Ngày thơ Việt Nam: Hội Nhà văn lên tiếng về việc in sai ảnh, trích sai thơ

Bích Hà |

Điểm nhấn duy nhất của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 được tổ chức tại Hà Nội là “Con đường thi nhân” để tôn vinh các nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền thi ca của đất nước, nhưng đã khiến người yêu thơ thất vọng, bởi không những in sai thơ, mà còn sai cả ảnh chân dung của nhiều nhà thơ nổi tiếng.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 khai mạc ngày 11.2. Chủ đề xuyên suốt của sự kiện năm nay là "60 năm Hội Nhà văn Việt Nam đồng hành và sáng tạo cùng đất nước". Trong buổi lễ khai mạc Ngày thơ có nhiều hoạt động như ngâm, vịnh thơ, thả thơ.

Để tạo điểm nhấn cho Ngày thơ năm nay, Ban tổ chức đã kỳ công dựng “Con đường thi nhân” để tôn vinh các thế hệ nhà thơ. Ông Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn - chia sẻ: "Con đường thi nhân" là nơi vinh danh hơn 200 nhà thơ tiêu biểu trong làng thi ca Việt Nam cùng tác phẩm hay của họ về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Theo ông, con đường này có thể phần nào khắc họa tinh thần dân tộc và tâm hồn người Việt. Hội Nhà văn kỳ vọng có thể dựng tượng tôn vinh các nhà thơ Việt Nam trong những lần tổ chức sắp tới”.

Khách tham quan phải ngước lên cao để đọc thơ tại "Con đường thi nhân"

 

Dù được đặt rất nhiều kỳ vọng, tâm huyết, tuy nhiên "Con đường thi nhân" lại khiến người yêu thơ thất vọng, bởi có nhiều sai sót.

Ngay ở đầu "Con đường thi nhân", đoạn gần cổng chính vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hình ảnh cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) đã bị nhầm lẫn với cụ Phan Thanh Giản (1796 - 1867). Cụ Phan Thanh Giản sinh trước cụ Nguyễn Khuyến 39 năm, là đại thần làm quan dưới ba triều của nhà Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Câu thơ nổi tiếng của cụ Nguyễn Du: “Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”, bị trích sai thành “Đời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.

Ngoài ra nhà báo Kiều Mai Sơn còn phát hiện hình ảnh trên panô tôn vinh thi sĩ Hàn Mặc Tử lại là hình ảnh của nhà thơ Yến Lan. Hình ảnh này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội gây bức xúc với độc giả cũng như giới chuyên môn.

Ảnh Yến Lan bị nhầm thành Hàn Mặc Tử. ẢNH: KIỀU MAI SƠN

 

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh còn phát hiện ra rằng câu thơ của Hàn Mặc Tử đã bị trích sai. Câu được BTC trích là: “Thơ tôi/bay suốt một đời khôn thấu/Hồn tôi bay/đến bao giờ mới đậu”, theo nhà văn Nguyễn Quang Vinh câu đúng phải là: “Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu/Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu”.

Nhà thơ Lê Minh Quốc bất bình: “Một sự nhầm lẫn khó có thể nghĩ ra, dù rằng đó là người giàu trí tưởng tượng nhất. Tôi nghĩ không thể có lời thanh minh nào khiến công chúng yêu thơ nguôi giận”.

Trao đổi qua điện thoại, nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đơn vị tổ chức Ngày thơ - cho biết việc in sai ảnh nhà thơ trên “Con đường thi nhân” có thể là do phải làm gấp rút vào ngay trước đêm khai mạc nên đã không có thời gian duyệt kỹ. Các thành viên trong Hội Nhà văn cũng không có chuyên môn về việc tổ chức sự kiện nên đã nhờ một đơn vị khác, nhưng đơn vị này lại không có chuyên môn về văn học. Trước đó Hội Nhà văn chọn thơ, giao kèm theo ảnh cho đơn vi này và sau đó họ thực hiện. Có một số nhà thơ bị thiếu ảnh, nhà thi công tải trên mạng, do không nắm được, nên có sự nhầm lẫn.

Cũng theo ông Thỉnh thì hiện BTC đã rút kinh nghiệm, rút pano Hàn Mặc Tử xuống, còn các trường hợp khác nếu kiểm tra phát hiện sai sót sẽ tiếp tục khắc phục. Còn việc trích sai thơ, ông cho biết sẽ cho người kiểm tra chính xác lại việc này.

 

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tự hào với những chuyến bay hạnh phúc đêm giao thừa

Minh Hạnh |

Reng reng... tiếng chuông báo thức của vị hành khách nào đó chợt kêu liên hồi báo hiệu đã điểm 12h. Và đó chính là cách tiếp viên Trần Thị Thanh Huyền nhận ra năm mới đã đến. Với chị, đón giao thừa ngay tại "phòng làm việc" trên không dường như đã trở thành một thói quen thân thuộc.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Loạt hoa hậu, á hậu gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Hoa hậu Thùy Tiên, hoa hậu Lương Thùy Linh, hoa hậu Thanh Thủy, á hậu Kiều Loan, á hậu Phương Anh... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.