Lưu giữ những kỷ vật vô giá của cải lương Nam bộ

TẠ QUANG - BẠCH CÚC |

Trải một thời vàng son, đôi vợ chồng nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung - họa sĩ Trần Thiện (phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) thầm cảm ơn cuộc đời vì đã cho họ được gặp gỡ và bén duyên với ánh đèn sân khấu. Không chỉ cháy hết mình cho đam mê, mà còn cống hiến một đời cho nghệ thuật. Đến nay, khi đã về hưu, đôi vợ chồng nghệ sĩ khép lại cánh màn nhung bằng dòng hồi ức là những kỷ vật của bộ môn nghệ thuật truyền thống họ chắt chiu, sưu tầm trong quãng thời gian gắn bó với nghề như một chút dư âm của một đời "nặng nợ".

Hơn 40 năm "nặng nợ" cùng sân khấu

Nhắc đến đôi vợ chồng nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung - họa sĩ Trần Thiện - không chỉ những người trong giới sân khấu cải lương mà nhiều người tại đất Tây Đô đều biết đến và yêu quý. Nhờ cải lương mà cả hai nên duyên chồng vợ, trải qua hơn 40 năm "gừng cay muối mặn".

Nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung tên thật là Trần Thị Dung (61 tuổi) sinh ra tại Sài Gòn, bắt đầu theo nghệ thuật từ năm 14 tuổi, đến nay đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề. Gia đình không có truyền thống về nghệ thuật, nhưng thiên phú cho bà chất giọng ngọt ngào, truyền cảm phù hợp với bộ môn cải lương. Nghệ sĩ Năm Đồng chính là người thầy đầu tiên đã dìu dắt, truyền dạy những kinh nghiệm về bộ môn cải lương cho bà. Mấy chục năm, cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, hăng hái tham gia các đoàn cải lương lớn, nhỏ tại Sài Gòn, trong đó phải nhắc đến như Thế hệ trẻ, Trúc Giang, Thái Bình… Đến năm 18 tuổi, nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung quyết định đầu quân về đoàn cải lương Tây Đô (sau này được gọi là Nhà hát Tây Đô), gắn bó đến năm 2016 và sau đó về hưu.

Chồng bà họa sĩ Trần Thiện, tên thật Trần Văn Thiện, quê gốc ở Châu Đốc (An Giang), vốn có năng khiếu vẽ tranh nên các nghệ sĩ thường mời ông về đoàn cải lương để vẽ hoạt cảnh cho sân khấu. Năm 1982, ông được bổ nhiệm làm Phó đoàn cải lương Hậu Giang 1, đến năm 2010 ông là Trưởng đoàn cải lương Tây Đô. Đến năm 2012, ông là Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô cho đến khi về hưu.

Tâm sự về chặng đường gắn bó với nghề, nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung cho biết: "Đến với nghề, theo tôi đó là một cái duyên mà ông trời đã ban tặng, mà đã là duyên thì càng phải trân trọng và gìn giữ. Cũng nhờ vào ánh đèn sân khấu mà tôi đã sống hết mình vì nghệ thuật, được cống hiến cho bộ môn cải lương, mang tiếng hát cho người, cho đời".

Nhớ lại khoảng thời gian trước, đôi vợ chồng nghệ sĩ không quên nhắc lại một biến cố đã xảy vào năm 2004, trong một lần vợ chồng nghệ sĩ trên đường đi tập tuồng về nhà đã bị tai nạn giao thông khiến bà Dung mất đi chân trái, còn phần ông thì bể xương chậu.

Những khó khăn sau tai nạn cùng với nguy cơ rời xa sàn diễn khiến nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung dường như rơi vào bi kịch. Tuy nhiên, với niềm đam mê cùng mong ước được hỗ trợ, dìu dắt đàn em trong nghề, người nghệ sĩ đã cố gắng vượt qua mọi trở ngại. Bình phục lại, dù phải mang chân giả, nghệ sĩ vẫn tiếp tục cống hiến cho sân khấu cải lương trong vai trò mới là đạo diễn. Tình yêu nghề quá lớn cùng kinh nghiệm diễn lâu năm đã giúp nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung hoàn thành tốt vai trò mới, giúp người nghệ sĩ Nhà hát Tây Đô để lại dấu ấn đẹp với những trích đoạn đi vào lòng người.

Nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung trầm tư khi nhớ về khoảng thời gian “nặng nợ” với sân khấu cải lương. Ảnh: Tạ Quang
Nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung trầm tư khi nhớ về khoảng thời gian “nặng nợ” với sân khấu cải lương. Ảnh: Tạ Quang

"Buồn lắm, mỗi khi nhớ lại cảm giác cứ như mới hôm qua, mọi thứ dường như sụp đổ trước mắt tôi vào thời điểm đó. Tôi nghĩ rằng sự nghiệp ca hát có lẽ chỉ dừng đến đây. Tôi khóc, khóc nhiều lắm, nhưng khi nghĩ đến đã trót "nặng nợ" với sân khấu rồi thì không thể dứt ra được, lúc đó cũng nhờ có chú luôn bên cạnh động viên, an ủi. Tôi cố gắng vực dậy, sau khi lắp chân giả, tôi quay lại sân khấu tiếp tục đồng hành cho đến khi về hưu. Với tôi, sân khấu cải lương đã thành cái nghiệp, không bỏ được", nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung trầm tư.

Những kỷ vật vô giá khi về hưu

Theo chân cặp vợ chồng nghệ sĩ lên tầng 2 của căn nhà, chúng tôi đến một căn phòng nhỏ, mọi thứ nơi đây đều được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đó là tất cả những gì mà đôi vợ chồng nghệ sĩ chắt chiu, sưu tầm trong suốt sự nghiệp đi diễn. Từ những hình ảnh, vật dụng thuở mới vào nghề cùng đi diễn chung với các nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Minh Vương, NSND Lệ Thủy, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Phượng Loan và còn rất nhiều nghệ sĩ khác đã đến với Tây Đô. Trong đó, còn có cả hình ảnh các vở diễn được họa sĩ Trần Thiện vẽ cảnh sân khấu. Không gian nghệ thuật này là điểm đến của nhiều người mộ điệu sân khấu cải lương.

Chúng tôi không khỏi bất ngờ khi nhìn thầy những món có cách đây hơn nửa đời người nhưng vẫn được ông bà gìn giữ cẩn thận. Những kỷ vật mà thế hệ trẻ như chúng tôi đã được nghe nhưng chưa bao giờ hình dung ra được. Đến khi nhìn thấy và tận tay chạm vào chúng mới thấy được dấu ấn của cả đời người. Có lẽ trong cuộc hành trình suốt hơn 40 năm làm nghề, thì đây là cả một gia tài được ông bà gìn giữ, trân quý. Chúng tôi chú ý nhất là chiếc tủ làm tuồng, vali, nhạc cụ, phục trang, đạo cụ, mũ mão, kiếm gươm… phủ màu thời gian đã được lưu giữ tại đây.

Họa sĩ Trần Thiện - vốn là nhạc công, sau này làm Trưởng Đoàn cải lương Tây Đô rồi trở thành Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Tây Đô - cho biết, mỗi khi nhìn lại những kỷ vật theo chân vợ chồng ông lưu diễn khắp mọi miền đất nước, ông lại xúc động đến nghẹn lời. “Bây giờ cả hai vợ chồng xem không gian này là niềm vui và là dấu ấn đẹp của một đời gắn bó. Nhiều diễn viên trẻ, khán giả trẻ cũng đến xem và cùng chúng tôi ôn lại kỷ niệm, quả thực đời nghệ sĩ chỉ có như vậy là đã đủ hạnh phúc", họa sĩ Trần Thiện tự hào.

Nâng niu trên tay những món đồ kỉ niệm, nghệ sĩ Kiều Mỹ Dung chia sẻ: "Mỗi khi bước chân lên căn phòng, nhìn lại những món đồ mình từng mang theo đi biểu diễn thì nỗi nhớ nghề bỗng trực trào, chẳng hạn như chiếc tủ này đã hơn 35 năm gắn bó, dùng để đựng phấn son cùng những vật dụng dùng cho biểu diễn. Những kỷ vật mà có lẽ không bao giờ mà tôi quên được, trước kia nó đã gắn bó với mình, bây giờ khi đã về hưu thì nó cũng sẽ là kỷ vật theo mình về già. Tôi cũng mong muốn thế hệ sau khi nhìn thấy những kỷ vật này để hiểu hơn về cải lương và cảm thấy yêu hơn cái nghề của mình".

