Nghệ nhân Đông Hồ nói về ý nghĩa tranh trâu Tết Tân Sửu
LĐO |
Giọng nam miền Bắc
Giọng nam miền Nam
Giọng nữ miền Bắc
Giọng nữ miền Nam
Không chỉ hàm chứa những câu chúc tốt lành trong năm mới mà nhiều con vật mang giá trị văn hóa cũng được phác họa sinh động trong dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh.
Không chỉ hàm chứa những câu chúc tốt lành trong năm mới mà nhiều con vật mang giá trị văn hóa cũng được phác họa sinh động trong dòng tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh.
Theo nếp xưa, sau ngày cúng ông Táo (23 tháng Chạp), người dân bắt đầu sắm sửa, dọn dẹp nhà để đón Tết cổ truyền. Bên cạnh cành đào, cây quất, tranh dân gian ngày Tết là thứ không thể thiếu đối với nhiều gia đình người Việt.Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả (58 tuổi là một trong 3 người trong làng Đông Hồ còn theo nghề làm tranh dân gian.Tranh Đông Hồ được in trên giấy dó, màu sắc lấy hoàn toàn từ thiên nhiên. Đây chính là nét đặc thù riêng làm nên tên tuổi của dòng tranh này.Để làm được một bức tranh trâu Tết, người thợ phải tỉ mỉ gõ từng mũi đục, vê nét, in mộc... Quá trình này phải làm thủ công hoàn toàn thì mới đảm bảo độ bền, đẹp.Với những bức tranh khách yêu cầu cầu kỳ trong phối màu hay tranh khổ lớn, nghệ nhân phải vẽ từng nét rất kỹ lưỡng.“Người xưa dùng hình tượng trâu trong tranh Đông Hồ để thể hiện sự gần gũi với đời sống con người. Tuy không đứng hàng lễ như một vài con vật khác nhưng đây là con vật gắn liền với công việc đồng áng. Vì vậy để Tết năm nay những bức tranh về trâu được khách yêu thích và mua nhiều” – ông Quả nói.Cũng theo ông Quả, so với những năm trước, lượng tranh năm nay bán ra không bằng. Nguyên nhân là do dịch bệnh, khách hạn chế đi lại, lượng khách đến càng giảm.Thế nhưng nghệ nhân tại làng Đông Hồ vẫn ngày đêm miệt mài giữ vững vị thế “hồn cốt” văn hóa dân tộc.Bức tranh Chăn trâu thổi sáo vừa được in hoàn chỉnh.