Ngày sân khấu Việt Nam:

Nghệ sĩ cải lương chờ đến ngày giỗ Tổ để được hát

KỲ QUAN |

Sân khấu cải lương ngày càng khó khăn, nhiều nghệ sĩ phải bỏ nghề, tìm nghề khác mưu sinh. Tình yêu với bộ môn nghệ thuật truyền thống này vẫn không nguôi, thế nên mỗi năm chờ đến ngày giỗ Tổ nghề - ngày truyền thống ngành sân khấu, họ lại về, quây quần bên nhau để được hát…

Từ những tấm lòng và nỗi lòng...

Không biết tự bao giờ, những nghệ sĩ cải lương nói riêng và những người hoạt động đờn ca tài tử nói chung ở Nam bộ lấy ngày 12.8 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ. Ngày này, những người đã hoặc đang hoạt động sân khấu cải lương dù bận bịu đến đâu cũng tề tựu về. Đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 12.8 âm lịch hàng năm là Ngày sân khấu Việt Nam từ năm 2011, các nghệ sĩ cải lương càng có thêm điều kiện để tổ chức ngày truyền thống của nghề, theo cách ngày càng thiết thực, nhân văn hơn, bớt yếu tố dị đoan, huyền bí.

Tại tỉnh Long An, trong 2 ngày 9 và 10.9 năm nay (nhằm ngày 11 và 12.8 âm lịch), tại “hậu cứ” Đoàn nghệ thuật cải lương Long An diễn ra giỗ Tổ rất đông vui, ấm cúng. Trong ngày “tiên thường” 9.9, hầu hết nghệ sĩ các thế hệ từng gắn bó với Đoàn đều có mặt để thăm hỏi nhau, cùng ca hát. Và ngày 10.9 là “giỗ chính”, có lãnh đạo tỉnh và các ngành đến dự, nghi thức kỷ niệm Ngày sân khấu Việt Nam mới được tiến hành chính thức.

NSƯT Đoàn Dự, người từng nhiều năm gắn bó với Đoàn nghệ thuật cải lương Long An, giờ bỏ nghề về cùng vợ kinh doanh ăn uống chia sẻ, dù đã bỏ nghề cách đây hơn 10 năm nhưng đến giỗ Tổ, dù bận bịu đến đâu ông đều dành trọn 2 ngày để về với đoàn. Bỏ nghề, hầu như cả năm ông không hát nhưng đến ngày thì “hát thả ga” cho đỡ nhớ nghề. Người đứng “chủ quản” bàn thở Tổ cùng với NSƯT Đoàn Dự là NSƯT Phương Tùng, dù tuổi đã cao sức yếu, không còn hát nổi vẫn đứng trực suốt bên bàn thờ Tổ, xem đó là vinh dự của một thời làm nghề. Ông Tùng cho biết, các nghệ sĩ cải lương bao giờ cũng trân trọng Tổ nghiệp. Trước đây, khi còn hành nghề, trước khi bước ra sân khấu bao giờ cũng đến thắp hương bàn thờ Tổ đặt dưới sân khấu, sau này ít đoàn hát duy trì bàn thờ Tổ nhưng trước khi bước ra sân khấu nghệ sĩ cũng thường dành 1 phút tịnh tâm trước khi bước ra sàn diễn.

Cải lương khó nhưng không “chết”

Về dự giỗ Tổ năm nay, cô Thúy Vân - một người đã từng gắn bó với sân khấu cải lương chuyên nghiệp - chia sẻ: Trước đây theo đoàn đi hát rất vất vả, không có điều kiện lo cho gia đình, thu nhập không đủ nuôi con, vì vậy cô quyết định bỏ nghề hát để đi làm công nhân. Cô Vân vẫn rất yêu nghề nên năm nào cũng về giổ Tổ và mong muốn những người còn bám lại được với nghề cố gắng giữ ngành nghệ thuật thuật truyền thống mà cha ông đã sáng tạo nên.

Ông Biện Hữu Hùng Dũng - nguyên Trưởng đoàn nghệ thuật cải lương Long An - cho biết, Đoàn là một trong ít đoàn cải lương chuyên nghiệp ở miền Tây còn giữ được hoạt động. Ngoài sự bao cấp của Nhà nước, đoàn còn liên kết với các địa phương, đơn vị trong và ngoài tỉnh để đến diễn, Nhờ vậy mà sân khấu của đoàn vẫn thường “sáng đèn”, thu nhập của anh em nghệ sĩ cũng đủ sống. Theo ông Dũng, sân khấu cải lương ngày càng khó là thực tế, làm cách nào cứu cải lương là bài toán không dễ giải và nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì cải lương khó duy trì hoạt động.