Trên tường là hàng trăm bức ảnh lưu lại kỷ niệm từ những ngày đầu tiên vào nghề cho đến khi gặp sự cố tai nạn và rồi chuyển đổi công tác. Từng kỷ vật không chỉ đánh dấu hành trình nghệ thuật của đôi vợ chồng mà đó còn là dấu ấn của một thời hoàng kim của nghệ thuật cải lương. Nói như họa sĩ Trần Thiện: "Hơn nửa đời người sống vì nghệ thuật đến khi về già mình phải có cái gì để ghi nhớ, hoài niệm, để đời sau, bạn bè mình, con cháu mình còn biết đến thì lúc đó mình mới có giá trị. Một quá trình cống hiến, phục vụ khán giả mộ điệu mà bản thân lại không có chút gì gọi là hoài niệm thì thật sự quá phí".

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kiều Nga - Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô - bộc bạch: "Phòng triển lãm này mang một giá trị rất lớn, nó gợi lại kỷ niệm cho những người đã một đời gắn bó với nghệ thuật cải lương. Khi xem lại những dấu tích thời điểm đó mà bây giờ không có. Thật ra cũng nhờ cô chú tạo nên phòng truyền thống đó, nếu không nó mất, mai một thì thế hệ sau này muốn tìm hiểu về cải lương của thời đó sẽ tìm không ra".

TẠ QUANG - BẠCH CÚC
TIN LIÊN QUAN

Kỳ nữ cải lương Kim Cương có phải là cháu vua Thành Thái?

Lục Tùng |

Thời gian gần đây, khi phát hành tác phẩm “Nữ nghệ sĩ Tiền phong Năm Sa Đéc và nghệ thuật sân khấu Nam Bộ”, nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan đã đặt tồn nghi về thông tin kỳ nữ cải lương Kim Cương là cháu vua Thành Thái (1879-1955).

Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết: Tan vỡ hôn nhân và cái duyên gặp chồng tỉ phú

ĐÔNG DU |

Nghệ sĩ cải lương tài danh Bạch Tuyết trải lòng về cuộc hôn nhân tan vỡ với cựu danh thủ Tam Lang. Đồng thời, bà cũng tiết lộ về cuộc tình định mệnh với một tỉ phú là Việt kiều.

9X đi xem cải lương, có gì sai?

NHẬT HỒ |

Tưởng rằng cải lương chỉ dành cho những người có tuổi. Xem để nhớ lại một thời khó khăn, tìm về dĩ vãng, nhưng tại Bạc Liêu cứ 19 giờ thứ bảy hàng tuần, giới trẻ xem cải lương áp đảo người có tuổi.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kỳ nữ cải lương Kim Cương có phải là cháu vua Thành Thái?

Lục Tùng |

Thời gian gần đây, khi phát hành tác phẩm “Nữ nghệ sĩ Tiền phong Năm Sa Đéc và nghệ thuật sân khấu Nam Bộ”, nhà nghiên cứu Thiện Mộc Lan đã đặt tồn nghi về thông tin kỳ nữ cải lương Kim Cương là cháu vua Thành Thái (1879-1955).

Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết: Tan vỡ hôn nhân và cái duyên gặp chồng tỉ phú

ĐÔNG DU |

Nghệ sĩ cải lương tài danh Bạch Tuyết trải lòng về cuộc hôn nhân tan vỡ với cựu danh thủ Tam Lang. Đồng thời, bà cũng tiết lộ về cuộc tình định mệnh với một tỉ phú là Việt kiều.

9X đi xem cải lương, có gì sai?

NHẬT HỒ |

Tưởng rằng cải lương chỉ dành cho những người có tuổi. Xem để nhớ lại một thời khó khăn, tìm về dĩ vãng, nhưng tại Bạc Liêu cứ 19 giờ thứ bảy hàng tuần, giới trẻ xem cải lương áp đảo người có tuổi.