Người H’Mông làm giấy bản trang trí bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết

Quách Du |

Bao đời nay, cứ mỗi khi tết đến xuân về, những người phụ nữ H’Mông ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) lại tất bật với công việc vào rừng chặt cây về làm giấy bản, trang trí bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết.

Theo đó, năm nào cũng vậy, cứ độ gần Tết, bà Thào Thị Dính (50 tuổi, trú tại bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) lại tất bật với công việc vào rừng chặt cây, mang về làm giấy, trang trí cho bàn thờ gia tiên trong ngày tết.

 
Mỗi khi Tết đến xuân về, người H'Mông ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) lại làm ra những tờ giấy bản, cắt tạo những hoa văn vô cùng đẹp, để trang trí cho bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết. Ảnh: Quách Du

Theo bà Dính, giấy bản là vật không thể thiếu trong đời sống của người H’Mông ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Giấy được làm từ những cây Xấng (một loại họ nhà tre) mọc ở trong rừng. Giấy được dùng trong các nghi lễ của người H’Mông, đặc biệt là trang trí cho bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết.

“Cứ vào dịp cuối năm, những người phụ nữ (không phân biệt lứa tuổi) trong bản lại rủ nhau vào rừng, chọn những cây Xấng đẹp, đúng độ tuổi, rồi mang về làm giấy. Công đoạn làm giấy khá công phu và mất nhiều thời gian” – bà Dính nói.

 
Để làm ra những tờ giấy bản, những phụ nữ H'Mông phải trải qua nhiều công đoạn. Ảnh: Quách Du

Bà Dính cho biết thêm, sau khi lấy được nguyên liệu về, bà phải tước bỏ phần vỏ cây và chẻ thành từng thanh nhỏ rồi mang đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi đun.

Sau chừng 10 giờ nấu, cây Xấng mềm nhũn thì lấy ra, bỏ vào nước lạnh ngâm khoảng 2 ngày. Khi đủ thời gian thì vớt ra và đập nhuyễn, sau đó, trộn một chút nước để lọc ra bột giấy, phần còn lại là cặn bã thì vứt đi.

 
Cây Xấng sau khi ngâm trong nước nhiều ngày thì lấy ra đập nhuyễn. Ảnh: Quách Du

“Khi có bột của cây Xấng, chúng tôi mang ra rải đều lên một tấm vải rộng chừng 1,5m, khi bột khô kết dính thì mang đi phơi. Để giấy đạt chất lượng tốt nhất thì cần phải phơi 2 hoặc 3 ngày nắng, nếu không giấy rất dễ bị hỏng” – bà Dính nói về cách làm giấy.

 
 
Bột cây sau khi đã được lọc hết phần cặn bã sẽ mang ra tưới đều lên một tấm vải thưa, rồi mang đi phơi . Ảnh: Quách Du

Bà Thào Thị Dếnh (62 tuổi, trú tại bản Pù Toong, xã Pù Nhi) cho biết, người H’Mông dùng giấy bản trong những nghi lễ quan trọng của gia đình. Đặc biệt, vào ngày tết, người H’Mông dùng để trang trí bàn thờ tổ tiên, với mong muốn tổ tiên sẽ chứng giám cho lòng thành, phù hộ cho con cháu có một năm mới bình an, mùa màng tươi tốt.

 
 
Trải qua rất nhiều công đoạn, tờ giấy bản được hoàn thành. Ảnh: Quách Du

Ông Cao Văn Cường – Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho hay, từ đời này truyền đời khác, cứ vào dịp gần tết, người H’Mông trên địa bàn huyện lại làm giấy bản để sử dụng cho các nghi lễ và trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết.

 
Bà Thào Thị Dếnh nâng niu giấy bản, chuẩn bị cho việc trang trí bàn thờ tổ tiên. Ảnh: Quách Du

“Đây là phong tục, là nét văn hóa độc đáo của người H’Mông trên địa bàn, qua đó thể hiện sự hiếu kính đến ông bà tổ tiên và ước mong một năm mới đầy ấm cúng, tốt tươi” – ông Cường đánh giá. 

