Một cuộc thi tạo nên những ấn tượng đẹp

Hoàng Lâm |

“Bước chuyển thời của văn học đã bắt đầu rồi. Mới chỉ bắt đầu, nhưng mạnh mẽ khí thế và tràn đầy triển vọng”.

* * *

Tôi cứ nhớ mãi mấy lời này của nhà văn Bảo Ninh khi nói về Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn. Liệu tác giả của Nỗi buồn chiến tranh có vì quá yêu quý Cuộc thi mà nói quá lên không?

Đem chuyện hỏi, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Bình Phương cười, mà nói rằng: “Anh Bảo Ninh kiệm lời, không dễ để anh ấy khen đâu. Vì thế anh ấy nói đúng đấy”.

Khởi đầu từ ý tưởng của Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển; quyết định tổ chức cuộc thi sau cuộc gặp gỡ với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ vào một ngày thu năm 2021; mong muốn “tạo nên được phong trào sáng tác văn học, khơi lại mạch ngầm dòng chảy văn học về công nhân - người lao động, đóng góp vào dòng chảy chung của văn học - nghệ thuật nước nhà”; đồng thời cũng nhằm nâng văn hóa đọc trong lực lượng công nhân, người lao động.

Khi bắt tay vào việc, Ban tổ chức xác định đã làm, phải làm cho thật hiệu quả, tác động thật; Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi sẽ là hoạt động thiết thực, cụ thể triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, triển khai tinh thần, nhiệm vụ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, chào mừng Đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028.

Ngay sau Lễ phát động, lãnh đạo Tổng LĐLĐVN đã ban hành kế hoạch về tuyên truyền, hưởng ứng cuộc thi sáng tác để các cấp công đoàn triển khai. Nhiều LĐLĐ địa phương cũng ban hành kế hoạch riêng.
Đơn cử như LĐLĐ Gia Lai đã xây dựng kế hoạch số 38 ngày 28.12.2021, tuyên truyền phổ biến cuộc thi. Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh thường xuyên thông tin, tuyên truyền về cuộc thi, phối hợp với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh giới thiệu về cuộc thi, mời Hội Văn học nghệ thuật tỉnh làm giám khảo chấm điểm các tác phẩm tham gia và thông tin đến hội viên, các nhà văn chuyên nghiệp, không chuyên tham gia cuộc thi.

Kế hoạch 38 cũng yêu cầu Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành và tương đương phối hợp với Ban tổ chức đưa các nhà văn đi thâm nhập thực tế, đời sống, việc làm của công nhân, cán bộ công đoàn và tổng hợp tác phẩm dự thi theo quy định.

Hay LĐLĐ Thanh Hóa, ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa nói rằng: “Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tạo điều kiện và bố trí cho các nhà văn đi thâm nhập thực tế trong 3 ngày tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, các doanh nghiệp để các nhà văn, nhà thơ sẽ chứng kiến không khí hăng say lao động của công nhân lao động với khát vọng đưa quê hương Thanh Hóa ngày càng đổi mới, giàu đẹp; cảm nhận được tình yêu quê hương, yêu lao động qua những công việc cụ thể, đồng thời cung cấp thông tin và từ đó để viết những tác phẩm văn học xứng tầm về công nhân, công đoàn. Định kỳ, LĐLĐ tỉnh và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thanh Hóa đều có trao đổi thông tin, kiểm tra, đôn đốc và động viên các nhà văn, nhà thơ tích cực tham gia”.

* * *

Không phải là không có những băn khoăn. Đó là trong quá trình đi lên của kinh tế - xã hội, đời sống của người lao động hay của công nhân nói riêng phần nào được nâng lên. Nhưng đời sống tinh thần, lĩnh vực văn hóa giải trí cho người lao động nhiều nơi không được quan tâm.

Văn chương, sách là điều gì đó là xa lạ, thậm chí xa xỉ với người lao động. Phải để văn chương đến với công nhân, phải để đời sống của người lao động được thể hiện qua lăng kính văn học, phải để hình ảnh vai trò của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn được thể hiện qua những trang sách văn học… từ đó để sẽ có cái nhìn chân thực hơn về người lao động hôm nay, về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn.

