Lịch sử áo dài nam Việt Nam: Một thời từng bị quên lãng!

ĐÔNG DU (T/H) |

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, tà áo dài truyền thống của nam giới Việt đã dần dà mất hút và không được thịnh hành như áo dài nữ hiện nay.

Áo dài nam ra đời trước áo dài nữ và từng là trang phục truyền thống của người đàn ông Việt. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, áo dài truyền thống này không còn xuất hiện nhiều trong đời sống thường ngày của nam giới.

Áo dài nam giới ra đời khi nào?

Ở thời điểm hiện tại, khi nhắc đến áo dài Việt, người ta thường nói nhiều về áo dài của phụ nữ. Sự thướt tha, uyển chuyển, duyên dáng luôn là những mỹ từ được ca ngợi dành cho người con gái Việt khi khoác lên người bộ áo dài dân tộc. Tuy nhiên, “áo dài, khăn đóng” cũng từng là trang phục truyền thống, đặc trưng của đàn ông Việt.

Theo Lê Quý Đôn trong cuốn “Phủ biên tạp lục” thì chúa Nguyễn Phúc Khoát là người có công khai sáng và định hình cho chiếc áo dài nam Việt Nam. Kể từ năm 1802 thời vua Gia Long trở đi, nhà Nguyễn đã hoàn thiện tà áo dài nam hoàn chỉnh.

Chiếc áo dài dành cho nam có hai vạt dài quá gối, cài nút bên phải, thường được may bằng các loại vải gấm (dành cho giới thượng lưu), còn giới trung lưu thường may bằng chất liệu sa, the mỏng…

Áo dài nam truyền thống ban đầu có 5 thân và 5 cúc nên thường được gọi là áo dài ngũ thân. Đến sau này, tà áo dài được cải biên rất nhiều trên sân khấu. Đến khi mở cửa hội nhập, các nhà thiết kế đã cách tân khiến áo dài không có hình ảnh 5 thân nguyên gốc.

Một chiếc khăn quấn hoặc khăn đóng hình chữ Nhân hoặc chữ Nhất màu đen, hoặc màu đậm, được quấn rối tạo nếp phía trước, phía sau quấn chặt giữ búi tóc. Cách vấn khăn này tượng trưng cho lòng nhân nghĩa, trung hiếu phải luôn được đặt lên hàng đầu.

Vì sao áo dài nam bị quên lãng?

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, tà áo dài ngũ thân của nam giới có lúc dường như bị quên lãng.

Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Huỳnh Trọng Nhân: "Sau năm 1945 thì việc may áo dài ngũ thân rất tốn kém, một phần đất nước còn nghèo. Sau đó những cuộc chiến tranh kéo dài khiến đất nước chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn nữa. Bên cạnh đó, phong trào Tây hóa khiến người ta chạy theo những mốt đồ phương Tây làm cho áo dài nam bị ảnh hưởng...".

Ngoài ra, chiến tranh ập đến, nên trang phục của nam giới phải đơn giản hoá trang phục. Áo dài nam thường chỉ còn xuất hiện trong những buổi biểu diễn.

Làm sao để áo dài nam trở về đúng giá trị?

Để áo dài nam truyền thống trở thành phương tiện quảng bá văn hóa, lịch sử Việt Nam và trở về đúng với giá trị của nó thì cần chú trọng hơn trong việc giới thiệu, triển khai nhiều kế hoạch quảng bá áo dài nam Việt Nam. Cụ thể như việc triển khai thử nghiệm cho nam cán bộ, công chức mặc áo dài truyền thống đến công sở của Sở VHTT Thừa Thiên Huế vừa qua.

"Cần có sự hiệp lực của các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Trong đó đi đầu là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - đơn vị chủ quản, các chuyên gia trong nước, các nhà làm chuyên môn, các nhà làm văn hóa, lịch sử. Cùng nhau chung tay truyền bá rộng rãi về hình ảnh, giá trí của chiếc áo dài nam đến với công chúng, nhất là khán giả trẻ.

Nên đưa thêm các bài học lịch sử về áo dài nam Việt Nam vào sách vở lịch sử để người trẻ có thêm nguồn tư liệu. Tổ chức các buổi trò chuyện, giải thích ý nghĩa về áo dài nam Việt Nam.

Đây cũng là cách để chúng ta chung tay giữ gìn và bảo tồn những giá trị nhân văn của tà áo dài nam" - Nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Huỳnh Trọng Nhân cho biết.


ĐÔNG DU (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Cán bộ mặc áo dài ngũ thân đi làm có gì là sai?

Lê Thanh Phong |

Cán bộ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế mặc áo dài truyền thống đi làm là quá hay, đặc biệt khi có sáng kiến đàn ông mặc áo dài ngũ thân, đội khăn đóng đến công sở.

Hương Giang tung ảnh dịu dàng với áo dài sau hẹn hò Matt Liu

ĐÔNG DU |

Hương Giang vừa tung bộ ảnh diện áo dài trắng, nữ tính, dịu dàng sau khi công khai hẹn hò với CEO Matt Liu.

Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của chiếc áo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế kêu gọi và yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, góp phần đưa Huế thật sự trở thành là “Kinh đô” áo dài Việt Nam.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Cán bộ mặc áo dài ngũ thân đi làm có gì là sai?

Lê Thanh Phong |

Cán bộ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế mặc áo dài truyền thống đi làm là quá hay, đặc biệt khi có sáng kiến đàn ông mặc áo dài ngũ thân, đội khăn đóng đến công sở.

Hương Giang tung ảnh dịu dàng với áo dài sau hẹn hò Matt Liu

ĐÔNG DU |

Hương Giang vừa tung bộ ảnh diện áo dài trắng, nữ tính, dịu dàng sau khi công khai hẹn hò với CEO Matt Liu.

Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Áo dài xứ Huế đã đi qua một chặng đường dài phát triển trong dòng chảy văn hóa - lịch sử Huế. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, Huế được biết đến là cái nôi về tổ chức các hoạt động trình diễn áo dài tại các kỳ lễ hội Festival và đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, riêng của miền núi Ngự, sông Hương. Để nhân rộng, bảo tồn và phát huy giá trị đặc biệt của chiếc áo dài, tỉnh Thừa Thiên - Huế kêu gọi và yêu cầu nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ học sinh trung học, sinh viên đại học mặc áo dài sáng thứ hai đầu tuần, góp phần đưa Huế thật sự trở thành là “Kinh đô” áo dài Việt Nam.