nửa thế kỷ vẽ tranh truyền thần

NGUYỄN YẾN |

Cùng với tháng năm, họa sĩ Trần Văn Thịnh vẫn say sưa bên cây bút, bột than và giấy để tạo nên những bức vẽ truyền thần đẹp hút hồn những người qua lại.

Cái hồn của bức tranh nằm ở tâm hồn người nghệ sĩ

Đến phố Hàng Đường (Hà Nội), nhắc đến người vẽ tranh truyền thần, không ai là không biết đến họa sĩ Trần Văn Thịnh. Hơn 50 năm nay, với góc quán nhỏ chỉ rộng tầm 1m nằm ở số nhà 24, người ta đã quá quen hình ảnh ông Thịnh hằng ngày miệt mài với những bức vẽ truyền thần.

Từ sáng sớm, cửa hàng ông Thịnh (67 tuổi) lại mở cửa đón những vị khách đầu tiên tới đặt hàng. Trong không gian nhỏ ấy, chủ yếu là để trưng bày tranh, một lối nhỏ để đi và vài dụng cụ để vẽ tranh. Thế mà bấy lâu nay nó đã trở thành địa điểm thân thuộc cho những người yêu thích tranh truyền thần ghé thăm.

Cửa hàng nhỏ gắn bó với ông Thịnh hơn 50 năm nay. Ảnh Nguyễn Yến
Cửa hàng nhỏ gắn bó với ông Thịnh hơn 50 năm nay. Ảnh Nguyễn Yến

Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống vẽ tranh truyền thần, ông Thịnh cũng yêu thích vẽ tranh từ thuở nhỏ. Mỗi lần được xem từng nét vẽ của bố ông là cụ Cả Nghệ, ông đều tỏ ra thích thú và tập tành vẽ theo. Đến năm 15 tuổi, ông Thịnh bắt đầu thành thạo việc vẽ tranh và theo nghề từ đó đến nay.

“Để tạo nên một bức tranh có hồn từ ánh mắt đến từng chi tiết trên khuôn mặt, người vẽ cần có tư duy, tâm hồn của một nghệ sĩ thực thụ”, ông Thịnh tâm sự.

Nhìn những tác phẩm của ông, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi nó chỉ là một bức vẽ đen trắng nhưng có hồn đến lạ, khiến người xem không thể rời mắt. Thậm chí, có những tranh chỉ vẽ theo lời kể và trí tưởng tượng cũng giống nhân vật đến 80-90%.

Khách hàng tỏ vẻ rất hài lòng với sản phẩm nhận được từ ông Thịnh. Ảnh Nguyễn Yến
Khách hàng tỏ vẻ rất hài lòng với sản phẩm nhận được từ ông Thịnh. Ảnh Nguyễn Yến

Để làm được điều đó, người họa sĩ phải tỉ mỉ, cẩn thận trong từng đường nét. Bởi ông cho rằng, nếu cẩu thả trong một bước nào đấy, bức tranh sẽ không thể trở nên cuốn hút được.

Cố gắng lưu giữ không để nghề mai một

Nghề vẽ truyền thần ở Hà Nội phát triển rầm rộ nhất là từ năm 80 đến năm 90 của thế kỷ XX. Dạo đấy, chỉ tính riêng vài con phố gần đây cũng có đến 20-30 thợ vẽ tranh truyền thần. Tuy nhiên, một thời gian sau người ta thích chụp ảnh hơn là vẽ nên nghề cứ thế mai một đi. Bây giờ, chỉ còn khoảng 4 người theo nghề nữa thôi.

Dù vậy, ông Thịnh chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì đã theo đuổi nghề lâu như thế. Vì ông luôn tin rằng, những người thực sự yêu cái đẹp sẽ hiểu được giá trị trong mỗi bức truyền thần mà ông muốn truyền đạt.

Mỗi một bức vẽ là cả bao nhiêu công sức và tâm huyết mà họa sĩ bỏ ra để hoàn thiện.
Mỗi một bức vẽ là cả bao nhiêu công sức và tâm huyết mà họa sĩ bỏ ra để hoàn thiện. Ảnh Nguyễn Yến

Ông Thịnh cho hay: “Người ta có bỏ thì mình vẫn cố mà giữ cái truyền thống của gia đình. Tôi thấy rất phấn khởi khi mấy năm gần đây, mọi người dần thích tranh truyền thần trở lại. Trong gia đình tôi, cũng có một vài người cháu họ biết vẽ, hy vọng nghề vẫn được lưu giữ.”

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, con phố Hàng Đường vẫn ngày ngày tấp nập, còn ông Thịnh thì vẫn say sưa bên cây bút, bột than và giấy để tạo nên những bức vẽ truyền thần đẹp hút hồn như thế.

NGUYỄN YẾN
TIN LIÊN QUAN

Khi các họa sĩ "chơi trốn tìm" trong kiệt tác của chính mình

Thu Hương (Theo CNN) |

Các họa sĩ qua các thời đại đều để lại những chữ ký đặc biệt trên tác phẩm, thậm chí "ngấm ngầm" đưa hình ảnh của chính mình vào tranh theo nhiều cách khác thường và sáng tạo.

Kỷ niệm 90 năm Ngày sinh Họa sĩ Vũ Giáng Hương

Lê Quang Vinh |

Ngày 15.10.2019, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ Kỷ niệm 90 năm Ngày sinh PGS - Nhà giáo ưu tú - Họa sĩ Vũ Giáng Hương (1929 - 2011) - nguyên Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khi các họa sĩ "chơi trốn tìm" trong kiệt tác của chính mình

Thu Hương (Theo CNN) |

Các họa sĩ qua các thời đại đều để lại những chữ ký đặc biệt trên tác phẩm, thậm chí "ngấm ngầm" đưa hình ảnh của chính mình vào tranh theo nhiều cách khác thường và sáng tạo.

Kỷ niệm 90 năm Ngày sinh Họa sĩ Vũ Giáng Hương

Lê Quang Vinh |

Ngày 15.10.2019, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ Kỷ niệm 90 năm Ngày sinh PGS - Nhà giáo ưu tú - Họa sĩ Vũ Giáng Hương (1929 - 2011) - nguyên Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Sơn ta mới tạo nên sự độc đáo của sơn mài

VIỆT VĂN (THỰC HIỆN) |

Sơn mài được chọn làm thương hiệu quốc gia và đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” do Bộ VHTTDL, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức, thực hiện nhằm thực hiện quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm về vấn đề này.