“Mẹ tôi”

Việt Văn |

Tôi ít khi xúc động với phong cảnh đẹp, chỉ duy nhất một lần bị đắm chìm, trôi theo sương mù Đà Lạt và lúc đó tôi cảm giác thực sự đã kết nối được với thiên nhiên. Chủ đề lớn mà tôi theo đuổi vẫn luôn là con người - tiểu vũ trụ với bao ái ố hỷ nộ của nó. Mấy năm gần đây câu hỏi tôi luôn đặt ra là tại sao đi chụp khắp nơi mà không dừng lại ở chính người thân của mình...
Sự kết nối mẹ con
Ý tưởng chụp mẹ tôi đã có từ lâu, nhưng phải đến một thời điểm nào đó, nói theo chữ nhà Phật là có duyên, tôi mới thực hiện được. Tôi đã tiếc vô cùng khi không chụp được ảnh về bố tôi, nhất là giai đoạn bố ốm và mẹ hết lòng chăm sóc bố, có những khoảnh khắc ấm áp, chân tình.
Bởi vào những thời điểm đó, tôi luôn sống trong tâm trạng: Lo lắng, sợ hãi, chán nản, thương yêu… và không thể cầm máy lên chụp ảnh được.
Và bây giờ, tôi dồn năng lượng đó để chụp ảnh mẹ tôi.

Mẹ tôi là người phụ nữ gốc Hà Nội, đảm đang, chịu khó, hết lòng, hết sức thương yêu chồng, con. Cuộc đời mẹ tôi đầy những vất vả thăng trầm nhưng bằng khả năng, tư chất và ý chí mãnh liệt, bà đã vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp, được giới phê bình văn học trân trọng và thừa nhận.

Thực ra bà giỏi toán từ nhỏ, nhưng về sau chính sức khỏe yếu đã đẩy mẹ tôi đi theo con đường khác, vào làm ở Viện Văn học và chính bước ngoặt đó đã đem đến thành công cho bà.
Mẹ tôi - PGS-TS Lê Thị Đức Hạnh - đã có 7 cuốn sách in riêng và 31 cuốn in chung được xuất bản. Bà đã nhận Huân chương Kháng Chiến hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ, tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam về cuốn “Mấy vấn đề trong văn học hiện đại Việt Nam” (XB.1999). Là đại biểu duy nhất của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia đi dự Đại hội Đại biểu nữ công nhân viên chức tài năng toàn quốc năm 1985 do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Là đại biểu duy nhất của Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia đi báo cáo tại Hội nghị lao động giỏi Thủ đô năm 1995. Ngoài ra nhiều lần được Viện Văn học và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khen thưởng.
Mẹ tôi không thích “bị” chụp ảnh theo lối dàn dựng mà bà thích được chụp tự nhiên. Và không phải lúc nào mẹ cũng thích chụp nhưng nhiều khi nể con, nếu con mình nghĩ rằng đó là việc quan trọng thì mẹ làm để chiều con.

Những khoảnh khắc tôi chụp ảnh mẹ cũng là thời gian tôi kết nối với mẹ nhiều hơn, hiểu và thương yêu mẹ hơn. Và từ đó, tôi khám phá ra nhiều điều bất ngờ trước nay chưa hề biết: Từ những lá thư của bố gửi mẹ ngày xa xưa, chiếc mâm đồng bà ngoại cho mẹ thời chiến tranh cho đến sợi dây chuyền kỷ niệm mẹ luôn cất giữ của bố tặng… Cả tấm thiệp cưới bố mẹ ngày 17.1.1965 thật giản dị, đơn sơ, sổ học bạ loại giỏi của mẹ thời đi học ở Hà Đông....

Tất cả mẹ luôn lưu giữ, trân trọng và giờ đây khi bố đã mất, mẹ lại đem ra xem lại để nhớ lại ký ức những ngày xưa tươi đẹp.
Tôi chụp ảnh mẹ như để cất giữ những ký ức, như để cô đọng lại những khoảnh khắc mà sau này theo thời gian, nó thêm quý giá. Thực chất, “Mẹ tôi” như một album gia đình. Nó mang tính riêng tư, nhưng tôi hy vọng sẽ có nhiều người chia sẻ với nó vì trên đời ai cũng có một người mẹ.
Chia sẻ và đón nhận
Tấm ảnh làm bìa và kết cuốn sách khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Lúc đầu tôi đã định chọn tấm ảnh mẹ chải tóc sau khi khỏe lại sau những ngày ốm mệt. Người phụ nữ nào cũng thích làm đẹp và động tác chải tóc mẹ tôi thể hiện rõ phong thái lịch lãm của người Hà Nội xưa. Nhưng sau tôi chọn tấm ảnh những dấu chân mẹ in trên nền nhà. Nó trừu tượng và mang tính khái quát cao hơn. Tấm ảnh kết bìa 4 không làm tôi nghĩ nhiều, những ngón tay mẹ cầm tấm ảnh xưa trên nền xanh tươi của vườn cây như một cách kể chuyện. Nhưng tấm ảnh cuối trong cuốn sách lại làm tôi cân nhắc nhiều và cuối cùng hình ảnh mây, núi chụp qua cửa sổ máy bay với ba phần Thiên - Địa - Nhân được chọn.

