Đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC):

Làm phim lúc này cần biết “sống chung với... facebook”

Thủy Lê |

“Mạng xã hội là thách thức, nhưng cũng là công cụ hữu hiệu giúp các nhà làm phim tương tác tích cực với khán giả, đo phản ứng và thậm chí là điều chỉnh cả kịch bản phim theo mách nước của họ” - Đạo diễn Đỗ Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm sản xuất phim TH Việt Nam (VFC) chia sẻ, sau hai “bàn thắng” mang tên “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử” của VFC.
“Tình địch đôi khi cũng có thể là bạn đồng hành tốt”
Ồn ào tin nhắn vừa qua giữa hai diễn viên của “Sống chung với mẹ chồng” (SCVMC) và “Người phán xử” (NPX) cần phải hiểu thế nào đây? Một “tai nạn tình cảm” hay đã đến thời, nhà đài cũng biết tung chiêu trò chả kém gì gameshow, showbiz?
- Bạn nói đúng một phần. Chiêu trò thì không hẳn vì VFC luôn xác định phải hạn chế tối đa các scandal liên quan đến nghệ sỹ, diễn viên.. Nói đúng hơn là khâu quảng bá, truyền thông. Phim TH Việt Nam từng có những đầu phim khá, chất lượng có thể thu hút khán giả nhưng chưa chú trọng khâu quảng bá nên đã phải chịu cảnh “áo gấm đi đêm”. Nếu còn giữ quan niệm làm phim xong rồi đưa được lên sóng truyền hình quốc gia là đồng nghĩa với việc đến được với mọi nhà, kiểu gì cũng có số đông khán giả đón xem thì không còn chính xác. Khán giả truyền hình hiện nay đã có quá nhiều sự lựa chọn, các chương trình giải trí, phim mới cũng liên tục phát sóng. Vì vậy, sự cạnh tranh và thu hút khán giả không chỉ từ chất lượng mà phải chú ý cả khâu quảng bá, cách tiếp cận công chúng.
Độ vài năm trở lại đây, cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội, nhà nhà người người “ăn ngủ” trên facebook, buộc lòng nhà làm phim cũng phải tính đến chuyện “sống chung với... facebook, youtube...”, nhằm tăng độ rating cho phim. SCVMC vừa qua có thể nói là một phần thành công nhờ cách quảng bá, khi đã biết tranh thủ sức nóng của phim để chủ động cung cấp cho khán giả biết những thông tin hậu trường thú vị, hay “hé lộ” phần nào nội dung của các tập tiếp theo... nhằm thu hút tối đa sự chú ý của khán giả.
Những thông tin bên lề này trước thường bị bỏ qua vì phát sóng ngoài khung giờ vàng thì giờ đây, có thể được tiếp cận trong mọi khung giờ nhờ được đẩy lên youtube, facebook... Đoạn video hài hước “Người phán xử sống chung với mẹ chồng” (do đạo diễn Đỗ Thanh Hải và Khải Anh viết kịch bản – P.V) cũng không nằm ngoài mục đích kết nối đó, và được gợi ý từ chính một giả thiết vui của khán giả...
Một dạo, phim TH Việt chỉ phải lo cạnh tranh chiếm sóng giờ vàng với phim dã sử Tàu và tình cảm Hàn Quốc..., giờ thì đủ các thể loại “tình địch”: mạng xã hội, game show, chương trình ca nhạc... “Sống chung với... facebook” có dễ thở?
- “Tình địch” đôi khi cũng là một... người bạn đồng hành tốt mà! (cười). Có cạnh tranh, có phát triển. Như đã nói, mạng xã hội lúc này là thách thức với báo chí cũng như truyền hình, nhưng một mặt cũng là công cụ hữu hiệu giúp các nhà làm phim tương tác tích cực với khán giả, đo phản ứng và thậm chí là điều chỉnh cả kịch bản phim theo sự tương tác, phản hồi của họ...
2013 có thể nói là năm diễn ra sự đào thải mạnh mẽ nhất của phim TH trước sự bùng nổ của game show cũng như sự mê hoặc từ mạng xã hội, khi vừa mới đi ra khỏi cuộc chiến với phim TH “ngoại” và tạm giành được thắng lợi bước đầu. Xem ung thư với cả mất trí nhớ... mãi rồi cũng có lúc người ta chán, muốn quay về xem chuyện gì đang thật diễn ra trong đời sống xung quanh mình, ngay bên cạnh mình.
Khán giả của thời mạng xã hội vốn thừa thông minh và sắc sảo, càng lúc càng đòi hỏi phim TH Việt cần hấp dẫn hơn về dàn dựng, câu chuyện chân thật hơn, cách kể chuyện sống động hơn, hiện đại hơn. Nói những chuyện cao viễn, đặt nặng mục tiêu giáo dục, xoa đầu, cầm tay chỉ việc... theo kiểu lối mòn, rập khuôn như trước không còn là cách kể chuyện phù hợp. Nó cũng giống như bên game show, thời gian đầu khán giả phản ứng rất căng trước những phát ngôn gai góc, cá tính, nhưng giờ thì tất cả đều hiểu rằng, đấy hoàn toàn là những “mẹo mực” cần có của một chương trình giải trí.