Quá trình đổi mới luôn đòi hỏi sự quyết tâm, cách làm mới nhất là tăng cường tri thức và văn hoá cho người lao động.

Một trong những tác động mang tính tích cực cho cuộc thi đó chính là bối cảnh đất nước cần có thêm sức mạnh nội sinh bắt nguồn từ văn hóa.

Một ngày sau Lễ phát động Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn được tổ chức, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (diễn ra ngày 24.11.2021) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó ông nhận định: “Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng nặng về chức năng giải trí. Phát triển các lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ, còn phiến diện, nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người”.

Tổng Bí thư đúc kết: "Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng".

Giá trị của văn hóa, trong đó có văn học chính là khơi gợi, thể hiện sự phong phú về tâm hồn, để mỗi người cảm nhận được giá trị về cuộc sống thông qua chân-thiện-mỹ hướng đến tương lai với niềm tin về những điều tốt đẹp.

Văn hóa, trong đó có văn học vẫn như mạch chảy ngầm, vấn đề cần phải tác động, khơi thông. Khi đặt vấn đề, không ngờ đây cũng là mối quan tâm của Hội Nhà văn Việt Nam. Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Bình Phương khi nhận lời làm thành viên Ban chỉ đạo và Chủ tịch Hội đồng Chung khảo có nói rằng: “Tổ chức tốt cuộc thi này rất có ý nghĩa, sẽ có tác động mạnh tới văn học và văn hóa đọc hiện nay”.

Các nhà văn khi được mời tham gia là thành viên Hội đồng sơ khảo, Chung khảo cũng rất tin vào sự thành công của cuộc thi. Đó là nhà văn Y Ban, nhà văn Võ Thị Xuân Hà, nhà văn Phong Điệp, nhà văn Sương Nguyệt Minh, nhà văn Đào Bá Đoàn, nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn Trần Chiến, nhà văn Cao Duy Sơn trong thành phần Hội đồng sơ khảo. Hội đồng Chung khảo là nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà báo Nguyễn Ngọc Hiển, nhà văn Bảo Ninh, nhà văn Dương Hướng, nhà văn Lê Minh Khuê, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà văn Y Ban.

Hai hội đồng đã làm việc công tâm và “rất vất vả” - nói như nhà văn Lê Minh Khuê - bởi số lượng gửi tới lớn (hơn 400 truyện ngắn và hơn 80 tiểu thuyết). Quá trình chấm thi, tên các tác giả đều được giữ kín để đảm bảo khách quan.

* * *

Một cuộc thi để lại nhiều ấn tượng đẹp. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi diễn ra tại Nhà hát Lớn - một không gian văn hóa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội cũng gây ấn tượng mạnh, trong đó có phần thể hiện bằng kịch nói chuyển thể từ chính những tác phẩm của các tác giả đoạt giải do các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi Trẻ thể hiện.

Tại lễ trao giải, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu đúc kết: "Đọc các tác phẩm chúng ta thấy hiện thực cuộc sống tràn đầy, ngồn ngộn; đó là trải nghiệm về cuộc sống người công nhân nơi xóm trọ, là những quan hệ chằng chịt nơi nhà máy, là những lo toan, trăn trở khi cuộc sống của công nhân còn nhiều khó khăn và cả niềm vui vỡ òa khi cán bộ công đoàn bảo vệ thành công, mang lại quyền lợi, niềm tin cho người lao động.

Hình ảnh người công nhân Việt Nam dù còn khó khăn nhưng luôn có niềm tin về tương lai phía trước; sống tử tế, chân thành, biết chia sẻ và khát vọng cống hiến; hình ảnh Công đoàn Việt Nam đang chuyển mình đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng được nhiều tác phẩm thể hiện rất thành công.

