Mất độc giả vì facebook, google, ngành xuất bản làm gì để vực dậy?

MINH THI |

Mất độc giả trẻ trong thời đại công nghệ là thách thức không chỉ đối với ngành xuất bản Việt Nam mà là cả thế giới. Tương lai của sách in sẽ ra sao khi dần nhường chỗ cho sách điện tử với những tương tác thông minh?

Thời cơ cho sách điện tử

Bà Claudia Kaiser - Phó Chủ tịch Hội sách Frankfurt - chia sẻ: “Nước Đức đứng thứ 3 trong Top 7 nước có số tác phẩm xuất bản lớn nhất thế giới, song đang phải gánh chịu sự sụt giảm 3% doanh số mỗi năm. Nhiều năm qua, chúng tôi mất khoảng 8 triệu người đọc vì các hình thức giải trí, truyền thông như Facebook, Skype...

Người ta không mua sách đọc nữa mà dồn tiền cho các kênh phim ảnh như Netflix. Facebook, Google, Amazon đang trở thành những nhà xuất bản lớn thế giới. Hiện tượng này cũng xảy ra đối với các nước còn lại trong Top 7 là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ấn Độ”.

Bà Kaiser nhấn mạnh, ngành xuất bản Việt Nam nói chung và Đông Nam Á nói riêng đang đứng trước các thách thức lẫn cơ hội lớn. Theo bà, để tìm hướng đi mới cho ngành sách tại Việt Nam, các đơn vị xuất bản có thể tìm đến các hội sách quốc tế. Các nhà xuất bản, đơn vị làm sách tư nhân nên đưa các nhà văn, nhà diễn thuyết đến những hội sách lớn, tìm cơ hội quảng bá không chỉ thị trường sách trong nước mà còn cả văn hóa, du lịch... Ngoài ra, người làm sách không nên quá chú trọng việc nhập khẩu sách mà nên có sách của chính mình để bán ra nước ngoài.

Trong khi sách in bắt đầu mất khách hàng trẻ tiềm năng thì mảng sách điện tử bắt đầu phát triển đồng bộ hơn trên khắp thế giới. Theo TS Đinh Việt Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia: Xu hướng trong thời gian tới là xuất bản sách giấy sẽ bị thu hẹp dần, bởi để xuất bản một đầu sách giấy phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi đầu tư về máy móc, nhân công, thời gian, chi phí để đưa đến độc giả. Nhưng xuất bản theo phương thức truyền thống vẫn tồn tại ở những môi trường nhất định như các trường đại học, các viện nghiên cứu. Trong khi đó, xuất bản số sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời đại 4.0 bởi những đặc tính ưu việt của nó. Trong khâu phát hành, ngoài việc giảm thiểu được không gian và chi phí lưu kho, thì hệ thống marketing online, chức năng bán sách online cũng như khả năng phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng sẽ là một thế mạnh đặc biệt của xuất bản mạng, giúp tiếp cận khách hàng nhanh chóng và đưa công tác tiêu thụ xuất bản trở nên hiệu quả hơn nhiều so với xuất bản truyền thống.

Cuộc cách mạng mới về sách

Trong vòng 5 năm trở lại đây, có sự bùng nổ của các hội sách lan rộng từ TPHCM, Hà Nội đến các tỉnh thành và sự mở rộng của các đường sách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là sự chuyển dịch từ hội sách offline sang hình thức hội sách online như trên website của trang Tiki.vn hay trang Fahasa.com.vn.

Người ta đặt câu hỏi phải chăng văn hóa đọc sống dậy, hay tất cả chỉ là bề nổi còn thực tế, giới trẻ đã thay đổi cách đọc của mình, nếu không nói là chuyển sang nghe, nhìn nhiều hơn?

Tại thời điểm này, độc giả có nhiều lựa chọn ngoài sách giấy như sách điện tử, sách audio hay thậm chí những file điểm sách rút gọn nội dung để độc giả có thể tiết kiệm thời gian đọc. Tuy nhiên, nếu so sánh giá thành và thời gian thực hiện một cuốn sách giấy và sách điện tử thì giá sách giấy đang tăng cao chóng mặt vì nhiều lý do, trong khi chi phí cho sách điện tử không quá cao, rút ngắn nhiều quy trình thực hiện.