Nngày 8.9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Long An cũng đã tổ chức kỷ niệm Ngày sân khấu Việt Nam. Tại buổi lễ, các đại biểu bất ngờ trước những giọng ca tài tử còn rất trẻ, hoạt động nghiệp dư, mặc áo dài đồng phục, hát một cách say sưa. Họ là những công nhân, người buôn bán, giáo viên… mới tham gia câu lạc bộ đờn ca tài tử của nghệ nhân Hồng Cúc ở TP.Tân An. Họ đến với ca hát từ nhu cầu hiện thân, làm phong phú thêm cuộc sống sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Ông Nguyễn Công Toại - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Long An cho biết, thời gian gần đây, phong trào đờn ca tài tử trong tỉnh phát triển mạnh, hàng chục câu lạc bộ được thành lập và thường xuyên hoạt động. Đó là điểm sáng của phong trào văn nghệ địa phương, cho dù sân khấu cải lương chuyên nghiệp đang gặp khó nhưng nghệ thuật đờn ca tài tử “vẫn có đất để sống” trong đời sống nhân dân.

* Ngày 10.9, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ 10, Lễ giỗ Tổ nghề Sân khấu và tôn vinh các nghệ sĩ lão thành, Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ sĩ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, các Giáo sư đầu ngành có đóng góp cho sân khấu Việt Nam.

* Sáng ngày 10.9, tại nhà thờ Tâm linh Việt (Quận 9, TPHCM), NSƯT Hoài Linh, nghệ sĩ Thoại Mỹ và nhiều nghệ sĩ Việt làm lễ rước kiệu, thựchiện các nghi thức trong lễ giỗ Tổ ngành sân khấu năm nay. Buổi lễ diễn ra tại gian chính của nhà thờ trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng. Trước đó, vào chiều 9.9, nam danh hài đã tiến hành làm lễ dâng hương Tổ nghề.

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi để không còn phải “xé rào”

HÀ MINH |

Cứ 2 năm một lần, Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) ở các lĩnh vực văn học nghệ thuật nhằm tôn vinh những đóng góp của các nghệ sĩ trong việc góp phần bảo tồn, xây dựng đời sống văn hóa, văn nghệ trong đời sống xã hội. Danh hiệu để tôn vinh, tri ân, nhưng trước và sau mỗi đợt xét tặng luôn có những tranh luận về tiêu chí bình xét, thế thì tại sao không thay đổi để chấm dứt những bất cập?

Để vai diễn của nghệ sĩ đi vào lòng khán giả

VIỆT VĂN |

Việc phong tăng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) và Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) vào dịp 2.9 mang ý nghĩa tinh thần to lớn để động viên và khơi gợi ngọn lửa đam mê nghề, sáng tạo với nhiều nghệ sĩ. Năm thứ 9, Nhà nước truy tặng, phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT và có tới 391 nghệ sĩ được nhận vinh dự này.

Nghệ sĩ Phi Phụng xót xa khi thấy Hoàng Lan co giật vì bệnh Parkinson

Ngọc Huỳnh |

Nữ diễn viên xúc động và đau xót khi nhìn người em đồng nghiệp co giật vì thiếu tiền mua thuốc nhưng luôn mỉm cười. Phi Phụng cho biết, mới đây, cô đã trao tận tay Hoàng Lan hơn 157 triệu đồng sau 2 ngày quyên góp.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Thay đổi để không còn phải “xé rào”

HÀ MINH |

Cứ 2 năm một lần, Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) ở các lĩnh vực văn học nghệ thuật nhằm tôn vinh những đóng góp của các nghệ sĩ trong việc góp phần bảo tồn, xây dựng đời sống văn hóa, văn nghệ trong đời sống xã hội. Danh hiệu để tôn vinh, tri ân, nhưng trước và sau mỗi đợt xét tặng luôn có những tranh luận về tiêu chí bình xét, thế thì tại sao không thay đổi để chấm dứt những bất cập?

Để vai diễn của nghệ sĩ đi vào lòng khán giả

VIỆT VĂN |

Việc phong tăng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) và Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) vào dịp 2.9 mang ý nghĩa tinh thần to lớn để động viên và khơi gợi ngọn lửa đam mê nghề, sáng tạo với nhiều nghệ sĩ. Năm thứ 9, Nhà nước truy tặng, phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT và có tới 391 nghệ sĩ được nhận vinh dự này.

Nghệ sĩ Phi Phụng xót xa khi thấy Hoàng Lan co giật vì bệnh Parkinson

Ngọc Huỳnh |

Nữ diễn viên xúc động và đau xót khi nhìn người em đồng nghiệp co giật vì thiếu tiền mua thuốc nhưng luôn mỉm cười. Phi Phụng cho biết, mới đây, cô đã trao tận tay Hoàng Lan hơn 157 triệu đồng sau 2 ngày quyên góp.