Linh vật ngoại lai chễm chệ trước cửa hàng FPT

Đào Bích |

Hai con sư tử đá đứng chễm chệ trước bậc cửa của một đại lý FPT ngay trên phố Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội khiến những người đi qua đều phải ngoái nhìn.

Mặc dù, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chủ trương cấm đặt các linh vật ngoại lai tại các di tích lịch sử, công sở, địa điểm kinh doanh từ 3 năm nay, tuy nhiên đây vẫn là “cuộc chiến” còn nhiều khó khăn đối với các cơ quan chức năng.

Ngay giữa lòng Hà Nội, nhiều sư tử đá - một linh vật ngoại lai từng được ưa chuộng - vẫn đứng chễm chệ ở những nơi trang trọng.

Mấy năm nay, người đi đường qua đoạn Vạn Phúc giao với Tố Hữu (Hà Nội) đều bất ngờ với hình ảnh hai con sư tử đá đứng sừng sững ngay lối vào của cửa hàng điện tử FPT. Vẻ dữ dằn của hai bức tượng này khiến không ít khách hàng phải giật mình.

Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, lịch sử, sư tử đá là linh vật truyền thống của người Trung Quốc. Trong quan niệm của người bản xứ, sư tử đá là linh vật để canh mộ. Hình tượng sư tử đá có vẻ dữ dằn, gân guốc mang tính đe dọa. Bởi thế, với một nơi thuộc lĩnh vực kinh doanh, nơi mang đến các sản phẩm cho người tiêu dùng, thật khó hiểu khi chủ cửa hàng điện tử FPT lại quyết định đặt 2 linh vật này ở đó?

Có quan niệm cho rằng, đặt sư tử đá trước cửa nhà thường mang lại may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, theo GS Trần Lâm Biền, không có tài liệu nào ghi nhận điều này.

Chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ cũng khẳng định, chuyện dùng sư tử đá đứng canh công sở, doanh nghiệp nhằm tượng trưng cho sự quyền lực, may mắn, phát tài phát lộc là hoàn toàn bịa đặt. 

Chủ trương di dời linh vật ngoại lai ra khỏi các di tích lịch sử, các công sở, doanh nghiệp Việt Nam của Bộ VHTTDL được thực hiện từ giữa năm 2014. Đây là động thái quyết liệt của Bộ trước thực trạng linh vật ngoại lai đang xâm lấn mạnh mẽ vào đời sống người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, hiện nay công tác di dời các linh vật ngoại lai đang gặp nhiều khó khăn. Với các hiện vật trong khu di tích có thể thực hiện được ngay, còn ở các cơ quan công sở, trụ sở công ty doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí công cộng thì khó mà dọn dẹp được.

Lý giải cho điều này, GS Trần Lâm Biền cho hay: “Luật di sản chưa với tới các phạm vi là công sở, doanh nghiệp. Cũng chưa có chế tài nào xử lý trong trường hợp các doanh nghiệp, công sở đặt linh vật ngoại lai tại cơ quan và trụ sở của họ. Vì thế, hiện nay, chỉ có thể áp dụng giải pháp tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về văn hóa để người dân biết nên đưa cái gì vào nhà, vào công sở cho phù hợp với truyền thống và có lợi về phong thủy”.

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

Linh vật Nghê bị ra rìa, sư tử đá ngoại lai xuất hiện khắp các đình, chùa

Đào Bích |

Nghê đá, một biểu tượng linh vật của người Việt, dù có tuổi đời hàng ngàn năm nhưng vài chục năm nay lại đang phải đứng bên rìa trong đời sống đương đại.

Linh vật ngoại lai “xâm lấn” di tích quốc gia

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG |

Chùa Sổ - công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo, đã được Bộ VHTTDL công nhận di tích quốc gia từ năm 1986, sau quá trình “trùng tu như phá” và đã bị cơ quan quản lý “tuýt còi”, nay tại chùa tiếp tục xuất hiện những công trình lai căng, phản cảm, không ăn nhập với cảnh quan, giá trị của di tích. Mong các cơ quan văn hóa vào cuộc, trả lại không gian, giá trị cho di tích cổ này.

Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm: Người dân nói gì?

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” đang là vấn đề tạo nên nhiều tranh cãi. Dù nói rằng công trình sẽ được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, để góp thêm một công trình tâm linh nâng rùa vàng lên thành biểu tượng độc đáo của Việt Nam, nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận. Vậy người dân nói gì về ý tưởng này?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Linh vật Nghê bị ra rìa, sư tử đá ngoại lai xuất hiện khắp các đình, chùa

Đào Bích |

Nghê đá, một biểu tượng linh vật của người Việt, dù có tuổi đời hàng ngàn năm nhưng vài chục năm nay lại đang phải đứng bên rìa trong đời sống đương đại.

Linh vật ngoại lai “xâm lấn” di tích quốc gia

ĐẶNG CHUNG - TRẦN VƯƠNG |

Chùa Sổ - công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo, đã được Bộ VHTTDL công nhận di tích quốc gia từ năm 1986, sau quá trình “trùng tu như phá” và đã bị cơ quan quản lý “tuýt còi”, nay tại chùa tiếp tục xuất hiện những công trình lai căng, phản cảm, không ăn nhập với cảnh quan, giá trị của di tích. Mong các cơ quan văn hóa vào cuộc, trả lại không gian, giá trị cho di tích cổ này.

Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm: Người dân nói gì?

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

“Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm” đang là vấn đề tạo nên nhiều tranh cãi. Dù nói rằng công trình sẽ được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, để góp thêm một công trình tâm linh nâng rùa vàng lên thành biểu tượng độc đáo của Việt Nam, nhưng vẫn vấp phải ý kiến trái chiều từ dư luận. Vậy người dân nói gì về ý tưởng này?