Một dạo, series phim TH “Cảnh sát hình sự” buộc phải cho các “tay anh chị” đối đáp lành hiền, khác xa với ngoài đời cũng là vì yếu tố an toàn và cái gọi là “tính giáo dục” trên sóng truyền hình. Quan niệm đó giờ đây phải thay đổi, điều chỉnh trước một thế hệ khán giả của mạng xã hội cởi mở hơn nhưng cũng khó tính hơn trong nhu cầu tiếp cận sự thật gần nhất có thể, đặc biệt là tính giải trí đủ để hấp dẫn kéo họ ngồi xem phim. Thoại phim “Người phán xử” khi “Việt hóa” cũng chính là một thay đổi của cánh làm phim TH, khi đã để nhân vật được nói ra những lời thoại thô ráp, đúng kiểu “thế giới ngầm” và các tính cách nhân vật được mô tả trong phim...
“3 năm nữa có thể tính đến chuyện xuất khẩu phim TH”
Tới lúc này, và nhất là sau hai “bàn thắng” gần nhất là SCVMC và NPX, anh có tin là nhà đài đã sờ được thị hiếu của khán giả phim TH?
- Sờ được hay chưa, chả ai dám chắc! Vì thị hiếu khán giả ngày nay thay đổi rất nhanh và rất khó lường, khán giả ngày càng thông minh, thẩm mỹ tốt. Chỉ biết một điều chắc chắn rằng thời phim TH, hay kể cả phim chiếu rạp phải lệ thuộc vào sự có mặt của các ngôi sao, “chân dài”, xem nhẹ nội dung... đã qua rồi. Diễn viên lúc này không thể nói với khán giả: “Xem này, tôi là ngôi sao, tôi đang diễn đây!”. Ngoài việc lựa chọn đề tài, concept thể hiện, cách kể chuyện cũng không thể rập khuôn, diễn giải dài dòng như trước. Giờ là lúc ăn thua về cách tạo dựng câu chuyện, xây dựng tình huống và cách kể chuyện mới mẻ. Càng kịch tính, càng gần hiện thực xã hội, càng liên quan đến đời sống, những vấn đề đang là quan tâm của nhiều người, nhiều nhà thì càng dễ chạm được vào trái tim khán giả.
Từ chuyện làng đến chuyện phố, từ chính luận đến dòng phim thần tượng, tình cảm nhẹ nhàng..., phim TH dài tập VN tới đây cần bổ khuyết những mảng nào nữa, theo anh?
- Có mấy mảng đề tài và quãng trải nghiệm thuộc về một thời, nơi những biến động xã hội ảnh hưởng trực tiếp lên thân phận con người, làm nên những “tính cách tập thể” như: miền Bắc những năm đầu xây dựng XHCN, 1960s – 1970s; hay thời bao cấp... Dòng phim thân phận – nếu có thể nói như vậy! Rất mong muốn, nhưng hiện đang chưa tìm được kịch bản ưng ý và gặp khó trong việc tạo dựng bối cảnh vì chúng tôi chưa có phim trường. Hoặc nữa, là đề tài thanh thiếu niên - một hạn chế của phim TH hiện nay. Khó ở đây là đội ngũ diễn viên nhí, vừa chưa đủ phong phú vừa vướng víu lịch học để có thể theo được dài hơi một dự án phim TH dài tập...
Làn sóng Hallyu đã cho thấy sức mạnh của phim TH dài tập Hàn Quốc tại thị trường châu Á. Phim TH dài tập Việt Nam liệu đã tính đến tham vọng xuất khẩu phim ra các nước khu vực, thay vì ăn theo những kịch bản “Việt hóa”?
- Điều đó đã được tính đến trong tầm 3-4 năm trở lại đây, mà động thái đầu tiên là các đầu phim hợp tác với nước bạn, quay tại nước ngoài như “Người cộng sự”, “Khúc hát mặt trời”, “Tuổi thanh xuân” hay vào tháng 8 tới đây là khởi quay 30 tập phim“Tình khúc Bạch dương” tại Nga...; tham gia các hội chợ phim ở Cannes, Seoul, Busan... để giúp học hỏi kinh nghiệm và bước đầu tiếp cận thị trường, giới thiệu các sản phẩm nghe nhìn của truyền hình Việt Nam...
Song song, là sự đầu tư mạnh tay hơn về trang thiết bị làm phim. Nếu như 5 năm trước, VFC mỗi năm sản xuất chừng 200 tập phim thì năng suất hiện tại là 350 tập/năm, với lực lượng đạo diễn, đội ngũ sáng tạo tăng đáng kể về cả lượng lẫn chất, cũng như bề dày cọ xát. Nhưng để bán phim ra nước ngoài không dễ, vì cần đầu tư một nguồn chi phí lớn cho các giải pháp kỹ thuật hòa âm tách được kênh tiếng, làm phụ đề tiếng Anh, chuẩn HD, 4K... Chưa kể, còn cần dung hòa giữa thị hiếu xem phim của khán giả trong và ngoài nước. Tiết tấu phim là một điều cần lưu ý khi muốn tiếp cận đối tượng khán giả quốc tế. Hiện tại thì mới dừng ở việc giới thiệu và trao đổi bản quyền ở một số lượng khiêm tốn, nhưng trong khoảng 3 năm nữa, tôi tin là sẽ hiện thực hóa được phần nào mong muốn đó...
Xin cảm ơn anh.
“Thời phim TH, hay kể cả phim chiếu rạp phải lệ thuộc vào sự có mặt của các ngôi sao, “chân dài” đã qua rồi. Giờ là lúc ăn thua về câu chuyện, tình huống và cách kể chuyện. Càng kịch tính, càng gần sự thật, càng liên quan đến nhiều người, nhiều nhà thì càng dễ chạm được vào trái tim khán giả”.