Một điều khiến tôi rất vui là sự chia sẻ đồng cảm của mọi người với “Mẹ tôi”.

Một phần trong bộ ảnh “Mẹ tôi” đoạt giải và ghi nhận tại một số cuộc thi ảnh quốc tế ở Mỹ (International Photo Awards), Italia (Sipa), Nhật Bản (Tokyo Foto Awards), ND Awards (Anh) và đặc biệt được lựa chọn cho một triển lãm cá nhân tại Liên hoan nhiếp ảnh quốc tế Photometria (Hy Lạp) năm 2017. Khi cuốn sách ra đời, sự đồng cảm còn nhiều hơn. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Lê Cường nói rằng đây là một hướng đi mới của nhiếp ảnh Việt Nam và ông đặc biệt thích tấm ảnh mẹ tôi xé lịch hằng tối.
Vì bố ông - nhà nhiếp ảnh Lê Vượng - năm nay đã 100 tuổi cũng hay xé lịch hằng tối, vì với người già quỹ thời gian không còn nhiều. Nhà văn Bắc Sơn thì bảo “hình dung ra ông lặng lẽ bên cụ, sau cụ chọn những góc nhìn, ánh sáng như ý để bấm máy mới có những ảnh nghệ thuật ấy. Nhưng phục nhất vẫn là tấm lòng”. Nhạc sĩ Trần Tiến : “Sách đẹp và đáng yêu vì tình mẹ con”.
Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng thì cho rằng những tấm ảnh trong sách thực đến không thể thực hơn và nó thuyết phục người xem vì sự chân thực ấy, vì tình cảm mẹ con mãnh liệt. Ông tiếc là không thể làm được một cuốn sách về mẹ hồi sang Mỹ tới 4 tháng. “Không phải vì thiếu thời gian, cái chính là quyết tâm chưa đủ”.
Nhà báo Lại Văn Sâm nói rằng cuốn sách không chỉ là chuyện riêng tư của gia đình, mà nó còn nói lên một thời bao cấp, gắn với lịch sử của đất nước. Anh xúc động với nhiều bức ảnh, nhất là ảnh mẹ tôi trong bóng tối nhìn ra cửa sổ, với một mảng xanh bé tẹo... vì nó gợi lại cho anh hình bóng mẹ anh.
Họa sĩ sơn mài Đình Quang cũng chia sẻ “Câu chuyện về mẹ rất khó hay nhưng xem thấy xúc động, chân thành, đôi chỗ như thấy bóng dáng mẹ tôi”... Và anh bảo tự thấy xấu hổ vì vẽ bao nhiêu tranh mà chưa bao giờ vẽ cho mẹ mình một bức chân dung.
Và nhiều người khác nữa đều nói thấy có bóng dáng bà mình, mẹ mình, hay chuyện nhà mình trong đó.
“Mẹ tôi” đã kết nối được với mọi người...

 

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Ngắm nhìn những chậu lan hồ điệp trị giá vài chục triệu đồng tại Hải Phòng

Lương Hà |

Hải Phòng - Những chậu lan hồ điệp, có kích thước lớn, được sắp xếp khéo léo, có giá trị vài chục triệu đồng được người dân Hải Phòng đặc biệt chú ý và quan tâm trong dịp Tết Nguyên đán này.

Duy trì bay đêm đảm bảo nhu cầu đi lại của khách dịp Tết Nguyên đán

Minh Hạnh |

Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị có liên quan về tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông hàng không trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Quý Mão năm 2023, yêu cầu các cảng hàng không duy trì hoạt động bay đêm 24/24h theo nhu cầu vận tải của các hãng hàng không.

Hàng loạt sự kiện mừng Tết Quý Mão 2023 ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường hoa Nguyễn Huệ, đường sách, bắn pháo hoa, hội hoa xuân, chợ hoa Tết, ngày hội bánh tét... là những sự kiện được TPHCM tổ chức mừng Tết Quý Mão 2023.