Ngày thơ Việt Nam 2017: Nơi ít điểm nhấn, nhiều “sạn”, nơi huyên náo, ồn ào

Đặng Chung - Minh Thi |

Từ ngày 10-12.2, Ngày thơ Việt Nam được tổ chức ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước để tôn vinh thơ, những người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp thơ ca và tạo sân chơi cho các nhà thơ hội ngộ, giao lưu với công chúng. Tuy nhiên, tới năm thứ 15, Ngày thơ năm nay nơi thì được đánh giá là cũ, không có nhiều điểm nhấn, còn nhiều “sạn”, nơi sự huyên náo, ồn ào lấn át cả thơ.
Hà Nội: Vắng thơ trẻ, tôn vinh “nhầm”
Nếu như ở Ngày thơ 2016, Hội Nhà văn Việt Nam dành riêng một sân thơ để tôn vinh các nhà thơ trẻ, thì năm nay không có. Trong ngày khai mạc vào Tết Nguyên tiêu, các thế hệ nhà thơ “ngồi chung mâm” ở sân thơ Văn Miếu. Đây là nơi các nhà thơ nổi tiếng từ thời chống Mỹ, hậu chiến, các tác giả đoạt giải thưởng Hội Nhà văn năm vừa qua giao lưu với độc giả, đọc thơ và trình diễn thơ. Còn sân thơ Thái Học tôn vinh cá nhân có thành tựu trong năm, là nơi hội ngộ của thơ trăm miền.
Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - thì không có riêng sân thơ trẻ vì chủ đề của Ngày thơ năm nay là “60 năm Hội Nhà văn Việt Nam đồng hành và sáng tạo cùng đất nước”, hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, nên gộp chung sân, để tạo sự kết nối. Tuy nhiên, nói là gộp, nhưng các nhà thơ già áp đảo, nói cách khác là nhà thơ trẻ năm nay “thiếu đất diễn”.
Điểm nhấn của Ngày thơ Việt Nam tại Hà Nội là lần đầu tiên có “Con đường thi nhân”, dài khoảng 200m, với khoảng 20 vòm cổng, dựng dọc sân Văn Miếu, để giới thiệu các nhà thơ nổi tiếng cùng những câu thơ nổi bật. Tất cả những nhà thơ được tôn vinh trên đường thi nhân đều là những người đã về trời hoặc lớn tuổi, không có một gương mặt trẻ nào. Như mọi năm, thơ của nhiều nhà thơ trẻ được chọn để thả theo bóng lên trời.
Buổi sáng khai mạc, Ngày thơ ở Hà Nội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động: Ngâm, vịnh, thả thơ. Đến buổi chiều, du khách đến Văn Miếu ngày một đông, nhưng phần lớn các lều, gian thơ ở sân Thái Học đều đã được dọn sạch sẽ, hoặc còn lều nhưng không có người. Khách tham quan đành kéo ra “Con đường thi nhân” để “thưởng thức thơ”. Nhưng nhiều hình ảnh tại đây khiến không ít người băn khoăn về tính thẩm mỹ. Hình ảnh các nhà thơ bị đóng khung, treo dưới những vòm sắt, trông bức bí. Bức thì đặt quá cao, bức thì đặt quá thấp, trông thực sự không đẹp mắt, không thuận tiện để du khách đọc thơ. Không những thế, trên “Con đường thi nhân” còn bộc lộ nhiều sai sót, như “tôn vinh” nhầm ảnh nhà thơ, trích dẫn thơ sai.
Cụ thể, trong pano có tên và thơ Hàn Mặc Tử: “Thơ tôi/ bay suốt một đời khôn thấu/ Hồn tôi bay/ đến bao giờ mới đậu” thì Ban tổ chức đã gắn nhầm ảnh nhà thơ Yến Lan và trích thơ sai. Tương tự, bảng tên để tôn vinh cụ Nguyễn Khuyến thì hình ảnh lại nhầm sang cụ Phan Thanh Giản. Câu Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du: “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”, thì bị trích sai thành: “Đời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.
Theo giải thích của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đơn vị tổ chức Ngày thơ Việt Nam - thì nhầm lẫn này do việc xây dựng “Con đường thi nhân” diễn ra vào đêm, quá gấp rút ngay trước khai mạc nên có sai sót trong quá trình kiểm duyệt. Hội Nhà văn chọn thơ, giao kèm ảnh cho một đơn vị khác thực hiện. Có một số nhà thơ bị thiếu ảnh, nhà thi công đành tải trên mạng, do không có chuyên môn về văn học, nên có sự nhầm lẫn. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng gửi lời xin lỗi tới công chúng vì để xảy ra sai sót này. Nhưng nói như nhà thơ Lê Minh Quốc: “Một sự nhầm lẫn khó có thể nghĩ ra, dù rằng đó là người giàu trí tưởng tượng nhất”. Việc có nhiều “sạn” trong ngày hội lớn về thơ đã làm giảm đi phần nào ý nghĩa của nó.
TPHCM: “Ồn ào, không ai nghe được thơ ai...”
Nếu như ở Hà Nội, ngày thơ có nhiều sai sót thì ở TPHCM, ngày thơ lại ồn ào, náo nhiệt quá mức khiến không ít nhà thơ phải bỏ ra về. Nhiều người tự hỏi, vì sao là ngày thơ mà các nhóm hát quan họ, ví dặm, trống lân, thậm chí có CLB Bạn hữu đường xa về nhà an toàn… lại đến trình diễn liên tục khiến không gian huyên náo, chộn rộn, các nhà thơ không thể trò chuyện với nhau một cách bình thường.
Từ 6h sáng 11.2 (tức 15 tháng giêng), tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM (81 Trần Quốc Thảo) đã diễn ra một loạt hoạt động tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 với chủ đề Xuân nghĩa tình. Nói là 25 gian thơ tham gia, mỗi gian được tài trợ trên 20 triệu đồng, song năm nay có không ít CLB thơ quận, huyện bỏ cuộc như CLB thơ quận 1, quận 3, quận 4, quận 10… Có thể vì nhiều lý do, nhưng không ít nhà thơ cho rằng khi không gian nghệ thuật dành cho thơ thiếu vắng thì việc bày biện gian hàng hay cắt cử nhiều người tham gia các hoạt động văn nghệ cũng chỉ rình rang, tốn kém mà không phù hợp.
Sân chơi trẻ tổ chức tọa đàm về thơ với chủ đề “TPHCM trong mắt nhà thơ trẻ” và giới thiệu các tác giả sinh viên, song không ít bạn cao hứng đọc to quá, nhiều người cứ tưởng là các nhà thơ trẻ… cãi nhau.
Vào tối 11.2, sân thơ chính diễn ra cũng trong tình trạng ồn ào, không ai nghe được ai. Đêm thơ gồm phần kịch thơ “Vòng tay mùa xuân” được biên soạn và biểu diễn bởi những gương mặt trẻ là Minh Đan, Tiểu Quyên, Nguyễn Đăng Thanh và phần đọc, ngâm thơ của Hoài Vũ, Lê Tú Lệ, Trúc Phương, Sơn Ý, Nguyên Cân… Vì đông người nên các nhà thơ lên sân khấu theo nhóm, đọc “liên khúc thơ” cho đỡ mất thời gian.
Ngày thơ được mặc định là ngày vui để các nhà thơ chuyên và không chuyên đến đọc tác phẩm cho nhau nghe, trò chuyện, giao lưu và tìm tri âm, tri kỷ. Tuy nhiên, cách thức tổ chức trên khiến không ít nhà thơ cho rằng Ngày thơ TPHCM đậm tính “Sơn Đông mãi võ”, không có không gian nghệ thuật đúng nghĩa.
Đặng Chung - Minh Thi
TIN LIÊN QUAN

Tự hào với những chuyến bay hạnh phúc đêm giao thừa

Minh Hạnh |

Reng reng... tiếng chuông báo thức của vị hành khách nào đó chợt kêu liên hồi báo hiệu đã điểm 12h. Và đó chính là cách tiếp viên Trần Thị Thanh Huyền nhận ra năm mới đã đến. Với chị, đón giao thừa ngay tại "phòng làm việc" trên không dường như đã trở thành một thói quen thân thuộc.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Loạt hoa hậu, á hậu gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Hoa hậu Thùy Tiên, hoa hậu Lương Thùy Linh, hoa hậu Thanh Thủy, á hậu Kiều Loan, á hậu Phương Anh... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Tết ở Cấp cứu A9 Bạch Mai: Buồn và lo lắng, mong ước hai chữ đoàn viên

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Thay vì đón Tết sum vầy quanh gia đình thì những nhiều người lại đang túc trực ở nơi không ai muốn - Trung tâm Cấp cứu A9 tại bệnh viện Bạch Mai. Nhiều giọt nước mắt đã rơi, Tết năm nay chắc hẳn sẽ khó quên với họ.