Thủy Lê
TIN LIÊN QUAN

Đạo diễn phim 'Đập cánh giữa không trung' chia sẻ xúc động về Phương Nga sau phiên xử

B. Hà |

Phiên xử Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga về tội lừa đảo tài sản vẫn nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Mới đây, đạo diễn phim “Đập cánh giữa không trung” - bộ phim Phương Nga từng nhận lời tham gia - đã có những chia sẻ xúc động về cô hoa hậu, người chị từng coi là “nàng thơ” của mình.

Đạo diễn Luk Vân mạnh tay đầu tư phim truyền hình cho dàn “nam thần” mới

M.T |

Đạo diễn của phim điện ảnh 4 năm 2 chàng 1 tình yêu vừa ra mắt phim truyền hình ngắn tập "Khi ta 16", nhằm giới thiệu dàn "nam thần" mới của mình.

Tự hào với những chuyến bay hạnh phúc đêm giao thừa

Minh Hạnh |

Reng reng... tiếng chuông báo thức của vị hành khách nào đó chợt kêu liên hồi báo hiệu đã điểm 12h. Và đó chính là cách tiếp viên Trần Thị Thanh Huyền nhận ra năm mới đã đến. Với chị, đón giao thừa ngay tại "phòng làm việc" trên không dường như đã trở thành một thói quen thân thuộc.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Loạt hoa hậu, á hậu gửi lời chúc Tết báo Lao Động

Nhóm PV |

Hoa hậu Thùy Tiên, hoa hậu Lương Thùy Linh, hoa hậu Thanh Thủy, á hậu Kiều Loan, á hậu Phương Anh... đã gửi những lời chúc Tết thân thương nhất tới báo Lao Động cùng toàn thể độc giả.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Đạo diễn phim 'Đập cánh giữa không trung' chia sẻ xúc động về Phương Nga sau phiên xử

B. Hà |

Phiên xử Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga về tội lừa đảo tài sản vẫn nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày qua. Mới đây, đạo diễn phim “Đập cánh giữa không trung” - bộ phim Phương Nga từng nhận lời tham gia - đã có những chia sẻ xúc động về cô hoa hậu, người chị từng coi là “nàng thơ” của mình.

Đạo diễn Luk Vân mạnh tay đầu tư phim truyền hình cho dàn “nam thần” mới

M.T |

Đạo diễn của phim điện ảnh 4 năm 2 chàng 1 tình yêu vừa ra mắt phim truyền hình ngắn tập "Khi ta 16", nhằm giới thiệu dàn "nam thần" mới của mình.