"Ma Nhai" trên vách Ngũ Hành Sơn: Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà

Tường Minh |

Đà Nẵng - Trong số 78 văn bản bằng chữ Hán và Nôm tại “ma nhai Ngũ Hành Sơn”, độc đáo và giá trị nhất là tấm bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” (Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà) khi đây là hiện vật gốc độc bản.

Phật giáo buổi đầu trên đất Quảng Nam

Trong số 78 văn bản bằng chữ Hán và Nôm tại “ma nhai Ngũ Hành Sơn”, độc đáo và giá trị nhất là tấm bia “Phổ Đà Sơn linh trung Phật” (Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà) khi đây là hiện vật gốc độc bản, là loại bia ma nhai rất hiếm thấy ở vùng Nam Trung Bộ mang những giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt.

Văn bia Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà. Ảnh: Từ Ân
Văn bia Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà. Ảnh: Từ Ân

Là một căn cứ quan trọng cho biết sự truyền nhập Phật giáo buổi đầu trên đất Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ. Văn bia này được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2014.

Văn bia Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà ở động Hoa Nghiêm của danh thắng Ngũ Hành Sơn được khắc trực tiếp trên vách đá vào năm Canh Thìn (1640), do Thiền sư Huệ Đạo Minh (tên thật là Phạm Văn Nhân, người phủ Tĩnh Gia, nay thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) trụ trì chùa Phổ Đà biên soạn.

Bia có mặt hình chữ nhật, từ đỉnh xuống chân cao 96cm, rộng 59cm, trán bia cung tròn (mặt nguyệt) và tua lửa, diềm hai bên bia khắc hình dây leo, mỗi bên dây leo có 14 lá nhọn. Ngoài tiêu đề gồm 6 chữ lớn nằm ngang “Phổ Đà Sơn linh trung Phật”, bia có 23 dòng chữ.

Văn bia chứa nhiều tài liệu, sử liệu quý về danh xưng Ngũ Hành Sơn, danh xưng các làng xã đất Quảng, về ngôn ngữ, văn tự, quan hệ Việt - Hoa, quan hệ Việt - Nhật, sử liệu Phật giáo…

Từ Phổ Đà Sơn đến Ngũ Hành Sơn

Theo TS Nguyễn Hoàng Thân, văn bia Phật trong hang thiêng núi Phổ Đà cho thấy từ giữa thế kỷ XVII danh xưng Ngũ Hành Sơn (hiện tại) có tên gọi là Phổ Đà Sơn. Ngoài ra văn bia còn cung cấp nhiều địa danh làng xã cổ xưa của đất Quảng như xã Tân An, Trà Đông, Trà Lộ, Hải Châu, Bồ Bản, An Phước, Diệm Sơn, Phú Triêm...

Tư liệu này đóng góp cho việc nghiên cứu địa danh làng xã đất Quảng, khẳng định lại và bổ sung cho tài liệu “Ô châu cận lục” và “Phủ biên tạp lục” cũng như các địa chí liên quan đến đất Quảng của triều Nguyễn sau này.

Một bia ma nhai khắc tại động Huyền Không. Ảnh: Từ Ân
Một bia ma nhai khắc tại động Huyền Không. Ảnh: Từ Ân

Theo bản phiên dịch trên văn bia: “Thiền sư Phạm Văn Nhân tự Huệ Đạo Minh ở xã Du Xuyên, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, xứ Quảng Nam nước Đại Việt, trông vết tích thờ Phật đã đổ nát, liền khuyến khích người có lòng tốt, người biết nghĩ về Phật chung bỏ của nhà ra, dốc lòng làm công đức, để sửa sang mở rộng nơi thờ Phật trên núi Phổ Đà, tân tạo thêm chùa Bình An phía dưới. Nay hai cảnh đó đã hoàn thành, các kíp thợ cũng đã xong việc, vị sư trụ trì ở chùa kính cẩn thắp hương dâng cúng. Ngẩng mặt lên Tam Bảo: Mong đền đáp được bốn ơn đối với trên và cứu vớt người dưới thoát khỏi ba tội đồ; để được sống cùng nhau trên cõi Cực Lạc, truyền được lâu dài dấu tích thờ Phật…”.

Đối với việc người nước ngoài đến giao thương, lưu trú, buôn bán ở đất Quảng lúc bấy giờ cũng được ghi chép trong văn bia, có 2 dòng người được nhắc đến là người Nhật Bản và Đại Minh, trong đó có ít nhất có 10 gia đình người Nhật Bản (Achiko, Shunmon, Asami Yasuke, Akiu…); 2 gia đình người Hoa (Diệp Công Kiên, Lã Tông Ngô).

Những người nước ngoài cùng với dân bản địa được ghi chép trong văn bia có trên 50 tín hữu đã phụng cúng hàng ngàn quan tiền, hàng chục lạng bạc nén và hàng trăm cân đồng để xây dựng chùa Bình An.

Điều đó chứng tỏ, từ thế kỷ XVII Ngũ Hành Sơn đã trở thành trung tâm thờ Phật mang tầm quốc tế.

