Nếu cải tiến Tiếng Việt, những ca khúc bất hủ sẽ biến hình, biến thể

Kỳ Trinh |

Dù không phải là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo là tác giả của nhiều vần thơ, ca từ tài hoa, tinh tế. Ông đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề cải tiến tiếng Việt.

"Đề xuất của PGS Bùi Hiền dù chỉ là một bài tham luận hay một công trình nghiên cứu thì điều quan trọng là nó đã tác động đến công chúng, gây nên những tranh cãi ồn ào không cần thiết.

Thế mới biết, dư luận đã quan tâm và yêu mến tiếng Việt đến thế nào. Thứ ngôn ngữ, ký tự đó đã là tâm hồn, hơi thở của mỗi chúng ta, làm sao có thể thay thế được. Thử tưởng tượng tiếng Việt “được cải tiến” theo cách của tác giả Bùi Hiền, thì thơ và nhạc sẽ về đâu.

Nhà thơ thôi làm thơ, âm nhạc không còn lời. Bởi xưa nay, ngôn ngữ và ký tự đó đã gắn kết với nhau. Tuy hai mà một. Là cốt cách, tâm hồn trong mỗi người Việt. Chuyển sang một ngôn ngữ mới nghĩa là thành một thứ tiếng khác rồi, không còn là tiếng Việt nữa. Chiếu theo bộ chuyển đổi tiếng Việt, những ca khúc bất hủ cũng bị biến hình, biến thể. Thơ nhạc sẽ ngậm ngùi. Đó là cả một sự đảo lộn khó có thể tưởng tượng.

Phát kiến của tác giả Bùi Hiền chỉ nghĩ đến tiểu tiết chứ không nghĩ đến đại cục. Thay tên đổi họ, và những hệ lụy sẽ khiến ngôn ngữ của chúng ta trở nên “biến dạng”. Khi sắp đặt từ theo bảng chữ cái cải tiến của ông đã gây ra hàng triệu tiếng cười diễu.

Từ sự bất cập này dẫn đến những khả năng như đời sau không đọc được văn bản chữ viết ngày nay, phải thay đổi toàn bộ hệ thống phần mềm trong công nghệ thông tin, hệ thống giáo dục và hệ thống hành chính.

Ai cũng biết, tự do nghiên cứu, sáng tạo đều được tôn trọng. Nhưng cần phải thẳng thắn loại bỏ những ý tưởng bất khả thi, phi thực tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng vừa lên tiếng là chưa có nhu cầu cải tiến chữ viết trong giai đoạn hiện nay. Chữ Quốc ngữ ở ta từ khi xuất hiện (thế kỷ 17) đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn cải tiến, đã bỏ đi khá nhiều phụ âm xuất hiện ban đầu. Theo nghiên cứu thì chữ Quốc ngữ năm 1645 chỉ giống chữ viết ngày nay khoảng 45% và khá ổn định từ đầu thế kỷ 20 (1902) đến nay.

Thập niên 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ kêu gọi "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nhằm Việt hóa những từ ngoại như Hán - Việt.

Nếu còn băn khoăn về “tiếng Việt” hãy hát bài ca "tiếng Việt" của Nguyễn Lê Tâm phổ thơ Lưu Quang Vũ hay khe khẽ cất lên vài giai điệu trong ca khúc "Tôi yêu tiếng nước tôi" của NS Phạm Duy, bạn sẽ thấy đầu óc được nhẹ nhàng hơn: "Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa/ Óng tre ngà mềm mại như tơ...”, "Tôi yêu tiếng nước tôi từ ƙhi mới rɑ đời, người ơi/ Mẹ hiền ru những câu xɑ νời/ À à ơi ! Ƭiếng ru muôn đời...". 

Kỳ Trinh
TIN LIÊN QUAN

Sao lại phải cải cách chữ viết chỉ để... người nước ngoài dễ học?

QUANG ĐẠI |

Trao đổi với một tờ báo, GS Ngô Như Bình (công tác tại ĐH Harvard – Hoa Kỳ) cho rằng việc cải cách chữ viết là việc có thể làm được và cần làm, thực hiện sẽ không có hệ lụy nghiêm trọng nào đối với kinh tế.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ không chủ trương đổi mới chữ viết

HUYÊN NGUYỄN |

Trả lời cử tri Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ và Bộ GDĐT không có chủ trương đổi mới chữ viết nhưng Chính phủ tôn trọng tự do ngôn luận, sự khác biệt và sáng tạo của mỗi cá nhân.

Cải cách chữ viết: Dân tẩy chay, chuyên gia chê, Bộ từ chối

ĐĂNG TRUNG |

Phát biểu trên chương trình “Cà phê sáng” của VTV ngày 28.11, TS Đoàn Hương cho rằng đề xuất cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền là công trình khoa học, và nếu ý tưởng mới ra đời bị “ném đá” thì xã hội sẽ không phát triển được.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Sao lại phải cải cách chữ viết chỉ để... người nước ngoài dễ học?

QUANG ĐẠI |

Trao đổi với một tờ báo, GS Ngô Như Bình (công tác tại ĐH Harvard – Hoa Kỳ) cho rằng việc cải cách chữ viết là việc có thể làm được và cần làm, thực hiện sẽ không có hệ lụy nghiêm trọng nào đối với kinh tế.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ không chủ trương đổi mới chữ viết

HUYÊN NGUYỄN |

Trả lời cử tri Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ và Bộ GDĐT không có chủ trương đổi mới chữ viết nhưng Chính phủ tôn trọng tự do ngôn luận, sự khác biệt và sáng tạo của mỗi cá nhân.

Cải cách chữ viết: Dân tẩy chay, chuyên gia chê, Bộ từ chối

ĐĂNG TRUNG |

Phát biểu trên chương trình “Cà phê sáng” của VTV ngày 28.11, TS Đoàn Hương cho rằng đề xuất cải cách tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền là công trình khoa học, và nếu ý tưởng mới ra đời bị “ném đá” thì xã hội sẽ không phát triển được.