Năm hai mốt thế kỷ hai mốt

Phạm Xuân Nguyên |

Thế là năm hai mươi thế kỷ hai mốt đã trôi qua. Đó là năm chẵn trăm năm của nhiều bậc tài danh văn chương nghệ thuật nước nhà sinh ra đúng năm hai mươi thế kỷ hai mươi: Tô Hoài, Kim Lân, Bùi Xuân Phái, Đinh Hùng, Tố Hữu, Chế Lan Viên... Năm nay, năm hai mốt thế kỷ hai mốt, cũng là dịp chẵn trăm năm sinh của những tên tuổi tài danh nữa như Phạm Duy, Quang Dũng, Tế Hanh... Họ đã để lại những bài thơ bài văn, những bức họa, bản nhạc làm tài sản quý giá cho nền văn hoá Việt.

Sự vần xoay của trời đất kết tụ linh khí thế nào mà hai cái năm đầu thập niên hai mươi của thế kỷ hai mươi ấy đã có những con người thi - nhạc - họa như thế hiện ra trong cõi thế. Dẫu có lúc họ cảm thấy như bơ vơ, "lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ/ bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh", nhưng đã được sinh ra làm người, lại là người có thiên bẩm tài hoa. Họ đều đã dâng hiến đời mình cho cái đẹp.

Năm hai mươi và hai mốt thế kỷ hai mốt có vòng tuần hoàn ra đời những con người như vậy không, sau một trăm năm. Lớp trẻ được hoài thai và ra đời lúc này có lại là những tên tuổi văn nghệ toả sáng trong tương lai? Lẽ u huyền của vũ trụ ai mà biết được. Nhưng hy vọng trông ngóng thì vẫn cứ là một đặc tính của con người.

Năm hai mốt thế kỷ hai mốt cũng là vừa chẵn một vòng hoa giáp (60 năm) bài thơ “Bài ca Xuân 1961” của Tố Hữu. Tiếng thơ reo ca náo nức phấn chấn của nhà thơ cách mạng 60 năm trước soi chiếu vào hiện thực 60 năm sau vẫn đang là:

Cành táo đầu hè quả ngọt rung rinh

Như hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ

Treo trước mắt của loài người ta đó:

Hòa bình

Độc lập

Ấm no

Cho

Con người

Sung sướng

Tự do!

Quả là cả loài người đã vừa trải qua một năm 2020 đầy biến động nguy kịch theo đại dịch COVID-19 lan tràn khắp thế giới với số ca nhiễm bệnh và số lượng người chết không ngừng tăng lên. Cho đến tận những ngày cuối năm, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn đe dọa nhân loại với một chủng mới của con virus SARS-CoV-2. Bạo lực vẫn nổ ra căng thẳng ở nhiều quốc gia. Nghèo đói vẫn uy hiếp nhiều người dân các nước. Cái “hạnh phúc đơn sơ, ước mơ nho nhỏ” mà nhà thơ Việt Nam nói đến 60 năm trước vẫn là cái đích còn xa vời.

Đại dịch COVID-19 buộc con người và loài người phải tự nhìn lại mình. Trái đất đã mệt khi chúng ta cứ nhằm vào ngôi nhà xanh của mình giữa bao la vũ trụ mà khai thác và tàn phá. Và chúng ta cũng đã mệt vì chính mình khi cứ hối thúc nhau chạy theo lối sống nhanh, chạy theo sự tiêu thụ các sản phẩm vật chất ngày một chất chồng, dồn ứ, che lấp cả chính con người. Cuộc sống ngày càng bị đẩy nhanh lên theo nhịp độ gấp gáp và chúng ta cứ hối hả chạy theo nó mà quên mất một điều là dù chúng ta có muốn nhanh đến bao nhiêu nhưng các quá trình trong tự nhiên vẫn diễn ra theo nhịp điệu của chúng, theo một khoảng thời gian không đổi.

Như một nhà văn đã viết: “Con ốc sên vẫn cứ bò với tốc độ 0,047km/h, tóc trên đầu người vẫn mọc thêm một centimet trong 30 ngày. Để có được học vấn phổ thông ta phải mất 12 năm đi học và các bà mẹ vẫn phải mang thai 9 tháng 10 ngày. Chúng ta vẫn ngủ 8 tiếng một ngày và tiêu tốn nửa năm cuộc đời mình trong nhà vệ sinh. Cây sồi phải gần 40 năm mới cho quả, rượu mận lên men phải mất 65 ngày, còn món kiều mạch phải mười lăm phút mới làm xong. Một ngày đêm vẫn chỉ 24 giờ, ngỗng cái ấp trứng vẫn phải 28 ngày, còn chiếc áo cưới vẫn phải may hơn hai tuần mới được. Không một thư điện tử hay tin nhắn SMS nào có thể thay được bữa ăn sáng ở nhà cha mẹ và câu chuyện thong thả nói về mùa thu hoạch khoai tây và cây tử dương mới ra hoa. Việc xem phim online không thú bằng ngày chủ nhật cả nhà kéo nhau ra rạp. Và một cái mặt cười tình tứ nhất cũng không thể nào sánh được với lời thì thầm bên tai: “Anh yêu em!” (Irina Govorukha).