Cũng theo TS Đinh Việt Hòa, bằng sự xóa nhòa mọi giới hạn, ranh giới về không gian, thời gian, cách mạng 4.0 mở ra một bước ngoặt mới về tốc độ chia sẻ và lan tỏa. Những công đoạn của xuất bản truyền thống (sách in giấy) sẽ được giảm đi rất nhiều để đến được tay nhiều độc giả nhất, trong thời gian nhanh nhất.

Thứ hai, việc tiếp nhận thông tin “đầu vào” cho xuất bản cũng được mở ra những cơ hội mới. Thay vì lấy tác giả làm trung tâm như xuất bản truyền thống, tức là thông thường, tác giả có bản thảo sẽ tự tìm đến nhà xuất bản để xuất bản, thì nay, với những phương tiện hiện đại trong tay, được kết nối toàn cầu, các luồng thông tin trở nên vô cùng phong phú, những người làm xuất bản không còn thụ động “ngồi chờ” nguồn bản thảo nữa, mà họ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người đọc, hoặc chủ động tìm kiếm, khai thác đề tài rồi đặt các tác giả viết. Bên cạnh đó, công tác biên tập cũng trở nên chuyên nghiệp hóa hơn khi biên tập viên có được nhiều nguồn thông tin để kiểm định, kiểm chứng.

Nhưng xuất bản qua mạng cũng phải giải quyết bài toán khó là làm sao tìm được thông tin chính xác khi phải “bơi” trong biển thông tin thật và giả. Bên cạnh đó, sức khỏe và thị lực con người sẽ bị ảnh hưởng khi đọc trên mạng trong một thời gian dài.

Và cuộc cách mạng trong xuất bản sẽ khiến những nhà xuất bản truyền thống không trở tay kịp về đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại, sẽ không đủ sức cạnh tranh, dẫn đến nguy cơ giải thể.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang gây ảnh hưởng rất sâu sắc đến ngành xuất bản trong nước, nhất là ở phương pháp tiếp cận khách hàng và tiếp thị. Việc chuyển đổi các nhà xuất bản chuyên nghiệp sang các nhà cung cấp dịch vụ và cung cấp thông tin được cho là xu thế phát triển trong xuất bản 4.0.

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Ngoài doanh thu “khủng”, trông đợi gì ở hội sách?

MINH THI |

Chỉ trong hai ngày, doanh thu của Hội sách TPHCM lần 10 - 2018 đã đạt 10,2 tỉ đồng, tăng từ 27-36% so với năm 2017. Ngoài doanh thu “khủng”, hội sách còn là nơi đưa ra nhiều ý tưởng mới lạ nhằm thu hút độc giả trẻ đến với các cuộc giao lưu và khám phá nhu cầu đọc của chính mình.

Hoạt động phát hành về vùng núi, nông thôn còn khó khăn

Nguyễn Đắc Thành |

Sáng 9.3, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT), Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Ông Võ Văn Thưởng đánh giá cao đề xuất chiến lược phát triển sách quốc gia

M.Q |

Ngày 9.2, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương - đã đến thăm và làm việc với Nhà xuất bản Trẻ tại TPHCM.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Ngoài doanh thu “khủng”, trông đợi gì ở hội sách?

MINH THI |

Chỉ trong hai ngày, doanh thu của Hội sách TPHCM lần 10 - 2018 đã đạt 10,2 tỉ đồng, tăng từ 27-36% so với năm 2017. Ngoài doanh thu “khủng”, hội sách còn là nơi đưa ra nhiều ý tưởng mới lạ nhằm thu hút độc giả trẻ đến với các cuộc giao lưu và khám phá nhu cầu đọc của chính mình.

Hoạt động phát hành về vùng núi, nông thôn còn khó khăn

Nguyễn Đắc Thành |

Sáng 9.3, tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Bộ Thông tin-Truyền thông (TT-TT), Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Ông Võ Văn Thưởng đánh giá cao đề xuất chiến lược phát triển sách quốc gia

M.Q |

Ngày 9.2, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương - đã đến thăm và làm việc với Nhà xuất bản Trẻ tại TPHCM.