Mặt khác, cho thấy cũng từ thế kỷ XVII, đã có nhiều thương thuyền Nhật Bản cập bến làm ăn buôn bán tại Hội An tạo nên mối quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa giữa hai nước, đặc biệt là sự giao kết giữa người dân hai vùng Quảng Nam - Đà Nẵng và vùng Nagaya (Nhật Bản) từ 4 thế kỷ trước.

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Đa dạng hoạt động vui xuân của các bảo tàng tại Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các bảo tàng tại Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động vui Xuân, trẩy hội, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách tham gia.

Tour giá rẻ đến Đà Nẵng có thể không còn hợp với khách Trung Quốc

THUỲ TRANG |

Khách Trung Quốc từng là thị trường khách quốc tế lớn nhất nhì của Đà Nẵng. Thời điểm năm 2019, các đoàn khách đa phần đi theo tour giá rẻ. Tuy nhiên, Hiệp hội Du lịch thành phố nhận định, dịch COVID-19 sẽ khiến xu hướng đi du lịch của khách quốc tế nói chung, khách Trung Quốc nói riêng thay đổi. Họ thích đi lẻ, theo gia đình và muốn tìm những điểm đến có nhiều trải nghiệm chất lượng.

Hơn 200 cây mai dự thi Mai Vàng Đà Nẵng lần đầu tiên năm 2023

Nguyễn Linh |

Hội Sinh vật cảnh TP Đà Nẵng tổ chức họp báo Hội thi Mai Vàng Đà Nẵng thu hút hơn 200 cây mai dự thi. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 18.1.

Bảo tàng tại Đà Nẵng vẫn đông du khách trong những ngày đầu thu phí

Nguyễn Linh |

Sau một năm miễn phí vé tham quan để kích cầu du lịch, các địa điểm như Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ Thuật và Bảo tàng điêu khắc Chăm bắt đầu thu phí tham quan từ 1.1.2023, tuy vậy vẫn thu hút đông du khách.

Đà Nẵng tặng nón lá, vé thương gia cho khách bay ngày đầu năm

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Sáng 1.1, Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã tổ chức chào đón 2 chuyến bay đầu tiên của năm 2023 với 165 du khách nội địa và 170 khách quốc tế.

Tết trên bản Lô Lô Chải dưới chân cột cờ Lũng Cú

Kim Anh - Trần Vương |

Khi rừng già đã trút lá, những chồi non điểm xuyết bởi sắc hồng của hoa đào, sắc tím hoa tam giác mạch dưới chân cột cờ Lũng Cú, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) lại rộn ràng cùng nhau đón Tết. Tết ở bản nay đã khác, khang trang và đầm ấm hơn.

Cafe chiều thứ 7: Kinh doanh, trục lợi tâm linh tại các lễ hội

Nhóm PV |

Trong chương trình "Cafe chiều thứ 7" của báo Lao Động, PGS.TS Đinh Hồng Hải đã có những trao đổi xung quanh hiện trạng kinh doanh tâm linh, mua thần bán thánh ở các lễ hội hiện nay.

Cách giúp học sinh hào hứng đi học lại sau Tết Nguyên đán 2023

Tường Vân |

Không còn tâm lí chán nản, mệt mỏi hay sợ hãi, nhiều học sinh tỏ ra hào hứng trong ngày đầu đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Đa dạng hoạt động vui xuân của các bảo tàng tại Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các bảo tàng tại Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động vui Xuân, trẩy hội, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách tham gia.

Tour giá rẻ đến Đà Nẵng có thể không còn hợp với khách Trung Quốc

THUỲ TRANG |

Khách Trung Quốc từng là thị trường khách quốc tế lớn nhất nhì của Đà Nẵng. Thời điểm năm 2019, các đoàn khách đa phần đi theo tour giá rẻ. Tuy nhiên, Hiệp hội Du lịch thành phố nhận định, dịch COVID-19 sẽ khiến xu hướng đi du lịch của khách quốc tế nói chung, khách Trung Quốc nói riêng thay đổi. Họ thích đi lẻ, theo gia đình và muốn tìm những điểm đến có nhiều trải nghiệm chất lượng.

Hơn 200 cây mai dự thi Mai Vàng Đà Nẵng lần đầu tiên năm 2023

Nguyễn Linh |

Hội Sinh vật cảnh TP Đà Nẵng tổ chức họp báo Hội thi Mai Vàng Đà Nẵng thu hút hơn 200 cây mai dự thi. Cuộc thi bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 18.1.

Bảo tàng tại Đà Nẵng vẫn đông du khách trong những ngày đầu thu phí

Nguyễn Linh |

Sau một năm miễn phí vé tham quan để kích cầu du lịch, các địa điểm như Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ Thuật và Bảo tàng điêu khắc Chăm bắt đầu thu phí tham quan từ 1.1.2023, tuy vậy vẫn thu hút đông du khách.

Đà Nẵng tặng nón lá, vé thương gia cho khách bay ngày đầu năm

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Sáng 1.1, Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã tổ chức chào đón 2 chuyến bay đầu tiên của năm 2023 với 165 du khách nội địa và 170 khách quốc tế.