Cuộc thi đã góp phần thúc đẩy phong trào sáng tác văn học, khơi lại mạch ngầm dòng chảy văn học về công nhân, người lao động, công đoàn, đóng góp vào dòng chảy chung của văn học, nghệ thuật nước nhà. Thông qua các tác phẩm văn học, giúp xã hội nhìn nhận đầy đủ, chia sẻ và thấu hiểu đời sống, vai trò, vị trí của người công nhân và giai cấp công nhân trong bối cảnh tình hình mới; đánh giá đúng vai trò, đóng góp của tổ chức công đoàn đối với người lao động và đất nước hiện nay.

Cuộc thi cũng khẳng định đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm của người lao động, vai trò và hoạt động của tổ chức Công đoàn đã và luôn là nguồn chất liệu vô tận đối với những tác phẩm văn học, từ đó tạo ra những tác phẩm có giá trị văn chương, có tính nhân văn cao cả, khơi dậy tình yêu đất nước, yêu công việc, yêu Công đoàn và khát vọng cống hiến của mỗi người lao động”.

Hẳn rằng, cuộc thi sẽ tiếp tục tạo động lực để tổ chức Công đoàn tiếp tục xây dựng những kế hoạch nhằm chăm lo đời sống của đoàn viên, người lao động, trong đó đặc biệt quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần.

Đó cũng là sự đổi mới trong ánh sáng của Hy vọng và Niềm tin.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐVN trao giải 2 cuộc thi trực tuyến chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Kiều Vũ |

Ngày 17.1, Tổng LĐLĐVN tổ chức Lễ trao giải 2 Cuộc thi trực tuyến, gồm “Gửi niềm tin - trao kỳ vọng” và “CNVCLĐ tìm hiểu truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.

Hôm nay, tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

NHÓM PV |

Vào lúc 20h00 hôm nay (26.11), sẽ diễn ra Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn những tác phẩm lớn sẽ bước ra văn đàn

Mi Lan |

Cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn 2021-2023 do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Hội nhà văn Việt Nam đã đi đến chặng cuối cùng với lễ trao giải cho những tác phẩm ấn tượng và đặc sắc nhất.

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nguyễn Đình Khang - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam |

Thư chúc mừng Xuân Giáp Thìn 2024 của đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đi thuyền trên sông Nho Quế ngắm trọn hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Đi thuyền trên sông Nho Quế để ngắm trọn vẻ đẹp hùng vĩ của hẻm Tu Sản, hẻm vực cao nhất Đông Nam Á là một trải nghiệm được nhiều người lựa chọn trong chuyến du xuân đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.

Xếp hàng xin chữ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày mùng 1 Tết

HẢI NGUYỄN - KHÁNH AN |

Mùng 1 Tết, rất đông người dân đã có mặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

Người dân Hà Nội nô nức dâng hương, lễ chùa ngày đầu năm mới

Thiện Nhân - Ngọc Thùy |

Trong buổi sáng ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, người dân Hà Nội nô nức đi lễ chùa cầu an.

Giá vàng hôm nay 10.2: Kỳ vọng bứt phá trong năm 2024

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay (10.2) không có thay đổi ở thị trường trong nước do đang trong dịp nghỉ Tết. Vàng thế giới nhận được dự báo tích cực từ giới chuyên gia trong năm 2024.

Tổng LĐLĐVN trao giải 2 cuộc thi trực tuyến chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Kiều Vũ |

Ngày 17.1, Tổng LĐLĐVN tổ chức Lễ trao giải 2 Cuộc thi trực tuyến, gồm “Gửi niềm tin - trao kỳ vọng” và “CNVCLĐ tìm hiểu truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”.

Hôm nay, tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

NHÓM PV |

Vào lúc 20h00 hôm nay (26.11), sẽ diễn ra Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ cuộc thi viết văn về công nhân, công đoàn những tác phẩm lớn sẽ bước ra văn đàn

Mi Lan |

Cuộc thi Sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn 2021-2023 do Báo Lao Động tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng Hội nhà văn Việt Nam đã đi đến chặng cuối cùng với lễ trao giải cho những tác phẩm ấn tượng và đặc sắc nhất.