Quách Du
TIN LIÊN QUAN

Độc đáo giỏ quà tết từ nông sản Đà Lạt

Hồng Sơn |

Lâm Đồng có thế mạnh sản xuất nông nghiệp với nhiều nông sản phong phú, được sản xuất theo các quy trình hiện đại, được cấp các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng. Từ lâu, nông sản Lâm Đồng không chỉ cung cấp nhu cầu thực phẩm hàng ngày mà còn được các nông hộ sáng tạo, thổi hồn các sản phẩm, trang trí thành những gói quà tết độc đáo, hấp dẫn để cung ứng dịp Tết.

Những điềm lành độc đáo trong dịp năm mới của các nước trên thế giới

HỒNG HẠNH |

Có vô số những điều được xem là may mắn trong năm mới ở nhiều nước trên thế giới mà bạn có thể không biết.

Ngày Tết cổ truyền độc đáo của đồng bào Pa Cô nơi rẻo cao A Lưới

Phúc Đạt |

Tết Aza Koonh (Tết Aza) là lễ hội truyền thống, Tết cổ truyền của dân tộc Pa Cô (thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) nói chung và một số dân tộc thiểu số nói riêng nhằm đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới.

Độc đáo nghề hấp cá nuôi sống bao thế hệ

NGUYỄN TRI |

Hơn 50 năm qua, nghề hấp cá ở phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vẫn là kế sinh nhai của hàng chục hộ dân. Những bếp lửa vẫn cháy hừng hực, những nếp nhà bao năm vẫn tanh nồng mùi cá vẫn ngày ngày nuôi sống bao thế hệ công dân.

Độc đáo nghề gõ hà biển ở Đồ Sơn

Mai Dung |

Chiều cuối năm ở bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng), khi thủy triều rút cũng là lúc hàng trăm người dân địa phương đổ về những bãi đá mênh mông, lỗ chỗ, bắt đầu với công việc gõ hà biển (đập bỏ vỏ hà bám trên đá để cậy lấy ruột).

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Độc đáo giỏ quà tết từ nông sản Đà Lạt

Hồng Sơn |

Lâm Đồng có thế mạnh sản xuất nông nghiệp với nhiều nông sản phong phú, được sản xuất theo các quy trình hiện đại, được cấp các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng. Từ lâu, nông sản Lâm Đồng không chỉ cung cấp nhu cầu thực phẩm hàng ngày mà còn được các nông hộ sáng tạo, thổi hồn các sản phẩm, trang trí thành những gói quà tết độc đáo, hấp dẫn để cung ứng dịp Tết.

Những điềm lành độc đáo trong dịp năm mới của các nước trên thế giới

HỒNG HẠNH |

Có vô số những điều được xem là may mắn trong năm mới ở nhiều nước trên thế giới mà bạn có thể không biết.

Ngày Tết cổ truyền độc đáo của đồng bào Pa Cô nơi rẻo cao A Lưới

Phúc Đạt |

Tết Aza Koonh (Tết Aza) là lễ hội truyền thống, Tết cổ truyền của dân tộc Pa Cô (thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) nói chung và một số dân tộc thiểu số nói riêng nhằm đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới.

Độc đáo nghề hấp cá nuôi sống bao thế hệ

NGUYỄN TRI |

Hơn 50 năm qua, nghề hấp cá ở phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vẫn là kế sinh nhai của hàng chục hộ dân. Những bếp lửa vẫn cháy hừng hực, những nếp nhà bao năm vẫn tanh nồng mùi cá vẫn ngày ngày nuôi sống bao thế hệ công dân.

Độc đáo nghề gõ hà biển ở Đồ Sơn

Mai Dung |

Chiều cuối năm ở bãi biển Đồ Sơn (Hải Phòng), khi thủy triều rút cũng là lúc hàng trăm người dân địa phương đổ về những bãi đá mênh mông, lỗ chỗ, bắt đầu với công việc gõ hà biển (đập bỏ vỏ hà bám trên đá để cậy lấy ruột).