Con người bị đại dịch COVID-19 vây hãm, nhưng chính trong sự vây hãm chết người của cơn dịch thế kỷ đó con người lại tìm thấy lại cơ hội đối diện với chính mình mà hắn đã từng có và từng bị đánh mất, từ đó hắn có lại cơ hội được sống chậm với mình. Theo Viện Sống chậm Thế giới (Vâng, có một viện khoa học như thế), “chậm” là một chiều đo thời gian lâu nay bị quên lãng. “Khác với thời gian niên biểu, đó là thời gian phi tuyến tính, thời gian ở đây và bây giờ, thời gian làm việc cho chúng ta, thời gian khác thường. Như vậy, nhanh để làm gì khi có thể chậm? Sự chậm gắn với sự cân bằng, vì thế nếu anh phải vội thì hãy vội một cách chậm” - đó là những lời ghi trên trang mạng của viện.

Con người ở đâu, lúc nào cũng không ngớt suy tư chiêm nghiệm về sự tồn tại của mình, về cái lẽ tại sao mình sinh ra và số phận của mình là thế nào. Có một nhà thơ Việt Nam thế kỷ XVIII cũng đã nghĩ tới những câu hỏi bản thể đó. Ấy là Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) mà năm nay là kỷ niệm 280 năm sinh của ông. Ôn Như Hầu (tước hiệu của ông) đã viết tác phẩm thơ song thất lục bát mang tên “Cung oán ngâm khúc” diễn tả nỗi lòng người cung nữ từng được vua yêu nhưng rồi bị ruồng rẫy. Thực ra nhà thơ làm lời yêu đương oán thán của người phụ nữ trong cung cấm cũng là một cách nói cái thân phận một triều thần, một văn nhân, một cá nhân con người của chính mình.

Có thể nói, Nguyễn Gia Thiều là nhà thơ trung đại duy nhất, mà có lẽ là nhà thơ Việt Nam duy nhất, đã có những suy nghĩ siêu hình triết học trong thơ. Phải vậy chăng mà ông sử dụng rất đậm đặc vốn từ Hán Việt trong cả khúc ngâm Cung oán của mình. Nhưng chen giữa đó, ông cũng có những câu khá là thuần Nôm khi nói về cảnh sống dân dã trong ước mơ bình thường của nàng cung nữ: “Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm/ Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon/ Cùng nhau một giấc hoành môn/ Lau nhau ríu rít cò con cũng tình”. Nàng giờ chỉ ước có vợ chồng con cái ríu rít bên nhau trong túp nhà sơ sài lấy cành cây gác làm cổng, ăn những món ăn bình thường dân dã chốn quê, hơn là nếm những thứ cao lương mỹ vị trong cung cấm.

Nhưng Nguyễn Gia Thiều từ thế kỷ mười tám gần với chúng ta ở năm hai mốt thế kỷ hai mốt không chỉ ở những nghĩ suy trăn trở kiếp người. Ông còn rất thời sự với thế giới hôm nay ở việc… bảo vệ môi trường. Thì đây, hãy đọc bài thất ngôn bát cú ông làm lời sai bảo đứa ở tên Cam ra vườn hái hoa:

Cam, tốc ra thăm khóm hải đường

Hái hoa về để kết làm tràng

Những cành mới nhánh đừng vin nặng

Mấy nụ còn xanh chớ bẻ quàng

Xong lại tây hiên tìm liễn xạ

Rồi sang đông viện lấy bình hương

Mà về cho chóng, đừng thơ thẩn

Kẻo lại rằng: không dặn kỹ càng.

Cả bài thơ là lời ông chủ nhà sai phái thằng Cam làm ba việc: Hái hoa, lấy liễn xạ, lấy bình hương. Chỉ sự vật, nơi chốn cụ thể. Dặn dò thời gian làm việc kỹ lưỡng, có ý đe nẹt dè chừng thói mải chơi của đứa trẻ. Duy trong ba thứ ông sai Cam mang về thì ông chỉ nói đến việc hái hoa phải cẩn thận, không được bẻ quàng bẻ ẩu những cành nụ còn xanh còn non, mà không nhắc phải cầm liễn xạ bình hương chớ để rơi vỡ. Có thể lời dặn đứa ở của Nguyễn Gia Thiều ở thời ông là lời dạy thái độ phải cẩn thận trong công việc.

Nhưng ứng với thời nay, câu thơ của ông có thể coi là một lời nhắc nhở thái độ ứng xử với cây cối, với tự nhiên, rộng ra là thái độ bảo vệ môi trường. Như thế năm hai mốt thế kỷ hai mốt ta nhận được một bài học từ tiền nhân, từ một nhà thơ hơn hai thế kỷ trước gửi lại, cho ta suy ngẫm về con người và thế giới tự nhiên vây quanh cuộc sống con người.

Nửa thế kỷ trước giữa cuộc chiến tranh quân sự Tố Hữu viết “Bảy mốt đến nghiêm trang như người lính”. Bây giờ trong một cuộc chiến tranh không tiếng súng nhưng không kém phần quyết liệt của nhân loại với con virus SARS-CoV-2, với bao thảm họa thiên tai và nhân tai, năm hai mốt thế kỷ mốt ta hy vọng những điều tốt lành sẽ đến cho mỗi người và cho cả loài người.

Hà Nội Noel 2020

Phạm Xuân Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Văn hóa Việt với các hệ giá trị mới

Việt Văn |

Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16.7.1998, của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng. Trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây và trong các nghị quyết chuyên đề về văn hóa đã đề ra nhiệm vụ cần tập trung xây dựng cho được hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hàng đầu để “xây dựng nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”...

Cổng làng và sự biến dịch văn hóa

Việt Văn (thực hiện) |

Cuốn sách “Cổng làng người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” dày gần 300 trang với nhiều ảnh, biểu đồ, do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành, là sự phát triển từ Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Thu Hà - Hiệu trưởng trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cuốn sách nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số Việt Nam của Liên hiệp các Hội VHNTVN và Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Một cuộc trò chuyện với TS Vũ Thị Thu Hà về cổng làng người Việt.

Đình làng Việt và câu chuyện bảo tồn văn hóa

Việt Văn |

Ra đời trên 6 năm trước, câu lạc bộ Đình làng Việt đã phát triển mạnh mẽ với số thành viên hiện lên tới 19.000 người đăng ký tham gia nhiều lĩnh vực, nhiều nhất là 25-34 tuổi và không chỉ ở Việt Nam, nhiều thành viên hiện sống ở Mỹ, Hàn Quốc, Đức… Họa sĩ Nguyễn Đức Bình - Chủ nhiệm câu lạc bộ đã chia sẻ với Báo Lao Động về sự phát triển của Đình làng Việt gắn liền với câu chuyện bảo tồn văn hóa truyền thống.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Văn hóa Việt với các hệ giá trị mới

Việt Văn |

Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16.7.1998, của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng. Trong các kỳ Đại hội Đảng gần đây và trong các nghị quyết chuyên đề về văn hóa đã đề ra nhiệm vụ cần tập trung xây dựng cho được hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam. Trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm hàng đầu để “xây dựng nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”...

Cổng làng và sự biến dịch văn hóa

Việt Văn (thực hiện) |

Cuốn sách “Cổng làng người Việt ở châu thổ Bắc Bộ” dày gần 300 trang với nhiều ảnh, biểu đồ, do Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành, là sự phát triển từ Luận án Tiến sĩ của Vũ Thị Thu Hà - Hiệu trưởng trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cuốn sách nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số Việt Nam của Liên hiệp các Hội VHNTVN và Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam. Một cuộc trò chuyện với TS Vũ Thị Thu Hà về cổng làng người Việt.

Đình làng Việt và câu chuyện bảo tồn văn hóa

Việt Văn |

Ra đời trên 6 năm trước, câu lạc bộ Đình làng Việt đã phát triển mạnh mẽ với số thành viên hiện lên tới 19.000 người đăng ký tham gia nhiều lĩnh vực, nhiều nhất là 25-34 tuổi và không chỉ ở Việt Nam, nhiều thành viên hiện sống ở Mỹ, Hàn Quốc, Đức… Họa sĩ Nguyễn Đức Bình - Chủ nhiệm câu lạc bộ đã chia sẻ với Báo Lao Động về sự phát triển của Đình làng Việt gắn liền với câu chuyện bảo tồn văn hóa truyền thống.