Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đầy đủ và chuẩn phong tục nhất

Linh Chi |

Theo quan niệm từ xưa tới nay, vào dịp cúng Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và làm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa.

Ý nghĩa cúng Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Theo phong tục của tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương thế. Đó cũng là lí do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn.

Ngoài ra, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Bởi vậy, theo phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy.

Hàng năm, các gia đình thường cúng Rằm tháng 7 từ mùng 10 cho tới 14, 15 âm lịch.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7

Trong dịp cúng rằm tháng 7, thường có ba mâm cỗ cúng là mâm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Về cách bày biện mâm cỗ cúng rằm tháng 7, nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết cho rằng, không có quy định cụ thể về mâm cỗ cúng, bởi mỗi mâm cỗ sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.

"Mâm cỗ cúng quan trọng lòng thành của mình là chính. Tuỳ vào mỗi gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu. Có người duy tâm, bảo ăn chay để người thân đã khuất được thanh tịnh. Nhưng cũng có những người vẫn cúng mặn, nhìn chung không nhất thiết phải bắt buộc có những món cụ thể, mà nên "tuỳ tiền biện lễ", nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.

Cúng Rằm tháng 7 nên tuỳ tiền biện lễ. Ảnh: LDO.
Cúng Rằm tháng 7 nên tuỳ tiền biện lễ. Ảnh: LDO.

Mặc dù không liệt kê cách bày biện mâm cỗ cụ thể nhưng nghệ nhân dân gian Ánh Tuyết cũng có những lưu ý riêng về 3 mâm cỗ cúng.

"Cách biện lễ trong mỗi mâm cỗ có những thứ khác nhau. Cúng Phật thường sẽ chỉ là hoa quả, cúng chay, bánh trái không có chút thịt, cá. Còn cúng gia tiên là một mâm cỗ tuỳ gia chủ. Cúng chúng sinh phần nhiều sẽ là những bánh kẹo nho nhỏ", nghệ nhân Ánh Tuyết đưa ra lưu ý riêng

Nghệ nhân Ánh Tuyết cũng nói thêm, nhiều gia đình thường cúng gia tiên và cúng chúng sinh, ai lễ Phật thì mới trình cúng Phật.

Văn khấn cúng Rằm tháng 7 âm lịch (Theo Nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường):

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm .... (Âm lịch)

Tín chủ con là.... cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Linh Chi
TIN LIÊN QUAN

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 nên lưu ý điều gì?

Linh Chi |

Theo nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết, mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tốt nhất nên "tuỳ tiền biện lễ" và quan trọng nhất là lòng thành. 

"Thủ phủ" vàng mã Hà Nội đìu hiu trước ngày cúng rằm tháng 7

Tô Thế |

Dù rằm tháng 7 đã cận kề nhưng nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) vẫn chỉ lác đác khách hỏi mua, thị trường vàng mã năm nay giảm nhiệt.

3 bài văn khấn được dùng nhiều nhất dịp Rằm tháng 7

A. B |

Lễ cúng Rằm tháng 7 được coi là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Để tiện theo dõi, xin giới thiệu đến bạn đọc một số bài cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin).

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 nên lưu ý điều gì?

Linh Chi |

Theo nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết, mâm cỗ cúng rằm tháng 7 tốt nhất nên "tuỳ tiền biện lễ" và quan trọng nhất là lòng thành. 

"Thủ phủ" vàng mã Hà Nội đìu hiu trước ngày cúng rằm tháng 7

Tô Thế |

Dù rằm tháng 7 đã cận kề nhưng nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã (Hà Nội) vẫn chỉ lác đác khách hỏi mua, thị trường vàng mã năm nay giảm nhiệt.

3 bài văn khấn được dùng nhiều nhất dịp Rằm tháng 7

A. B |

Lễ cúng Rằm tháng 7 được coi là một trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. Để tiện theo dõi, xin giới thiệu đến bạn đọc một số bài cúng Rằm tháng 7 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin).